Khi nào cần mổ u nang buồng trứng và có nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Trong hầu hết các trường hợp người bệnh không cần mổ u nang buồng trứng. Tuy nhiên, nếu khối u nang phát triển lớn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để tránh các rủi ro không mong muốn.

mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không
Trong một số trường hợp, người bệnh cần mổ u nang buồng trứng để tránh các rủi ro

Khi nào cần mổ u nang buồng trứng?

Phẫu thuật mổ u nang buồng trứng sẽ được chỉ định để loại bỏ các khối u nang gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và có nguy cơ dẫn đến ung thư buồng trứng.

Ngoài ra, phẫu thuật thường được chỉ định để một số trường hợp sau:

  • U nang có kích thước lớn hơn 5 cm. Hoặc khối u nang phát triển ở cả hai bên buồng trứng làm tăng kích thước và khối lượng buồng trứng.
  • U nang được điều trị y tế sau hơn 2 – 3 tháng mà không thu nhỏ hoặc biến mất.
  • Khối u có khả năng trở thành u quái, không phải là u chức năng thông thường.
  • Có các vấn đề về kinh nguyệt như không có kinh, mãn kinh khi còn quá trẻ, kinh nguyệt không đều, thường xuyên đau bụng kinh nghiêm trọng.
  • Có nguy cơ phát triển thành ung thư buồng trứng gây nguy hiểm đến khả năng sinh sản và tính mạng của người bệnh.

Các phương pháp mổ u nang buồng trứng

U nang buồng trứng lớn hoặc không biến mất sau một thời gian điều trị cần được phẫu thuật để cắt bỏ. Có hai loại phẫu thuật cơ bản được sử dụng để loại bỏ khối u nang buồng trứng, bao gồm:

1. Phẫu thuật nội soi

Hầu hết các u nang có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật nội soi. Đây là phẫu thuật thực hiện thông qua một vết cắt nhỏ ở bụng. Bác sĩ có thể xâm nhập vào buồng trứng và tiến hành loại bỏ khối u thông qua các thiết bị hỗ trợ.

mổ u nang buồng trứng có nguy hiểm không
Thông thường, mổ u nang buồng trứng được thực hiện thông qua phẫu thuật nội soi

Một ống nội soi dài mảnh có kính hiển vi và ánh sáng ở đầu sẽ được truyền vào ổ bụng. Điều này giúp bác sĩ có thể quan sát được ổ bụng của bạn và tiến hành loại bỏ các khối u nang. Sau khi khối u nang được loại bỏ, bác sĩ sẽ khâu vết mổ, tiến hành khử trùng và băng bó vết thương.

Phẫu thuật nội soi thường ít gây đau đớn và có thời gian hồi phục tương đối nhanh. Hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể xuất viện trong ngày thực hiện phẫu thuật. Một số khác có thể được yêu cầu nhập viện quan sát qua đêm để tránh các rủi ro.

2. Phẫu thuật mở ổ bụng

Nếu khối u nang đặc biệt lớn hoặc có khả năng trở thành ung thư, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật mở ổ bụng. Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ thực hiện một vết mổ lớn hơn để dễ dàng tiếp cận với các khối u nang.

Toàn bộ khối u nang và buồng trứng có thể được loại bỏ. Các mẫu mô sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra nguy cơ ung thư để có biện pháp xử lý phù hợp. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được khâu vết thương và chỉ định nhập viện để theo dõi thêm.

Phẫu thuật mở thường gây đau đớn, thời gian hồi phục lâu và dễ dẫn đến các biến chứng không mong muốn. Do đó, phẫu thuật mở thường chỉ được chỉ định cho trường hợp nghi ngờ ung thư hoặc khối u có kích thước quá lớn.

Mổ u nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Sau phẫu thuật u nang buồng trứng, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn trong 1 – 2 ngày. Thông thường, phẫu thuật nội soi cần 2 tuần để hồi phục trong khi phẫu thuật mở ổ bụng có thể mất 6 – 8 tuần để hồi phục hoàn toàn. Người bệnh có thể cần tái khám sau vài tuần để theo dõi quá trình hồi phục và có biện pháp xử lý các rủi ro.

Mổ u nang buồng trứng thường là một thủ thuật đơn giản và không quá nguy hiểm. Mặc dù hiếm khi xảy ra biến chứng nhưng thủ thuật cũng có một số rủi ro nhất định. Do đó, nếu người bệnh dự định cắt u nang buồng trứng hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa các biến chứng có thể xảy ra.

u nang buồng trứng có phải mổ không
Mặc dù không phổ biến những mổ u nang buồng trứng có thể gây nhiễm trùng hoặc tái phát

Các biến chứng phổ biến thường bao gồm:

  • Nhiễm trùng.
  • Chảy máu sau phẫu thuật.
  • Mô sẹo có thể hình thành tại vị trí phẫu thuật, trên buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc trong khung chậu.
  • U nang buồng trứng có thể tái phát sau phẫu thuật.
  • Xuất hiện các cục máu đông.
  • Gây ảnh hưởng, tổn thương đến các cơ quan khác như bàng quang hoặc ruột.
  • Tăng khả năng vô sinh hoặc khó giữ thai nhi.

Ngoài ra, hãy thông báo cho bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Có dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ như sốt, ớn lạnh, đau rát, khó chịu, chảy dịch, kết mủ hoặc có mùi hôi.
  • Chảy nhiều máu sau khi phẫu thuật.
  • Đỏ, đau dữ dội hoặc sưng ở ổ bụng.
  • Sốt cao hơn 39 độ.
  • Ho, khó thở, đau tức ngực.
  • Buồn nôn hoặc nôn mà không thể kiểm soát được bằng các loại thuốc theo toa của bác sĩ.
  • Nhức đầu, đau cơ, chóng mặt hoặc cảm thấy mệt mỏi toàn thân.
  • Khó đi tiểu, đi tiểu đau.
  • Sưng hoặc phù ở một hoặc cả hai chân.
  • Khí hư bất thường, ra nhiều, kèm máu hoặc có mùi hôi khó chịu.

Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không?

Nếu người bệnh còn trẻ tuổi, chưa sinh con hoặc chưa đến thời kỳ mãn kinh, bác sĩ phẫu thuật sẽ cố gắng bảo tồn hệ thống sinh sản. Thông thường phẫu thuật chỉ cần loại bỏ khối u nang và giữ lại cả hai buồng trứng. Điều này có nghĩa là sau phẫu thuật, khả năng sinh sản và hệ thống sinh sản không bị ảnh hưởng quá nhiều.

u nang buồng trứng kích thước bao nhiêu thì mổ
Trong hầu hết các trường hợp phẫu thuật mổ u nang buồng trứng không gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản

Trong trường hợp cần cắt bỏ một buồng trứng, buồng trứng còn lại vẫn tạo ra hormone và trứng như bình thường. Khả năng sinh sản của người bệnh cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, người bệnh có thể khó mang thai tự nhiên hơn một chút.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ cai hai buồng trứng. Ở phụ nữ chưa mãn kinh, điều này sẽ gây mãn kinh sớm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể không thể tạo ra trứng, không có khả năng thụ thai và sinh sản. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể mang thai bằng cách nhận trứng hiến tặng để cấy vào tử cung.

Ở các phụ nữ đã mãn kinh, buồng trứng không còn sản xuất trứng. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị cắt cả hai buồng trứng để tránh tình trạng tái phát.

Phẫu thuật mở u nang buồng trứng thường được chỉ định nếu người bệnh có khối u nang lớn hoặc có nguy cơ phát triển thành ung thư buồng trứng. U nang có thể phát triển ở mọi lứa tuổi tuy nhiên tỷ lệ thường cao hơn ở phụ nữ đã mãn kinh. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan đến việc phẫu thuật u nang buồng trứng.

Ngày đăng 09:26 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:36 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
Bị u nang buồng trứng có thai được không? [Hỏi – Đáp]

U nang buồng trứng gây chướng bụng, đau đầu, mỏi lưng,... Nếu không được kiểm soát, bệnh có thể chuyển…

Buồng trứng bình thường có bao nhiêu nang? [Hỏi – Đáp]

Mỗi người phụ nữ sẽ có 2 buồng trứng nằm đối xứng với nhau ở 2 phía của xương sống.…

Khi nào cần mổ u nang buồng trứng và có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp người bệnh không cần mổ u nang buồng trứng. Tuy nhiên, nếu khối u…

cách điều trị ung thư buồng trứng Các cách điều trị ung thư buồng trứng mới nhất

Có thể lựa chọn cách điều trị ung thư buồng trứng phù hợp căn cứ vào diễn tiến của bệnh…

U nang buồng trứng khi mang thai có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng trong thời gian mang thai có mức độ nguy hiểm và tiến triển rất phức tạp.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua