Sau Khi Nội Soi Dạ Dày Bị Đau Bụng Có Bị Làm Sao Không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Sau khi nội soi dạ dày bị đau bụng là phản ánh của không ít người bệnh. Đây là một trong những ảnh hưởng thường gặp do vùng bụng tiếp xúc với các dụng cụ nội soi. Vậy tình trạng này có đáng lo ngại không? Làm cách nào để khắc phục? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau. 

Nội soi dạ dày là gì? 

Trước khi tìm hiểu về những ảnh hưởng sau khi nội soi dạ dày, chúng ta cần hiểu rõ về nội soi là gì. Việc này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn về việc chuẩn bị và giúp quá trình nội soi diễn ra suôn sẻ. 

Sau khi nội soi dạ dày bị đau bụng
Nội soi dạ dày là kỹ thuật cần thiết trong y khoa giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán những tổn thương trong đường tiêu hóa

Nội soi dạ dày là kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong y khoa và được đánh giá cao trong việc phát hiện những tổn thương trong hệ tiêu hóa, dù là những tổn thương nhỏ nhất. Để tiế hành nội soi, bác sĩ sẽ đưa vào trong miệng của bệnh nhân một ống soi nhỏ, mềm và có gắn đầu dò camera để thăm dò hệ tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng. Hình ảnh bên trong sẽ được camera thu lại và chiếu trực tiếp lên màn hình. 

Nhờ những hình ảnh này mà bác sĩ có cơ sở đánh giá mức độ tổn thương, xác định chính xác vị trí viêm loét và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trước khi thực hiện kỹ thuật nội soi dạ dày, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không ăn hay uống bất kỳ thứ gì trong vòng 8 tiếng để tránh gây ói mửa, ảnh hưởng đến đường thở cũng như giúp bác sĩ dễ dàng quan sát rõ những tổn thương tại niêm mạc dạ dày. 
  • Những bệnh nhân bị hẹp môn vị phải nhịn ăn lâu hơn khoảng 12- 24 tiếng trước nội soi. 
  • Tránh sử dụng các loại thức uống có màu như cà phê, sữa, nước ngọt, nước ép… Tốt nhất chỉ nên uống một ít nước lọc. 
  • Không sử dụng các loại thuốc làm băng lớp niêm mạc dạ dày như Phosphalugel, Gastropulgit… 
  • Trao đổi với bác sĩ nếu có tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch, hen suyễn, dị ứng hay bệnh thận… 

Nguyên nhân gây đau bụng sau khi sau nội soi dạ dày

Sau khi nội soi dạ dày, một số người có cảm giác đau bụng khó chịu. Đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến do các nguyên nhân sau:

Sau khi nội soi dạ dày bị đau bụng
Dụng cụ nội soi quá cứng hoặc kỹ thuật nội soi của bác sĩ kém là những nguyên nhân gây ra đau bụng
  • Do dụng cụ nội soi cứng: Sử dụng ống nội soi quá cứng khi tiếp xúc với các cơ quan bên trong dễ dẫn đến tổn thương và gây đau nhức. 
  • Do kỹ thuật của bác sĩ: Thao tác nội soi không chuẩn chẳng hạn như cách đưa ống vào, cách di chuyển ống trong ổ bụng hoặc cách rút ống ra không đúng có thể gây ra những tác động xấu, rách dạ dày, tá tráng dẫn đến đau bụng sau khi nội soi dạ dày. 
  • Do bơm hút không khí không hết: Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ bơm không khí vào trong dạ dày để dễ dàng quan sát tổn thương. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành nếu lượng không khí này không được hút ra hết sẽ gây ra đau bụng. 
  • Do rách đường tiêu hóa: Những người bị giãn tĩnh mạch thực quản khi thực hiện nội soi dạ dày sẽ dễ bị rách đường tiêu hóa và gây ra triệu chứng đau bụng. 
  • Do viêm loét: Nội soi dạ dày kết hợp lấy mẫu phẩm bệnh sinh thiết hoặc cắt polyp dạ dày, cắt u niêm mạc… gây viêm loét tại vị trí lấy cũng có thể gặp tình trạng đau bụng. 
  • Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, đau bụng sau khi nội soi dạ dày còn xuất phát từ tâm lý căng thẳng khiến acid dạ dày tăng lên gây ra cảm giác đau. Đặc biệt, cơn đau bụng sẽ nghiêm trọng hơn đối với những bệnh nhân mắc chứng Hysteria gây ảo giác về sự sợ hãi tưởng tượng. 

Bị đau bụng sau khi nội soi dạ dày có nguy hiểm không? 

Hầu hết các trường hợp bệnh nhân thực hiện nội soi dạ dày xong bị đau bụng thường không quá nghiêm trọng. Chỉ là những cơn đau nhẹ thoáng qua, có thể biến mất sau vài giờ.  Tuy nhiên, nếu cơn đau dần trở nên dữ dội hơn, quặn thắt từng cơn và kèm theo sốt cao thì rất đáng lo ngại, có thể là dấu hiệu của một số biến chứng như:

Sau khi nội soi dạ dày bị đau bụng
Bị đau bụng sau khi nội soi dạ dày thường chỉ thoáng qua và tự biến mất sau vài tiếng
  • Gây nhiễm trùng, tắc nghẽn, chít hẹp dạ dày hoặc sốc phản vệ sau nội soi cực kỳ nguy hiểm. 
  • Với những trường hợp nội soi dạ dày có gây mê, bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim và khó thở. 
  • Biến chứng thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày với các triệu chứng như đau bụng dữ dội, mất sức, mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi, tay chân lạnh… 

Khi phát hiện những biến chứng bất thường, ngoài đau bụng còn có sốt cao, đau tức ngực, đau họng, khó thở, nuốt khó, nôn mửa, đi ngoài phân đen… bệnh nhân cần nhanh chóng đến ngay cơ sở tế gần nhất để được xử lý kịp thời, ngăn chặn diễn tiến nghiêm trọng và bảo vệ sức khỏe, tính mạng. 

Cách cải thiện làm giảm đau bụng hiệu quả sau nội soi

Đau bụng sau nội soi dạ dày kèm theo các triệu chứng bất thường cần phải được can thiệp điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ. Còn với những trường hợp đau bụng nhẹ sẽ nhanh chóng biến mất, người bệnh không nhất thiết phải dùng thuốc để điều trị. Chỉ cần bạn chú ý quan sát và theo dõi, đồng thời kết hợp thực hiện một số cách giảm đau hiệu quả sau đây:

Về chế độ sinh hoạt

Sau khi nội soi dạ dày bị đau bụng
Chườm ấm là mẹo hiệu quả giúp giảm nhanh chóng tức thì cơn đau bụng sau khi nội soi dạ dày
  • Theo dõi, nghỉ ngơi: Sau khi thực hiện nội soi xong, bệnh nhân không nên ra về ngay mà cần phải nằm lại bệnh viện để nghỉ ngơi, đợi cho cơn đau bụng nhanh chóng qua đi. Việc này cũng giúp bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe bệnh nhân và xử lý kịp thời nếu chẳng may xảu ra tác dụng phụ. 
  • Hạn chế nói to, nói nhiều: Sau nội soi từ 1 – 3 ngày, bệnh nhân cần tránh nói nhiều, nói to vì ống nội soi không chỉ ảnh hưởng đến dạ dày gây đau bụng mà còn ma sát làm tổn thương vòm họng. Việc nói lớn quá mức có thể khiến tình trạng đau họng trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Không ho mạnh, khạc nhổ: Ho mạnh hoặc khạc nhổ sẽ khiến vùng bụng bị co thắt, tăng nặng mức độ đau bụng, đau rát cổ họng, thậm chí gây chảy máu. 
  • Vệ sinh miệng: Để giảm cơn đau rát vùng họng và sát trùng loại bỏ vi khuẩn, bệnh nhân nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng. 
  • Chườm ấm: Nhiệt độ nóng sẽ giúp xoa dịu làm giảm cơn đau bụng hiệu quả. Đặt lên vùng thượng vị túi chườm ấm trong vòng 15 – 20 phút sẽ cải thiện cơn đau rõ rệt. 

Về chế độ ăn uống

Bệnh nhân sau khi nội soi dạ dày cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học. Có thể tham khảo các lưu ý sau:

Sau khi nội soi dạ dày bị đau bụng
Bệnh nhân sau khi nội soi cần có chế độ ăn uống phù hợp, dễ tiêu hóa để giảm đau bụng và nguy cơ kích dạ dày
  • Sau khi nội soi kết thúc 1 tiếng, bệnh nhân có thể uống một ít sữa nguội, tránh dùng sữa nóng vì dễ làm dạ dày bị tổn thương. 
  • Sau khoảng 2 tiếng có thể ăn những món lỏng, chế biến chín mềm, dễ tiêu hóa như canh, cháo, súp…
  • Kể từ 3 – 4 ngày sau nội soi vẫn giữ thói quen ăn thực phẩm dễ tiêu hóa. Đồng thời tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa tinh bột như cơm, gạo nếp, sữa, lòng trắng trứng… để giảm tiết axit, bảo vệ niêm mạc dạ dày. 
  • Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày, mỗi bữa cách nhau 2 – 3 tiếng. Tránh ăn quá nhiều một lần và không nhịn đói. 
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có vị chua chứa axit nitric vì như cam, chanh, bưởi, dứa, xoài… 
  • Tránh rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas, lạp xưởng, xúc xích… Vì đây đều là những loại thực phẩm dễ làm tăng tiết dịch axit dạ dày và kích thích làm bào mòn lớp niêm mạc bảo vệ. 

Bị đau bụng sau khi nội soi dạ dày là triệu chứng phổ biến và ít gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, không nên lơ là chủ quan, chú ý theo dõi và áp dụng các biện pháp giảm đau nếu cần. Trường hợp đau bụng dữ dội kèm theo các triệu chứng bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám và xử lý. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 13:29 - 24/04/2023 - Cập nhật lúc: 15:43 - 25/04/2023
Chia sẻ:
Thuốc Detoxic diệt ký sinh trùng do Nga sản xuất. Thuốc Detoxic có tác dụng gì, giá bao nhiêu? Sự thật tin lừa đảo

Thuốc Detoxic là thuốc diệt ký sinh trùng được sản xuất tại Nga. Với thành phần từ thảo dược, Detoxic…

Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ có thực sự hiệu quả?

Để kiểm soát triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau rát ở vùng ngược,... người bệnh có thể áp dụng…

Chuyên Gia Giải Đáp: Đau Dạ Dày Có Bị Giảm Cân Không?

Nhiều người bị giảm cân trong thời gian bị đau dạ dày tỏ ra khá lo lắng không biết tình…

Thuốc Dân Tộc – Nơi Hàng Trăm Bệnh Nhân Dạ Dày Lâu Năm Gửi Trọn Niềm Tin

Đau dạ dày lâu năm khiến người bệnh cảm giác vô cùng đau đớn, khó chịu. Với mong muốn giúp…

Thực quản là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo & thông tin cần biết

Thực quản là phần đầu tiên của hệ thống tiêu hóa chịu trách nhiệm đưa thức ăn xuống dạ dày.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua