Đau Dạ Dày Đắng Miệng Do Đâu? Khắc Phục Làm Sao?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau dạ dày đắng miệng là triệu chứng khá phiền toái khiến nhiều người bệnh mệt mỏi. Vì không chỉ đắng miệng mà nó còn kéo theo giảm vị giác, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược… Vậy làm cách nào để khắc phục triệu chứng này? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

Đau dạ dày đắng miệng
Đắng miệng là một trong những triệu chứng thường gặp ở những người bị đau dạ dày

Nguyên nhân gây đắng miệng khi bị đau dạ dày

Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến, dễ xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào khi chế độ ăn uống không phù hợp. Những cơn đau dạ dày khi bộc phát thường kéo dài âm ỉ rất khó chịu, kèm theo đó là những triệu chứng khác như ợ chua, ợ nóng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu… Không những vậy, đau dạ dày còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra đắng miệng. 

Nghe có vẻ không hợp lý nhưng trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu chứng minh về mối liên hệ mật thiết giữa 2 tình trạng này. Đắng miệng là cảm giác khoang miệng có vị đắng khó chịu, vị giác thay đổi. Những người bị đắng miệng do đau dạ dày thường kèm theo hôi miệng rất khó chịu. Nguyên nhân gây đắng miệng thường là do hiện tượng trào ngược dạ dày hoặc do các loại thuốc trị dạ dày mà người bệnh sử dụng trong lúc điều trị. Cụ thể như sau:

Do trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh lý phổ biến đi kèm với đau dạ dày. Và đây cũng chính là lý do gây ra đắng miệng cùng các triệu chứng liên quan khác.

Đau dạ dày đắng miệng
Trào ngược dạ dày thực quản khiến dịch mật và acid dịch vị trào ngược lên khoang miệng gây cảm giác đắng

Nguyên nhân là do sự xuất hiện của dịch mật trong khoang miệng. Dịch mật có tính kiềm, vị đắng được sản xuất tại gan và vận chuyển thông qua ống mật để dự trữ trong túi mật. Sau đó, nó sẽ được vận chuyển đến tá tràng, ruột non để làm nhiệm vụ tiêu hóa chất béo và hấp thu các loại vitamin tan trong dầu. 

Tuy nhiên, những cơn đau dạ dày kéo theo trào ngược khiến van môn vị mở ra, kích thích dịch mật đi ngược lên dạ dày. Sau đó, cùng với acid dịch vị trào ngược lên thực quản và gây ra cảm giác đắng miệng. Ngoài ra, hiện tượng này còn kèm theo một số biểu hiện khác như buồn nôn, nôn ói, chán ăn, ăn không miệng, hôi miệng vì dạ dày, đau rát cổ họng… 

Do uống thuốc dạ dày

Đau dạ dày là căn bệnh cần phải sử dụng thuốc để điều trị và cải thiện triệu chứng. Một số loại thuốc trị đau dạ dày thường dùng như thuốc giảm tiết acid, thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton, thuốc diệt vi khuẩn Hp, thuốc tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày…

Đau dạ dày đắng miệng
Một số loại thuốc sau khi được hấp thụ một phần sẽ được bài tiết qua nước bọt nên để lại vị đắng khó chịu trong khoang miệng

Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp phản ánh việc sau khi dùng thuốc để lại vị đắng khó chịu kéo dài trong khoang miệng, thậm chí làm giảm vị giác, ăn uống không ngon, chán ăn… Nguyên nhân là do các các loại thuốc này sau khi được hấp thụ sẽ bài tiết một phần thông qua nước bọt nên gây ra cảm giác đắng miệng. Đây là một trong những tác dụng phụ nhẹ do thuốc gây ra và không nguy hiểm, có thể tự thuyên giảm sau vài ngày khi đã ngưng thuốc. 

Hướng dẫn những cách cải thiện triệu chứng đau dạ dày đắng miệng

Tình trạng đau dạ dày đắng miệng kéo dài quá lâu không được khắc phục có thể khiến người bệnh chán ăn, lâu dần dẫn đến suy nhược cơ thể và phát sinh nhiều bệnh lý khác. Vì vậy, tốt nhất nếu nhận thấy sự bất thường của cơ thể thông qua triệu chứng đắng miệng, hãy chủ động đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán và được tư vấn hướng điều trị phù hợp. 

Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng đắng miệng do đau dạ dày tại nhà hiệu quả, dễ thực hiện bạn có thể tham khảo. 

1. Nhai kẹo cao cao su không đường

Khi có cảm giác đắng khó chịu trong khoang miệng hãy sử dụng ngay một viên kẹo cao su không đường. Đây là cách hiệu quả giúp cải thiện cảm giác này. Việc nhai kẹo thường xuyên sẽ giúp kích thích tiết nước bọt thường xuyên, nhờ đó làm loãng vị đắng.

Tuy nhiên, kẹo cao su nếu nhai lâu sẽ tạo ra vị đắng và càng khiến cảm giác đắng miệng do đau dạ dày càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nhai quá lâu còn dễ gây mòn răng, mỏi hàm và ảnh hưởng không tốt cho khả năng ăn uống về sau. Vì vậy, chỉ nên sử dụng kẹo cao su khi cần thiết và nhai kẹo nhanh, nhổ bỏ khi cảm giác đắng đã thuyên giảm.

2. Ăn chè hạt sen

Chè hạt sen có vị ngọt thanh, dễ ăn được biết đến với công dụng an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ và tinh thần của người bệnh. Đặc biệt, nhiều người còn truyền tai nhau về khả năng giảm triệu chứng đắng miệng do đau dạ dày. 

3. Uống nước ép quả lê

Nước ép từ quả lê có vị ngọt thanh, không quá gắt và mát rất tốt cho cơ thể. Vì vậy, nếu bạn đang phải đối mặt với cảm giác đắng miệng kéo dài, hãy thử dùng ngay một ly nước ép lê để chấm dứt tình trạng này nhanh chóng. Ngoài ra, dùng lê để nấu nước uống hàng ngày còn là một bài thuốc hay giúp cải thiện tình trạng nóng rát, cay đắng khó chịu trong khoang miệng. 

4. Uống nhiều nước

Người bệnh đau dạ dày gây đắng miệng uống nhiều nước không chỉ tốt trong việc giảm đau, xoa dịu dạ dày mà còn giúp làm ẩm khoang miệng, tránh khô miệng, giảm cảm giác đắng khó chịu. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nên uống nước ngay cả khi không cảm thấy khát, mỗi lần uống từng ngụm nhỏ, tránh uống quá nhiều một lần. 

5. Giữ vệ sinh răng miệng

Giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên là cách tốt nhất để loại bỏ sự tích tụ của các chất thừa, vi khuẩn trong khoang miệng. Nhờ đó không chỉ giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng mà đồng thời còn giúp loại bỏ chất đắng bám trong khoang miệng gây đắng miệng khó chịu. 

Đau dạ dày đắng miệng
Đánh răng, súc miệng thường xuyên sẽ giúp loại bỏ chất đắng trong khoang miệng

Các chuyên gia khuyến khích người đau dạ dày nên tuân thủ chỉ định đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày. Thời điểm đánh răng tốt nhất là sau khi ăn 30 phút. Chú ý thực hiện kỹ thuật đánh răng đúng và kỹ lưỡng, kéo dài  2 – 3 phút mới có thể loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây hại cho khoang miệng. Hoặc bạn cũng có thể dùng chỉ nha khoa trước khi đánh răng để loại bỏ hết các mảng bám dính trên răng. Sau khi đánh răng xong thì dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng tốt hơn. 

6. Hạn chế các yếu tố gây trào ngược dạ dày

Nếu bị đau dạ dày gây đắng miệng là do trào ngược dạ dày, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh trào ngược axit dạ dày như:

  • Từ bỏ thói quen ăn uống nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, thực phẩm quá chua, nhiều axit…;
  • Ăn đúng giờ, đúng bữa, không ăn đêm hay ăn sau 8h tối;
  • Không nên ăn quá no, chỉ ăn lượng vừa phải hoặc chia nhỏ làm nhiều bữa phụ để giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày. 
  • Sau khi ăn xong nên đi lại nhẹ nhàng hỗ trợ tiêu hóa, tránh nằm ngay hay chạy nhảy, vận động quá sức. 
  • Ăn chậm, nhai kỹ để giảm tải áp lực cho dạ dày, dễ gây ra nguy cơ đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn… 

7. Điều chỉnh thực đơn ăn uống

Xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp hàng ngày là điều rất quan trọng đối với những người bị đau dạ dày, đặc biệt hỗ trợ cải thiện triệu chứng đắng miệng hiệu quả. Việc ăn uống nên được chọn lọc kỹ lưỡng, ưu tiên các loại thực phẩm lành mạnh, dễ tiêu hóa, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi có vị ngọt tự nhiên… Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe như rượu bia, thuốc lá, thức ăn nhanh, cay nóng… 

Đau dạ dày đắng miệng
Ăn uống có chọn lọc với một chế độ phù hợp sẽ cải thiện triệu chứng đau dạ dày gây đắng miệng

Ngoài ra, mỗi buổi sáng người bệnh có thể sử dụng một ly nước ấm pha bột đinh hương hoặc quế vào lúc sáng sớm để giảm cảm giác đắng miệng, kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn. 

Nếu đã áp dụng hết các biện pháp trên mà cảm giác đắng miệng do đau dạ dày vẫn không thuyên giảm, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra. Trường hợp đắng miệng kéo dài chứng tỏ mức độ đau dạ dày khá nghiêm trọng và cần được can thiệp điều trị y tế ngay để kiểm soát bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. 

Có thể bạn quan tâm 

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 10:34 - 25/04/2023 - Cập nhật lúc: 11:30 - 26/04/2023
Chia sẻ:
Trào ngược dạ dày thực quản gây ho, viêm họng phải làm sao?

Ho, viêm họng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp…

Thực phẩm người bị đau dạ dày nên kiêng ăn ngày Tết Ngày Tết phải tránh xa những món này nếu không muốn đau dạ dày “hỏi thăm”

Dịp Tết có thể ăn uống thả ga, nhưng đừng để nó trở thành nguyên cớ khiến bệnh trầm trọng…

thuốc đông y chữa đau dạ dày 5 bài thuốc đông y chữa đau dạ dày tốt nhất và lưu ý

Dùng thuốc đông y chữa đau dạ dày là giải pháp được nhiều người bệnh chọn lựa bên cạnh điều…

Bài thuốc dạ dày “Sơ can bình vị tán” đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi bệnh

Không phải tự nhiên mà ngày càng có nhiều người bệnh lựa chọn tìm về với các bài thuốc y…

Anvitra Anvitra Có Tốt Không? Mua Ở Đâu? Giá Bán Chính Hãng

Anvitra là sản phẩm hỗ trợ điều trị các vấn đề về dạ dày, tiêu hóa, kiểm soát triệu chứng…

Bình luận (1)

  1. Võ văn thành
    Võ văn thành says: Trả lời

    Chào bs.
    Cho em hỏi vì sao em bị sung huyết hang vị mà uống thuốc mãi không lành. Em bị 5 năm rồi, gần đây đau liên tục, nội soi vẫn bị sung huyết. Uống thuốc tây không tác dụng. Mong bs tư vấn giúp.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua