Khó đi ngoài – Nguyên nhân và cách chữa trị hữu hiệu nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Khó đi ngoài là tình trạng về tiêu hóa phổ biến, có thể bắt gặp ở trẻ em và người lớn. Việc nắm bắt rõ nguyên nhân sẽ giúp đưa ra được các giải pháp chữa trị hữu hiệu nhất. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng này với một số thông tin được đề cập trong bài viết bên dưới.

khó đi ngoài
Khó đi ngoài thường do ăn uống hay các vấn đề về hệ tiêu hóa

Nguyên nhân gây ra tình trạng khó đi ngoài

Khó đi ngoài là tình trạng rất phổ biến trong số những bất thường liên quan đến đường tiêu hóa. Khi gặp nhiện tượng này, số lần đại tiện của bạn có thể sẽ không giảm. Tuy nhiên, thường phân sẽ không ra hay ra rất ít, kèm theo cảm giác đau tức ở vùng bụng dưới.

Tình trạng khó đi ngoài thường liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống hoặc một số vấn đề về đường tiêu hóa:

1. Nhu động ruột hoạt động kém

Vấn đề này thường gặp nhất ở nhóm đối tượng lười vận động, thường ngồi hay đứng quá lâu một chỗ. Lâu dần sẽ khiến cho chức năng co bóp của nhu động ruột suy giảm.

Thêm vào đó là tình trạng giờ giấc sinh hoạt thiếu quy củ, thường xuyên nhịn đại tiện. Điều này khiến cơ thể mẫn cảm với phân, nước sẽ bị hấp thụ ngược lại, phân cứng và khó đi ngoài.

2. Ăn không đủ chất xơ

Chất xơ chính là một trong những nguồn dưỡng chất không thể thiếu giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động được tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều người lại chủ quan, vì lý do không ưa thích mà loại bỏ hay hạn chế rau củ ra khỏi chế độ ăn.

Trong khi đó lại dung nạp quá nhiều chất béo hay protein. Sự thiếu cân bằng giữa hàm lượng dưỡng chất đã tạo áp lực cho hệ tiêu hóa. Đây cũng được cho là nguyên nhân liên quan trực tiếp đến tình trạng khó đi ngoài.

3. Uống không đủ nước

Nước không chỉ là thành phần đóng vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa mà còn giúp chất thải trong đường ruột di chuyển trơn tru hơn. Thống kê cho thấy rằng, những người uống không đủ nước mỗi ngày thường gặp tình trạng khó đi ngoài.

Bởi không cung cấp đủ nước thì hệ tiêu hóa hoạt động kém và phân thường sẽ rất cứng. Không chỉ gây khó tiêu, khó đi ngoài mà còn thấy đau tức khi cố mót rặn để đại tiện.

4. Bệnh về hậu môn – trực tràng

Rất nhiều vấn đề về hậu môn – trực tràng có thể gây ra tình trạng đại tiện khó khăn. Bởi chúng liên quan trực tiếp đến đường di chuyển của các chất cặn bã ra phía ngoài.

Các bệnh lý có thể liên quan bao gồm:

  • Dính ruột, tắc ruột
  • Viêm đường ruột
  • U xơ đường ruột
  • Bệnh trĩ
  • Nứt kẽ hậu môn
  • Polyp hậu môn

5. Tác dụng phụ của thuốc Tây

Việc sử dụng các loại thuốc Tây điều trị bệnh thường ít nhiều gây ra các tác dụng ngoại ý. Trong đó, khó đi ngoài là một trong những tác dụng phụ tương đối phổ biến.

Nguyên nhân khó đi ngoài
Khó đi ngoài có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây

Tình trạng khó đại tiện thường liên quan đến một số thuốc có hàm lượng nhôm và canxi cao. Ngoài ra, các loại thuốc sau cũng có thể là nguyên nhân của vấn đề:

  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc thần kinh
  • Thuốc kháng sinh

Các thuốc này thường khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém đi, khó tiêu, phân khô cứng. Từ đó gây ra chứng đại tiện khó khăn, thậm chí là táo bón kéo dài và không đại tiện được.

6. Rối loạn thần kinh vận động

Mặc dù không quá phổ biến nhưng tình trạng rối loạn thần kinh vận động cũng được cho là liên quan đến vấn đề khó đi ngoài. Ngoài đại tiện khó thì người bệnh còn cảm thấy rất khó khăn trong các hoạt động bình thường.

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng khó đi ngoài còn liên quan đến rất nhiều các yếu tố khác. Ví dụ như thiếu kích thích khi đại tiện, ăn thực phẩm khó tiêu, rối loạn tuyến giáp, bệnh tiểu đường.

Cách khắc phục chứng khó đi ngoài đơn giản, nhanh chóng

Tình trạng khó đi ngoài nếu chỉ diễn ra trong một vài ngày và có thể tự hết thì thường không đáng quan ngại. Tuy nhiên, nếu nó kéo dài, cùng với đó là những triệu chứng liên quan khác thì bạn cần chú ý.

Dưới đây là một số cách giúp khắc phục nhanh chứng khó đi ngoài:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Đây là vấn đề quan trọng mà bạn cần thực hiện đầu tiên ngay khi gặp chứng khó đi ngoài. Bởi nó chính là yếu tố có sự liên quan trực tiếp.

Chú ý bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể từ những thực phẩm lành mạnh. Đặc biệt là từ rau củ quả và ngũ cốc nguyên cám. Bên cạnh đó cần uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

Ngoài ra, bạn cũng cần cân bằng lại lượng chất béo và protein. Đồng thời hạn chế các loại thực phẩm khó tiêu, gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Điển hình như thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ chua hay lên men…

2. Uống nước chanh ấm

Nước chanh ấm thường có tác dụng kích thích nhu đồng ruột. Từ đó có thể làm mềm phân và giúp bạn đi tiêu một cách dễ dàng hơn. Nếu thường xuyên gặp tình trạng táo bón thì bạn nên cân nhắc đến thói quen bắt đầu ngày mới với một ly nước chanh ấm.

Cách trị khó đi ngoài
Uống nước chanh ấm vào buổi sáng có thể giúp kích thích nhu động ruột

Thực hiện:

  • Cần có 1 thìa cà phê nước cốt chanh và 240ml nước ấm
  • Hòa tan nước cốt chanh trong nước ấm và uống trực tiếp
  • Nên uống vào buổi sáng ngay khi thức dậy

**Lưu ý: Với những người đang mắc chứng viêm loét dạ dày tá tràng hay trào ngược dạ dày thực quản thì không nên áp dụng cách này khi bụng rỗng. Bởi lượng acid quá dồi dào trong nước cốt chanh có thể làm cho triệu chứng của bệnh trở nên nặng nề hơn.

3. Dung dịch muối Epsom

Muối Epsom từ lâu đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho phép sử dụng tương tự như một chất nhuận tràng trong thời gian ngắn. Cách này có thể sẽ giúp cho bạn đi tiêu chỉ trong vòng từ 30 phút đến 6 tiếng.

Thực hiện:

  • Cần có 1 – 2 thìa cà phê muối Epsom và 240ml nước ấm.
  • Hòa tan muối trong nước rồi uống trực tiếp.
  • Chú ý đọc kỹ thông tin trên bao bì muối Epsom để đảm bảo dùng đúng liều lượng.

Ngoài ra, bạn có thể thử cách ngâm mình vào bồn tắm có pha muối Epsom để hỗ trợ điều trị chứng khó đi ngoài. Chỉ cần tích đầy nước ấm vào trong bồn tắm và thêm vào đó một cốc muối Epsom. Muối Epsom có thể dễ dàng hấp thu từ từ vào cơ thể thông qua da.

4. Uống nước ép mận

Mận là một loại trái cây có công dụng kích thích đại tiện rất tốt. Cả việc dùng nước ép tươi hay ăn trực tiếp mận sấy khô đều có thể đem lại kết quả tốt. Tuy nhiên, sử dụng nước ép mận tươi được cho là hữu ích hơn.

Hàm lượng chất xơ dồi dào trong loại quả này còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm mềm phân. Đồng thời, giảm áp lực cho đường ruột khi bạn dung nạp nhiều protein và chất béo.

Chỉ cần dùng 2 quả mận cỡ vừa đễ xay lấy nước uống là bạn đã có thể cải thiện được tình trạng khó đi ngoài. Còn trường hợp bị chứng táo bón mãn tính thì bạn nên thử cách dùng nước ép mận kết hợp với nước ép táo.

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 trái mận cỡ vừa và 2 trái táo.
  • Mận và táo ép lấy nước, phần bã bỏ đi.
  • Vào buổi sáng khi dạ dày còn rỗng nên uống nước ép mận trước và sau đó 5 phút thì uống luôn nước ép táo.

5. Vận động nhẹ

Vận động nhẹ nhàng cũng là một liệu pháp rất tốt để kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Việc tăng mức vận động sẽ thúc đẩy quá trình hô hấp cũng như tăng nhịp tim. Từ đó góp phần kích thích sự co bóp tự nhiên của cơ trơn trong ruột và giúp cho bạn đại tiện dễ dàng hơn.

chữa khó đi ngoài
Đi bộ nhẹ nhàng có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn

Nếu đang gặp cảm giác khó chịu vì chứng khó đi ngoài thì bạn cũng không nên ngồi hay nằm một chỗ. Đứng dậy và đi bộ một vòng là ý kiến hay có thể giúp bạn thoát khỏi hiện tượng này.

6. Sử dụng thuốc làm mềm phân

Nhóm thuốc làm mềm phân dùng theo đường uống cũng chính là thuốc nhuận tràng nhẹ. Nếu thỉnh thoảng bạn bị khó đi ngoài thì đây là lựa chọn tương đối thích hợp.

Một số loại thuốc làm mềm phân điển hình như Docusate sẽ hoạt động bằng cách làm tăng lượng nước được hấp thụ vào phân. Nhờ đó mà phân sẽ trở nên mềm hơn và dễ dàng di chuyển ra ngoài.

Nên uống thuốc này mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước lúc đi ngủ, tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Khoảng từ 1 – 3 ngày sau thì thuốc đã có thể phát huy tốt tác dụng. Với nhóm thuốc này, tuyệt đối không sử dụng quá 7 ngày, trừ khi nhận được chỉ định từ bác sĩ.

7. Uống thuốc nhuận tràng

Đây là phương án tức thì có thể giúp bạn thoát khỏi sự khó chịu của chứng khó đi ngoài. Thông thường thuốc nhuận tràng thẩm thấu là được sử dụng phổ biến hơn cả. Chúng sẽ giúp các chất cặn bã di chuyển qua ruột già một cách dễ dàng hơn. 

Các thuốc nhuận tràng thẩm thấu thường dùng bao gồm:

  • Ma-giê citrat
  • Polyethylene glycol
  • Lactulose

Khi dùng thuốc nhuận tràng bạn cần chú ý bởi có thể gặp các tác dụng phụ, nhất là dùng kéo dài. Điển hình như mất cân bằng điện giải, nhịp tim bất thường, mệt mỏi… Dùng lâu có thể làm giảm chức năng của ruột hay dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc.

Trường hợp chứng khó đi ngoài kéo dài mà không thể khắc phục thì bạn nên sớm thăm khám. Bởi lúc này nó có nguy cơ cao liên quan đến các bệnh lý về tiêu hóa cần điều trị kịp thời.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 09:24 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:17 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Thuốc Natufib trị táo bón giá bao nhiêu và cách sử dụng

Thuốc Natufib trị táo bón là dược phẩm của Công ty TNHH Intechpharm. Thuốc chứa vitamin và các chất xơ…

Thuốc xổ có tác dụng nhanh, giúp người bị táo bón đi đại tiện dễ hơn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc xổ. Thuốc xổ trị táo bón: Khi nào nên dùng và cần lưu ý gì?

Thuốc xổ trị táo bón có tác dụng đào thải nhanh chóng phân thừa trong đường ruột. Chỉ dùng thuốc…

táo bón khi mang thai tuần đầu Táo bón khi mang thai tuần đầu và cách xử lý an toàn hiệu quả

Táo bón là vấn đề về hệ tiêu hóa rất dễ gặp ở phụ nữ trong khoảng thời gian thai…

Thuốc Microlax trị táo bón – Giá bán và cách sử dụng

Thuốc Microlax là loại thuốc nhuận tràng thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân bị táo bón hoặc…

Tình trạng trẻ sơ sinh 1-6 tháng tuổi bị táo bón rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng gây nguy hiểm Trẻ sơ sinh 1-6 tháng tuổi bị táo bón – Điều mẹ cần biết

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ rất dễ bị táo bón. Một số trường hợp dễ dàng chữa khỏi sau…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua