Nứt kẽ hậu môn – Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý, điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Nứt kẽ hậu môn là một trong những hệ quả thường gặp của chứng táo bón kéo dài hay các vấn đề về đường ruột. Bệnh mặc dù không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng và cản trở rất nhiều đến sinh hoạt. Trong nhiều trường hợp còn chuyển thành mãn tính, chỉ có thể điều trị bằng cách can thiệp phẫu thuật.

nứt kẽ hậu môn
Bệnh nứt kẽ hậu môn do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây nên

Một số thông tin chung về bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn đặc trưng bởi tình trạng có xuất hiện vết rách ở niêm mạc hậu môn. Đây là một trong những bệnh lý điển hình thường khiến cho hậu môn bị đau rát và chảy máu khi đại tiện.

Bệnh lý này có thể xuất hiện ở bất cứ nhóm đối tượng nào, kể cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, thống kê cho thấy rằng, nhóm người từ 15 – 40 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Nứt kẽ hậu môn dưới 6 tuần được gọi là dạng cấp tính. Lúc này triệu chứng thưỡng xuất hiện đột ngột nhưng ở mức độ nhẹ, dễ khắc phục. Còn bệnh kéo dài trên 6 tuần được cho là đã chuyển qua giai đoạn mãn tính khiến việc chữa trị trở nên phức tạp hơn.

1. Nguyên nhân

Nứt kẽ hậu môn thường được cho là kết quả của việc đi tiêu cứng kéo dài, nhất là ở những người mắc chứng táo bón. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều yếu tố khác liên quan đến sự khởi phát của bệnh:

  • Mang thai hoặc sinh con khiến đáy chậu phải chịu nhiều áp lực trong thời gian kéo dài.
  • Bị bệnh viêm ruột, điển hình nhất là bệnh Crohn, ung thư hậu môn – trực tràng…
  • Viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng hay viêm cơ co thắt phía trong hậu môn.
  • Bị các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục hay nhiễm trùng da.
  • Sử dụng một số loại thuốc kéo dài, nhất là thuốc giảm đau có opioids hay có hóa trị.
  • Có chấn thương ngay tại hậu môn khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn hay thông qua phẫu thuật.
nguyên nhân nứt kẽ hậu môn
Những người mắc bệnh Crohn sẽ có nguy cơ cao bị nứt kẽ hậu môn

Ngoài ra, chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao, ăn ít chất xơ cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Việc xác định ra nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn là một vấn đề vô cùng quan trọng. Bởi nó quyết định đến việc lựa chọn phác đồ điều trị để sớm khắc phục bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm phát sinh.

2. Dấu hiệu nhận biết

Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh thường sẽ gặp phải một số triệu chứng đặc trưng dưới đây:

  • Đau hậu môn dữ dội, có cảm giác nóng rát cả trong và sau khi đại tiện.
  • Tình trạng đau rát có thể kéo dài tới khoảng vài ngày.
  • Ngưởi bệnh thường mất ngủ, xanh xao, sợ đi đại tiện.
  • Đại tiện ra phân có lẫn với máu đỏ tươi, hoặc có thể phát hiện máu khi dùng giấy vệ sinh để lau.
  • Ngứa ngáy, khó chịu ở xung quanh hậu môn.
  • Có thể nhận thấy một vết rách ở trên da quanh hậu môn bằng mắt thường.
  • Gần vị trí vết nứt xuất hiện da thừa hay nhú hậu môn phì đại.

Khi phát hiện ra những triệu chứng của bệnh thì tốt nhất bạn nên tranh thủ thời gian thăm khám sớm. Bác sĩ sẽ giúp xác định rõ vấn đề và có cách can thiệp phù hợp.

3. Ảnh hưởng

Bệnh nứt kẽ hậu môn thường không gây ra các vấn đề nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sinh hoạt. Triệu chứng của bệnh khiến cho người bệnh thường xuyên cảm thấy khó chịu. Việc ngồi bình thường hay đại tiện cũng gặp nhiều khó khăn. Lâu dần còn tác động trực tiếp đến tâm lý.

Ngoài ra, nứt kẽ hậu môn nếu không sớm điều trị triệt để có thể dẫn đến mãn tính và mất rất nhiều thời gian để chữa lành tổn thương. Các vết nứt cũng rất dễ tái phát trở lại khi có tác nhân tác động.

Không dừng lại ở đó, một vết nứt kẽ hậu môn có thể kéo dài đến cơ thắt hậu môn bên trong khiến cho vết thương rất khó chữa lành. Đôi khi có thể phải dùng thuốc và phẫu thuật để giảm đau, đồng thời sửa chữa hoặc loại bỏ vết nứt.

Nứt kẽ hậu môn khác bệnh trĩ ở điểm nào?

Nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ mặc dù là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau những lại rất dễ gây ra nhầm lẫn. Bởi chúng đều có đặc điểm chung là gây ra tình trạng chảy máu trực tràng.

Tuy nhiên, nếu chú ý thì bạn sẽ không khó để nhận thấy 2 bệnh lý này có nhiều điểm khác biệt. Trong khi biểu hiện của nứt hậu môn là đau nhức tại hậu môn khi đại tiện ra phân cứng, thậm chí đau cả ngày thì ở bệnh trĩ là chảy máu, lồi búi trĩ chỉ khi các khối trĩ bị sưng tấy và viêm thì mới mang lại cảm giác đau, vướng víu, khó chịu.

Ngoài ra, còn có thể nhận biết 2 bệnh thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Da bị rách do nứt kẽ hậu môn có khả năng tự phân hủy nhưng da ở các búi trĩ thì không.
  • Hậu môn bị nứt kẽ thường sẽ thấy có lỗ hẹp, còn ở bệnh trĩ thì sẽ thấy các búi trĩ lòi từ từ ra phía ngoài.
  • Các khối phì đại u nhú ở hậu môn chỉ liên quan đến bệnh nứt kẽ hậu môn mà không liên quan đến bệnh trĩ.

Chấn đoán bệnh nứt kẽ hậu môn như thế nào?

Để chẩn đoán tình trạng nứt kẽ hậu môn, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng. Một số câu hỏi về triệu chứng cũng như lịch sử y tế của bạn có thể sẽ được đặt ra.

nứt kẽ hậu môn là bệnh gì
Cần sớm thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và can thiệp đúng cách

Để kiểm tra triệu chứng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nằm nghiêng, đầu gối hướng về phía trước ngực. Tiếp đến dùng tay chia phần mông của bạn ra để quan sát và có thể phát hiện nếu có vết nứt.

Tuy nhiên, để xác nhận chuẩn đoán cũng như tìm ra nguyên nhân thì một số thủ thuật y khoa chuyên sâu hơn sẽ được yêu cầu:

  • Nội soi thông thường: Một thiết bị hình ống sẽ được bác sĩ đưa vào hậu môn để giúp hình dung trực tràng và hậu môn rõ ràng hơn.
  • Soi đại tràng sigma linh hoạt: Bác sĩ sẽ chèn một ống mỏng, linh hoạt có một camera nhỏ vào phần dưới cùng của đại tràng. Thử nghiệm này có thể sẽ được thực hiện khi bạn dưới 50 tuổi, đồng thời không có yếu tố nguy cơ mắc bệnh đường ruột hay ung thư ruột kết.
  • Nội soi đại tràng: Bác sĩ sẽ chèn một ống linh hoạt vào trực tràng nhằm mục đích kiểm tra toàn bộ đại tràng. Xét nghiệm này có thể được thực hiện khi bạn trên 50 tuổi hay có các yếu tố nguy cơ ung thư ruột kết. Đồng thời có các dấu hiệu của các tình trạng khác hay các triệu chứng khác như tiêu chảy, đau bụng…

Các phương pháp điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Tùy thuộc vào thời gian bệnh khởi phát và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà sẽ có những cách điều trị phù hợp. Trong phần đa trường hợp, bệnh có thể tự khỏi nếu sớm phát hiện và chăm sóc, điều trị tốt tại nhá. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp sẽ phải sử dụng thuốc, hay thậm chí là can thiệp phẫu thuật.

1. Chăm sóc tại nhà

Với trường hợp nứt kẽ hậu môn nhẹ thì việc áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà hoàn toàn có thể đáp ứng. Cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Dần dần tăng chất xơ trong chế độ ăn uống, bằng cách bổ sung thêm nhiều thực phẩm nguyên chất, trái cây và rau quả. Điều này sẽ giúp cho phân trở nên mềm và dễ đi qua hậu môn hơn.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn đang uống đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày, đặc biệt là khi bạn đang tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn.
  • Giữ cho khu vực hậu môn và vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng để tránh nhiễm trùng.
  • Đi vệ sinh ngay khi bạn có cảm buồn đại tiện, đồng thời cố gắng không căng thẳng khi đi. Bởi tình tràng căng thẳng có thể sẽ làm cho vết nứt trở nên tồi tệ hơn.
  • Hãy thử cách ngồi trong bồn nước ấm để giảm đau, nhất là sau khi bạn đi đại tiện.

2. Các liệu pháp tự nhiên

Ngoài việc chăm sóc tốt tại nhà, bạn còn có thể sử dụng một số nguyên liệu từ tự nhiên để hỗ trợ điều trị. Điều này sẽ giúp giảm đau rát, khó chịu, đồng thời kích thích sự tái tạo các tế bào da mới.

Dưới đây là một số liệu pháp được áp dụng phổ biến nhất:

Sử dụng lá mồng tơi:

Loaị nguyên liệu này có tác dụng làm dịu và giảm triệu chứng sưng nóng tương đối hiệu quả. Chất nhầy pectin có trong lá mồng tơi được chứng minh là có thể làm dịu niêm mạc tổn thương, đồng thời giảm đau mô mềm.

điều trị nứt kẽ hậu môn
Có thể sử dụng lá mồng tơi để hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá mồng tơi rửa sạch và để cho ráo nước.
  • Đem giã nát mồng tơi rồi thêm vào một ít nước lọc.
  • Chắt lấy nước và thoa lên hậu môn sau khi đã vệ sinh và dùng khăn mềm thấm khô.
  • Để nguyên trong khoảng 20 phút rồi vệ sinh cẩn thận với nước.
  • Nên thực hiện đều đặn 2 lần/ngày để nhận kết quả tốt nhất.

Sử dụng gel nha đam:

Gel nha đam có thể hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn nhờ đặc tính làm mát và làm dịu nhanh chóng. Nguyên liệu này sẽ phát huy tác dụng cải thiện sưng đau và viêm nhiễm ở vùng hậu môn đang bị tổn thương.

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi đem rửa sạch.
  • Gọt bỏ phần vỏ đi và cạo lấy phần gel trong suốt.
  • Sau khi vệ sinh hậu môn sạch sẽ và lau khô thì dùng gel nha đam thoa lên.
  • Để nguyên trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày để sớm nhận được kết quả.

Ngoài mồng tơi và nha đam thì bạn có thể sử dụng thêm các nguyên liệu khác. Tiêu biểu như dầu oliu hay dầu dừa cũng đem lại tác dụng điều trị rất khả quan.

3. Sử dụng thuốc

Nếu triệu chứng trở nên nặng nề, việc chăm sóc và điều trị tại nhà không đáp ứng thì bạn có thể sẽ phải dùng đến thuốc. Một số loại thuốc có thể giúp giảm đau liên quan đến vết nứt hậu môn. Đồng thời khiến cho những tổn thương ở khu vực này chóng lành hơn.

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc nhuận tràng: ispaghula hay lactulose. Chúng hoạt động bằng cách làm mềm phân để dễ dàng đi qua hậu môn. Hầu hết các thuốc nhuận tràng đều là thuốc không cần kê toa.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: paracetamol hay ibuprofen. Giảm nhanh tình trạng đau rát do chứng nứt kẽ hậu môn gây ra. 
  • Thuốc mỡ gây tê: Bác sĩ có thể kê thuốc này nếu bạn bị đau nặng khi đi đại tiện. Bôi thuốc mỡ giúp làm tê vùng hậu môn để giảm cảm giác đau khi đại tiện.
  • Glyceryl trinitrate (GTN): loại thuốc mỡ này có tác dụng giúp cơ vòng trong hậu môn được thư giãn. Nó giúp cải thiện lưu lượng máu đến hậu môn để vết nứt có thể lành nhanh hơn.
  • Kem diltiazem: Cũng tương tự như thuốc mỡ GTN, loại kem này sẽ giúp các cơ ở hậu môn được thư giãn, đồng thời cải thiện lưu lượng máu đến cơ quan này. Tuy nhiên kem diltiazem có nhiều tác dụng phụ hơn so với thuốc mỡ GTN.
  • Nitrogylcerin: bôi thuốc này lên vùng hậu môn sẽ giúp giãn mạch và gia tăng lượng máu đến vết nứ. Từ đó có thể giúp vết nứt chóng lành. Liệu pháp này cũng sẽ giúp làm giảm áp lực cơ thắt hậu môn. Từ đó giảm bớt sự co thắt và ức chế tình trạng đau rát.
  • Botox tiêm: Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm trực tiếp vào cơ vòng ở bên trong hậu môn. Mục đích là để tạm thời thư giãn các cơ để vết nứt có thời gian chữa lành.
chữa nứt kẽ hậu môn
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi để khắc phục triệu chứng nứt kẽ hậu môn

Tất cả các thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn dù là thuốc không kê đơn hay kê đơn cũng đều phải dùng theo chỉ định từ bác sĩ. Nếu triệu chứng không được đáp ứng hay có bất cứ tác dụng phụ nào phát sinh. Cần báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh.

4. Can thiệp phẫu thuật

Trong trường hợp các biện pháp điều trị bảo tồn không đáp ứng với bệnh thì bác sĩ có thể sẽ cân nhắc phẫu thuật. Có rất nhiều lựa chọn khác nhau cho việc phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn.

  • Cắt bỏ nang: Thủ thuật này liên quan đến việc cắt đi phần da bị tổn thương ở xung quanh vết nứt của hậu môn. Bác sĩ có thể thực hiện đồng thời với tiêm Botox.
  • Cắt cơ vòng bên: Đây là một loại phẫu thuật liên quan đến việc cắt các cơ vòng ở xung quanh hậu môn. Từ đó giải phóng sự căng thẳng và giúp vết nứt nhanh lành lại.
  • Cắt một phần cơ thắt trong hậu môn: Phẫu thuật này giúp làm giảm áp và ngăn ngừa sự co thắt của cơ thắt hậu môn, đồng thời cho phép các chỗ nứt hậu môn mau lành. Phẫu thuật cắt một phần cơ thắt trong hậu môn có tỉ lệ thành công tương đối cao. Khoảng 95% bệnh nhân được áp dụng điều trị bằng phương pháp này đã lành bệnh.
  • Advancement anal flaps: là phương pháp lấy các mô khỏe mạnh từ một phần khác của cơ thể  và sử dụng nó để sửa chữa các vết nứt. Đồng thời giúp tăng cường cung cấp máu tới các mô ở xung quanh vết nứt. Phương pháp này thường áp dụng để điều trị nứt kẽ hậu môn mãn tính, xảy ra sau khi sinh con hay do các tổn thương khác tới hậu môn.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin về bệnh nứt kẽ hậu môn. Tốt nhất khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh xuất hiện, bạn nên sớm thăm khám và điều trị. Tránh tình trạng bệnh kéo dài, khó điều trị ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

Có thể bạn chưa biết: 5 mẹo chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà – Hết nhanh đau rát

Ngày đăng 11:41 - 14/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:29 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc bôi trong Thăng trĩ Dưỡng huyết thang sẽ làm co, teo búi trĩ nhanh chóng Thuốc bôi giảm ngứa hậu môn nhanh chóng, tiện lợi
Tùy thuốc vào mức độ triệu chứng mà có thể khắc phục tình trạng ngứa hậu môn theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, việc sử dụng thuốc bôi giảm…
Hậu môn nổi mụn là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị

Hậu môn nổi mụn và đau có thể dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm khác. Do…

Khi nào phẫu thuật rò hậu môn và thông tin cần biết

Phẫu thuật rò hậu môn là phương pháp được tiến hành cho hầu hết các bệnh nhân mắc căn bệnh…

rò hậu môn ăn gì Bị rò hậu môn nên ăn gì và kiêng gì giúp bệnh mau khỏi?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để sớm đẩy lùi bệnh rò hậu môn thì bạn cần duy trì…

nứt kẽ hậu môn Nứt kẽ hậu môn – Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý, điều trị

Nứt kẽ hậu môn là một trong những hệ quả thường gặp của chứng táo bón kéo dài hay các…

Bị ngứa hậu môn vào ban đêm là do giun gây ra?

Ngứa hậu môn vào ban đêm là triệu chứng điển hình của tình trạng nhiễm giun kim. Tuy nhiên trên…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua