Các nguyên nhân gây táo bón mà bạn có thể tránh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đôi khi nguyên nhân táo bón có thể liên quan đến phong cách sống và chế độ ăn uống của người bệnh. Trong trường hợp này người bệnh có thể điều chỉnh lối sống, sinh hoạt và xây dựng chế độ ăn uống khoa học đề cải thiện bệnh.

nguyên nhân gây bệnh táo bón
Hầu hết các nguyên nhân gây táo bón đều lành tính và có thể phòng ngừa được tại nhà

Các nguyên nhân táo bón phổ biến

Một số nguyên nhân chủ quan dẫn đến táo bón mà người bệnh có thể dễ dàng nhận biết và phòng ngừa bao gồm:

1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn uống kém, nhiều chất béo ít chất xơ được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra táo bón. Chất béo và quá nhiều protein có thể gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa, làm giảm nhu động ruột và khiến người bệnh không thể đi vệ sinh trong vài ngày.

Một chế độ ăn uống làm tăng nguy cơ táo bón bao gồm:

  • Ăn nhiều thịt và thường xuyên sử dụng các sản phẩm từ sữa
  • Chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến, nhiều chất béo, đường hoặc chất tạo ngọt
  • Ăn ít chất xơ, rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên chất

2. Uống ít nước

Cơ thể cần nước hoặc chất lỏng để giúp phân luôn mềm mại và dễ dàng hơn khi đi qua hậu môn. Do đó, thiếu nước khiến phân bị cứng, khô, thô ráp và khó đi qua hậu môn. Điều này có thể dẫn đến táo bón. Bên cạnh đó, thiếu nước cũng làm tăng nguy cơ nứt kẽ hậu môn hoặc tổn thương niêm mạc hậu môn khi đại tiện.

3. Thiếu vận động hoặc vận động quá nhiều

Thiếu vận động có thể dẫn đến một số vấn đề về hệ thống tiêu hóa bao gồm đau bụng táo bón. Các hoạt động thể chất có thể kích thích nhu động ruột, giúp phân, chất thải đi qua hệ thống tiêu hóa và hậu môn dễ dàng hơn. Trên thực tế, các bài tập làm săn chắc cơ bụng, mông có thể hỗ trợ việc đại tiện tốt hơn.

nguyên nhân bị táo bón
Thiếu vận động gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa và gây táo bón

Tuy nhiên, tập thể dục quá nhiều, quá sức cũng có thể dẫn đến táo bón. Luyện tập thể dục quá nhiều khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi để làm mát và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Do đó, nếu không bổ sung lượng nước đầy đủ, cơ thể có thể bị mất nước. Mất nước gây áp lực cho ruột, khiến phân cứng, khó di chuyển và gây ra táo bón.

Do đó, lên kế hoạch luyện tập thể dục hợp lý, khoa học. Bên cạnh đó, đảm bảo bổ sung nước đầy đủ trước, trong và sau khi luyện tập.

4. Căng thẳng, lo lắng

Khi lo lắng, căng thẳng, phiền muộn có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và cản trở các hoạt động của ruột. Ngoài ra, những người thường hay lo lắng hoặc có tâm trạng không ổn định thường ít các hoạt động thể chất. Điều này làm giảm nhu động ruột và gây áp lực lên hậu, cuối cùng là dẫn đến táo bón.

Bên cạnh đó, những người có tâm trạng căng thẳng thường có xu hướng ăn nhiều đồ ăn vặt, nhiều đường, chất béo. Điều này làm tăng nguy cơ táo bón, béo phì và một số bệnh lý nghiêm trọng khác.

5. Thói quen xấu khi đi vệ sinh

Một số người có thói quen đọc sách, báo, sử dụng điện thoại di động khi đi đại tiện. Các chuyên gia cho rằng không tập trung vào việc đại tiện có thể làm kéo dài thời gian đại tiện, gây áp lực lên các cơ co thắt hậu môn. Điều này có thể dẫn đến táo bón và bệnh trĩ.

Ngoài ra, ngồi lâu trong nhà vệ sinh khiến hấp thụ nhiều nước và khiến việc đi quan lỗ hậu môn gặp khó khăn và làm tăng nguy cơ táo bón.

nguyên nhân gây táo bón
Đi vệ sinh quá lâu, sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh có thể dẫn đến táo bón

6. Nhịn đại tiện khi cần thiết

Một số người có lối sống bận rộn hoặc vì một lý do nào đó mà không đi đại tiện ngay khi có nhu cầu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhịn đi đại tiện khi cần thiết có thể làm tăng nguy cơ táo bón lên nhiều lần.

Nhịn đi đại tiện khiến phân nằm lâu bên trong trực tràng và cơ thể sẽ hấp thụ nước của phân. Điều này làm cho phân trở nên khô cứng và khó khăn hơn khi đi ra khỏi hậu môn. Do đó, tốt nhất là đi đại tiện khi cần thiết, hạn chế việc trì hoãn để tránh các nguy cơ táo bón.

7. Lạm dụng thuốc nhuận tràng

Sử dụng thuốc hoặc các loại sản phẩm nhuận tràng là một lựa chọn phổ biến đối với người bị táo bón. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nhuận tràng trong một thời gian dài khiến các tế bào thần kinh chuyển hóa phân bị cạn kiệt, tê liệt và không thể làm việc khi không có thuốc. Điều này dẫn đến việc lạm dụng thuốc nhuận tràng và có thể làm mất chức năng di chuyển phân của cơ thể.

8. Sử dụng một số loại thuốc thường xuyên

Bên cạnh các lợi ích điều trị, thuốc đi kèm với một số tác dụng phụ và là nguyên nhân gây táo bón phổ biến. Do đó, luôn luôn trao đổi với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ khi sử dụng các loại thuốc. Các loại thuốc có thể dẫn đến táo bón thường có liên kết với các thụ thể trong dạ dày, làm giảm hoạt động của dạ dày và làm tăng nguy cơ táo bón.

Các loại thuốc có thể dẫn đến táo bón bao gồm:

  • Thuốc điều trị bệnh huyết áp
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống co giật hoặc chống động kinh
  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc kháng Axit, điều trị khó tiêu, ợ nóng
  • Thuốc an thần
  • Chất bổ sung sắt
  • Thuốc chống Cholinergic

9. Vitamin và thực phẩm bổ sung

Bản thân vitamin không thể gây táo bón. Tuy nhiên, đôi khi vitamin có thể dẫn đến việc tăng canxi hoặc sắt trong cơ thể và vô tình gây táo bón. Do đó, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại vitamin hoặc thực phẩm bổ sung.

Hầu hết các nguyên nhân táo bón đều không nghiêm trọng và có thể điều trị bằng cách thay đổi phong cách sống. Tuy nhiên, nếu một người bị táo bón mãn tính, táo bón kéo dài hoặc có các dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm khác, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.

nguyên nhân táo bón
Một số loại vitamin có thể làm tăng canxi, sắt trong cơ thể và dẫn đến táo bón

Đối tượng dễ bị táo bón

Chế độ ăn uống thiếu khoa học và thiếu luyện tập thể dục là những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến táo bón. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ bị táo bón cao bao gồm:

  • Người lớn hơn 65 tuổi. Người cao tuổi thường có xu hướng ít hoạt động thể chất, dễ mắc các bệnh lý tiềm ẩn, chế độ ăn uống và hoạt động tiêu hóa kém, do đó dễ bị táo bón hơn.
  • Người có điều kiện y tế hạn chế hoạt động thể chất như chấn thương tủy sống hoặc chấn thương sọ não.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Mang thai khiến nội tiết tố trong cơ thể thay đổi và làm tăng nguy cơ táo bón.

Táo bón dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh có thể thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để kiểm soát tình bệnh. Nếu tình trạng táo bón kéo dài hoặc không được cải thiện sau một thời gian, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 08:54 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:17 - 03/07/2023
Chia sẻ:
táo bón ở trẻ sơ sinh Táo bón ở trẻ sơ sinh – Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Táo bón ở trẻ sơ sinh là vấn đề các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý. Mặc dù…

trị táo bón cho trẻ 3 tuổi Cách trị táo bón cho trẻ 3 tuổi qua ăn uống, sinh hoạt, thuốc

Làm thế nào để trị táo bón cho trẻ 3 tuổi là vấn đề luôn được nhiều bậc cha mẹ…

Trẻ bị táo bón nên uống loại sữa nào để cải thiện chứng táo bón? 6 loại sữa cho trẻ táo bón này được tin dùng nhất 2023

Sữa cho trẻ bị táo bón là một trong những giải pháp giúp cải thiện chứng táo bón ở trẻ.…

5 Loại Nước Ép Trị Táo Bón Cực Nhanh

Nước ép trái cây, rau quả là một trong những thức uống tuyệt vời cần được bổ sung trong khẩu…

Xoa bụng, mát-xa bụng cũng là một mẹo chữa chứng táo bón hiệu quả. Cách xoa bụng chữa táo bón hiệu quả tức thì

Xoa bụng chữa táo bón là một trong những cách đơn giản, dễ thực hiện. Táo bón gây ra những…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua