Bị ho do dị ứng thời tiết nên uống thuốc gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Ho dị ứng thời tiết có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Thông thường, tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng nếu không có biện pháp chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến ho mãn tính, viêm phế quản hoặc viêm phổi.

Do đo theo các bác sĩ chuyên môn, ngoại trừ việc thay đổi lối sống, tránh tác nhân dị ứng, người bệnh nên tiến hành dùng thuốc để điều trị các triệu chứng.

ho dị ứng thời tiết
Ho dị ứng thời tiết là tình trạng phổ biến ở cả trẻ em và người lớn

Các loại thuốc điều trị ho dị ứng thời tiết

Dị ứng có thể dẫn đến tình trạng ho liên tục gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Ho có thể dẫn đến tình trạng kích thích đường hô hấp, nhỏ dịch từ mũi và thỉnh thoảng có thể xuất hiện đờm.

Do đó, để hạn chế khó chịu bạn nên hạn chế các tác nhân gây dị ứng và sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

1. Thuốc ho dị ứng thời tiết ở người lớn

  • Thuốc chống dị ứng

Đối với những người có cơ địa dị ứng hoặc có tiền sử bệnh dị ứng nên sử dụng thuốc chống dị ứng để giúp cắt giảm cơn ho cũng như các triệu chứng dị ứng khác.

  • Thuốc cảm lạnh

Các loại thuốc cảm lạnh không kê đơn thông thường có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, đau họng và ho. Một số thuốc điều trị cảm lạnh có thể gây buồn ngủ. Do đó hạn chế vận hành máy móc, lái xe khi sử dụng thuốc. Trao đổi với bác sĩ để chọn loại thuốc phù hợp nhất.

ho dị ứng thời tiết ở người lớn
Người trưởng thành có thể sử dụng thuốc cảm lạnh, thuốc chống dị ứng,… để điều trị các triệu chứng ho dị ứng thời tiết
  • Thuốc ức chế ho

Thuốc ức chế ho hay thuốc ức chế phản xạ ho có thể được sử dụng để điều trị họ do dị ứng nói chung và ho dị ứng thời tiết nói riêng. Các loại thuốc ức chế ho có thể làm tan đờm trong cổ họng, giúp người bệnh dễ thở hơn. Tuy nhiên, thuốc ho chỉ nên sử dụng cho các trường hợp ho nghiêm trọng và dùng thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ.

  • Thuốc mỡ ức chế ho tại chỗ

Khi có sự cọ xát vào cổ họng hoặc ngực có thể gây ra kích ứng dẫn đến các cơn ho. Để giảm bớt khó chịu hoặc hạn chế các cơn ho trở nên tồi tệ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc mỡ thoa bên ngoài để ức chế cơn ho. Thuốc bôi có thể giảm ho và các chứng đau nhẹ ở cổ họng hoặc ngực.

  • Thuốc thông mũi

Nếu bạn bị ho kèm theo nghẹt mũi thì các loại thuốc thông mũi không kê đơn có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng. Thuốc thông mũi thường có dạng hít, dạng xịt và dạng uống.

Thuốc thông mũi dạng hít và dạng xịt thường được chỉ định để thu hẹp các mạch máu và giảm lưu lượng máu đi đến mũi. Điều này sẽ giúp mũi ít nhạy cảm hơn và hạn chế các triệu chứng dị ứng. Ngoài ra, các sản phẩm này còn hạn chế viêm và sưng ở mô mũi. Thuốc thông mũi dạng viên nén để uống có thể ngăn chặn các vấn đề nhiễm trùng xoang và điều trị các triệu chứng xoang, dị ứng và cảm lạnh.

ho dị ứng thời tiết uống thuốc gì
Một số loại thuốc có sẵn có thể hạn chế các triệu chứng ho dị ứng thời tiết
  • Thuốc Corticosteroid

Khi bạn bị ho do dị ứng thời tiết, thuốc Corticosteroid có thể làm dịu mũi và cổ họng của bạn. Các loại thuốc này có thể giảm viêm, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho và viêm họng.

Thuốc Corticosteroid có thể sẵn ở dạng xịt, dạng uống. Các loại thuốc phổ biến bao gồm: Flonase, thuốc xịt chống dị ứng Rhinocort hoặc thuốc chống dị ứng Nasacort

  • Thuốc điều trị xoang

Tình trạng ho do dị ứng thời tiết kèm theo đau đầu dồn dập, sổ mũi, nghẹt mũi có thể gây áp lực lên xoang, lâu dần có thể hình thành bệnh viêm xoang. Do đó, việc điều trị các triệu chứng xoang là điều cần thiết để hạn chế các biến chứng không mong muốn.

  • Thuốc bổ sung kẽm

Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho hệ thống miễn dịch và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị các triệu chứng cảm lạnh. Sản phẩm bổ sung kẽm có sẵn ở dạng thuốc uống và viên ngậm.

Sử dụng thuốc điều trị ho dị ứng thời tiết có thể hạn chế các triệu chứng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh cũng cần xây dựng chế độ ăn uống kết hợp phong cách sống lành mạnh để rút ngắn thời gian điều trị.

2. Thuốc ho dị ứng thời tiết ở trẻ em

Giống như ở người lớn, các triệu chứng ho dị ứng thời tiết ở trẻ em có thể được làm dịu bằng một số loại thuốc. Tuy nhiên, luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ.

 

trẻ bị ho dị ứng thời tiết uống thuốc gì
Tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa trước khi sử dụng thuốc trị ho dị ứng thời tiết cho trẻ em

Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến:

  • Thuốc kháng Histamine: Thuốc này có thể ức chế giải phóng Histamine để giảm các triệu chứng như hắt hơi, ngứa mũi, ho, đau họng, viêm họng,…
  • Thuốc thông mũi: Có sẵn ở dạng xịt và hít được dùng để điều trị sổ mũi, chảy nước mũi dẫn đến ho và có đờm trong cổ họng. 
  • Thuốc chống ho: Các triệu chứng ho ở trẻ em có thể được điều trị bằng thuốc Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Tuy nhiên các loại thuốc này nên dựa trên độ tuổi hoặc cân nặng của trẻ. Không được dùng Aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.

Mặc dù có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị ho dị ứng thời tiết ở trẻ em. Tuy nhiên, biện pháp điều trị tốt nhất vẫn là ngăn ngừa tình nguy cơ gây ra ho và dị ứng.

Biện pháp phòng ngừa ho dị ứng thời tiết

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị ho dị ứng thời tiết ở người lớn và trẻ em, bạn có thể áp dụng một số biện pháp để phòng ngừa ho. Các biện pháp phổ biến bao gồm:

  • Uống nước ấm. Bạn có thể cho một thìa mật ong vào trà nóng để hỗ trợ cổ họng. Tuy nhiên không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi, nó có thể làm triệu chứng bệnh của trẻ trở nên trầm trọng.
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng ví dụ như thời tiết quá nóng, phấn hoa. Người bị dị ứng thời tiết nên hạn chế ra khởi nhà khi giao mùa, đặc biệt là từ nóng sang lạnh.
  • Loại bỏ các tác nhân có thể gây dị ứng ra khỏi nhà, đặc biệt là phòng ngủ. Tránh tiếp xúc với vật nuôi hoặc thú cưng trong thời gian dị ứng.
  • Sử dụng điều hòa không khí để lọc không khí trong nhà, đặc biệt là mùa có nhiều phấn hoa hoặc khi thời tiết lạnh, khô.
  • Điều trị các bệnh lý có liên quan như hen suyễn, trào ngược axit dạ dày, ngưng thở khi ngủ,…
  • Sử dụng thuốc điều trị ho dị ứng thời tiết theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn.

Hầu hết tình trạng ho dị ứng thời tiết thường không nguy hiểm và không gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Các triệu chứng có thể kết thúc sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên nếu hãy đến bệnh viện ngay khi cảm thấy khó thở, đau ngực, ho ra máu hoặc sốt đổ mồ hôi vào ban đêm. Trao đổi với bác sĩ để có biện pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý.  

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 08:34 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 18:19 - 05/06/2023
Chia sẻ:
Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm khỏi hẳn mề đay sai 1 liệu trình tại Thuốc dân tộc
Bị mề đay mẩn ngứa từ nhỏ, bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi - Hà Nội) đã tìm được giải pháp khỏi hẳn bệnh chỉ sau 1 tháng áp dụng và gần nửa năm chưa tái phát.
Bệnh viêm mao mạch dị ứng: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị

Viêm mao mạch dị ứng (Hội chứng viêm mạch Schonlein – Henoch) là tình trạng tự dị ứng, gây ra…

Cách ứng phó với dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông

Thời tiết thay đổi, nhất là vào những tháng cuối thu đầu đông sẽ là thời cơ thuận lợi cho…

Tại sao dị ứng yến mạch? Cách xử lý, khắc phục

Dị ứng yến mạch là tình trạng dị ứng hoặc nhạy cảm với một loại protein có trong yến mạch.…

Bị ngứa da vào ban đêm là bệnh gì? Cách chữa dứt điểm từ thảo dược

Bị ngứa da vào ban đêm cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả ung thư. Trong…

Đắp mặt nạ đậu đỏ có bị dị ứng không?

Mặt nạ đậu đỏ là một trong những công thức làm đẹp được nữ giới ưa chuộng và áp dụng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua