Đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn coi chừng nguy hiểm 

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Rốn là vị trí trung tâm của cơ thể, đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, các vấn đề liên quan đến vị trí này như đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn là không thể xem thường. Vậy đau quặn quanh rốn là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Đau quặn bụng từng cơn xung quanh rốn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Đau quặn bụng từng cơn xung quanh rốn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Triệu chứng đau bụng quặn từng cơn quanh rốn

Tình trạng đau bụng quặn từng cơn quanh rốn với cơn đau có tính chất như sau:

  • Đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ khiến người bệnh khó chịu, lo lắng vì không biết nguyên nhân do đâu.
  • Đau nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ viêm.
  • Thường kèm theo cảm giác muốn đi ngoài mà không được, đau giảm đi sau khi đi đại tiện.
  • Dễ tái phát, mót rặn, bụng đau từng cơn đặc biệt là vùng dưới rốn, phân nhầy có dịch.

Vị trí đau bụng quặn từng cơn xung quanh rốn nói lên điều gì?

Đau quặn bụng là từ dùng để chỉ những con đau đứt quãng ở vị trí ổ bụng. Theo giải phẫu học, vùng bụng quanh rốn được chia thành 3 phần gồm thượng vị, hạ vị và hố chậu. Tình trạng đau bụng quanh rốn có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể phán đoán dựa theo vị trí đau.

Đau bụng trên rốn

Nếu tình trạng đau quặn bụng từng cơn của bạn xuất hiện ở vùng trên rốn, thì rất có thể bạn đã mắc phải một số bệnh lý sau: 

  • Bệnh về gan mật: Có thể kể đến như viêm gan, áp-xe gan, ung thư gan, viêm túi mật, sỏi mật, giun chui vào ống mật… 
  • Bệnh về dạ dày: Thường gặp là viêm dạ dày cấp và mãn tính, trào ngược dạ dày, viêm loét hành tá tràng, đau dạ dày, ung thư đại tràng…
  • Các bệnh lý khác như viêm tụy cấp, lách to, ung thư tụy.

Đau bụng dưới rốn

Khi bị đau bụng dưới rốn kèm theo nhiều triệu chứng có thể bạn đã mắc các bệnh như:

  • Viêm ruột thừa, ung thư đại tràng sigma, ung thư trực tràng…
  • Các bệnh về hệ tiết niệu như sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu.

Đau bụng dưới rốn ở vùng chậu

Đau ở vùng chậu thường liên quan đến các bệnh phụ khoa ở nữ
Đau ở vùng chậu thường liên quan đến các bệnh phụ khoa ở nữ

Thường liên quan đến các bệnh phụ khoa ở nữ, xuất hiện ở thời điểm rụng trứng và hành kinh. Các bệnh lý có triệu chứng đau bụng quặn từng cơn thường gặp là:

  • Viêm vùng chậu, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung
  • Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu của nhiều hiện tượng như mang thai ngoài tử cung, viêm phúc mạng, lao màng bụng, di căn ung thư tới màng bụng nếu không xác định được chính xác vị trí đau bụng.

Đau bụng quặn từng cơn xung quanh vùng rốn thường là bệnh gì?

Có thể thấy, tình trạng đau bụng quanh rốn có thể là dấu hiệu của các bệnh thường gặp sau đây:

Nhiễm giun

Trước đây tình trạng giun chui vào ống mật là một chứng bệnh thường gặp. Tuy nhiên, do ý thức bảo vệ sức khỏe được nâng cao, việc tẩy giun định kỳ và ăn uống hợp vệ sinh được áp dụng chặt chẽ nên tỷ lệ người mắc bệnh giảm đi đáng kể.

Biểu hiện bệnh thường là:

  • Đau vùng trên rốn hơi lệch về bên phải, đau quặn bụng, đau xuất hiện từng cơn.
  • Có thể gây ra tình trạng bụng đau mơ hồ, ăn uống khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn…

Bệnh lý về dạ dày

Dạ dày nằm cách rốn một khoảng không xa, là bệnh lý phổ biến trên toàn thế giới có thể bắt gặp ở mọi đối tượng. Các bệnh lý về dạ dày thường gặp là viêm loét dạ dày trực tràng, đau dạ dày cấp, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày…

Biểu hiện bệnh:

  • Đau âm ỉ hoặc đau từng cơn vùng bụng trên rốn hoặc quanh rốn kèm theo các biểu hiện như ợ chua, ợ hơi, buồn nôn. 
  • Người mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu, nếu bị viêm loét dạ dày đại trực tràng thì có thể xuất hiện các biểu hiện như huyết áp thay đổi đột ngột, sốt, đi ngoài phân lỏng.

Xem thêm: Phương pháp điều trị bệnh dạ dày hiệu quả tận gốc bằng bài thuốc thảo dược Đông y

 Rối loạn tiêu hóa

Ruột non là bộ phận nằm gọn bên trong ổ bụng, có vị trí gần rốn nhất. Khi ruột non gặp phải vấn đề thì ngay ở lỗ rốn và vùng xung quanh rốn trong bán kính một bàn tay sẽ xuất hiện tình trạng đau quặn từng cơn. Triệu chứng này là biểu hiện thường gặp của bệnh rối loạn tiêu hóa.

Biểu hiện bệnh: 

  • Đau bụng quặn từng cơn quanh rốn, ấn vào bụng thấy đau hơn.
  • Bụng cứng kèm theo tiêu chảy, nôn hoặc buồn nôn, đau bụng ngay sau khi ăn. 
  • Có thể tự khỏi sau 1 – 2 ngày mà không cần thuốc hỗ trợ.

Hội chứng ruột kích thích

Đau quặn bụng từng cơn có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích
Đau quặn bụng từng cơn có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích

Còn được gọi là bệnh đại tràng co thắt, là một rối loạn chức năng đại tràng khiến vùng quanh rốn đau quặn từng cơn rất khó chịu. Khi nội soi thường không tìm thấy tổn thương.

Biểu hiện bệnh:

  • Đau bụng từng cơn, đau quặn bụng vùng quanh rốn kéo dài.
  • Thường kèm theo cảm giác chướng bụng đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, lúc táo bón lúc tiêu chảy, chất lượng phân kém. 

Đừng bỏ qua: Thông tin chi tiết về hội chứng ruột kích thích và cách điều trị được tin dùng nhất hiện nay

Viêm hạch mạc treo

Là tình trạng các tuyến lympho trong ổ bụng bị viêm phù nề gây ra những cơn đau âm ỉ, đau quặn vùng bụng. Thường gặp ở trẻ dưới 16 tuổi, khó phân biệt với bệnh viêm ruột thừa.

Biểu hiện bệnh:

  • Đau quặn bụng từng cơn quanh rốn đặc biệt hoặc ở hố chậu phải.
  • Sốt kèm theo nôn hoặc tiêu chảy, đau họng, cảm lạnh trước khi đau bụng.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hoặc thận khiến nước tiểu bị nhiễm khuẩn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến từng cơ quan của hệ tiết niệu. Là bệnh thường gặp ở phụ nữ, chủ yếu do khuẩn E.Coli gây ra.

Biểu hiện bệnh: 

  • Đau quặn ở vùng dưới rốn, đau buốt thành từng cơn, cơn đau rõ ràng ê ẩm hơn khi tiểu tiện.
  • Nếu nghiêm trọng có thể xuất hiện tình trạng đau đến mức không chịu được, thỉnh thoảng trong nước tiểu có lẫn máu tươi. 

Đau bụng quặn từng cơn quanh rốn có nguy hiểm không?

Vị trí đau ruột thừa thường gặp, người bệnh đau ruột thừa cần được cấp cứu ngay
Vị trí đau ruột thừa thường gặp, người bệnh đau ruột thừa cần được cấp cứu ngay

Vùng bụng quanh rốn là khu vực quan trọng cần được quan tâm kịp thời. Có thể khẳng định, đây là hiện tượng nguy hiểm, nếu gặp phải các trường hợp dưới đây thì phải nhanh chóng cấp cứu ngay:

  • Viêm ruột thừa: Đau bụng từng cơn, ban đau ở vùng quanh rốn, sau đó khu trú ở vùng bụng bên phải. Ấn vào bụng thấy đau nhói đặc biệt là vùng bụng dưới bên phải, thường kèm theo sốt, cường độ đau tăng theo thời gian.
  • Thủng dạ dạ: Đau đột ngột, đau dữ dội xuất hiện từng cơn liên tục, ấn vào ổ bụng thấy đau, thành bụng trước co cứng như tấm gỗ.
  • Viêm tụy cấp: Đau bụng kèm theo đau thượng vị, nôn nhiều, chướng bụng.
  • Tắc mật: Đau bụng ở mạn sườn phải, sốt, vàng da…
  • Tắc ruột: Đau vùng bụng quanh rốn, nôn, chướng bụng, bí trung đại tiện, có cảm giác như có rắn bò vùng bụng.
  • Chửa ngoài tử cung vỡ: Đau bụng đột ngột, đau quặn bụng kèm theo niêm mạc nhợt, chân tay lạnh, vã mồ hôi, da xanh… 

Cách xử lý khi bị đau bụng quặn từng cơn

Khi bị đau bụng quanh rốn từng cơn, người bệnh cần:

  • Xoa dịu cơn đau bằng cách tạm dừng công việc đang làm để nghỉ ngơi. Nếu tình trạng nặng, nên nhanh chóng báo cho người thân biết để đưa đi cấp cứu kịp thời.
  • Theo dõi tình hình bệnh, nhanh chóng thăm khám bác sĩ để tìm được nguyên nhân và kịp thời điều trị.
  • Sử dụng quần áo thoáng mát rộng rãi, tránh mặc quá chật bụng sẽ khiến cơn đau gia tăng. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, khoa học, cân bằng đảm bảo vệ sinh.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc áp dụng các phương pháp dân gian khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Nhanh chóng thăm khám bác sĩ cơn đau kéo dài hoặc kèm theo sốt, nôn, xuất huyết, sụt cân, vàng da, bụng to lên…

Biện pháp giảm đau bụng tạm thời

Với trường hợp đau quặn bụng do rối loạn tiêu hóa, có thể sử dụng trà gừng để giảm đau
Với trường hợp đau quặn bụng do rối loạn tiêu hóa, có thể sử dụng trà gừng để giảm đau

Nếu tình trạng đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn chỉ mới xuất hiện với triệu chứng nhẹ bạn có thể giảm đau bằng cách:

  • Chườm nóng: Là phương pháp xoa dịu cơn đau hiệu quả được nhiều người áp dụng. Có thể kết hợp với việc nằm nghỉ ngơi và massage bụng. 
  • Uống trà gừng: Gừng vị cay, tính ấm có công dụng giảm chướng bụng, kích thích tiêu hóa, tăng tuần hoàn huyết dịch. Ngoài ra, củ gừng còn có tác dụng giãn mạch, chống co thắt cơ trơn ruột… Có thể dùng vài lát gừng tươi, hãm với 100ml nước sôi trong 5 phút, uống từng ngụm nhỏ từ từ.
  • Uống trà mật ong: Nếu triệu chứng đau bụng xuất hiện cùng buồn nôn thì có thể dùng 1 – 2 thìa mật ong pha với nước ấm để giảm đau.
  • Uống trà bạc hà: Dùng một ít lá bạc hà xay với hạt cây thì là, bột hạt tiêu, gừng, tỏi. Mỗi ngày lấy một ít bột pha với nước ấm, uống ngày 2 lần.

Phòng ngừa đau bụng quặn từng cơn quanh rốn

Để giảm và ngăn ngừa triệu chứng đau quặn bụng, cần tuân thủ một số vấn đề sau:

  • Thường xuyên bổ xung các chất dinh dưỡng cần thiết, có lợi cho hệ tiêu hóa. 
  • Hạn chế sử dụng quá nhiều thực phẩm khó tiêu, tránh các đồ ăn cay nóng, chiên xào, rượu bia, cà phê, thuốc lá…
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, không thức khuya, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện các bệnh lý liên quan.
  • Điều trị theo phác đồ của bác sĩ, không tự ý dùng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định.

Như vậy có thể thấy, tình trạng đau bụng quặn từng cơn xung quanh rốn có thể là do những bệnh lý nguy hiểm gây ra. Do đó, không nên chủ quan trước bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của bụng và hệ tiêu hóa. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ khi cơn đau kéo dài quá 3 ngày.

Xem thêm: NSND Trần Nhượng chia sẻ bí quyết thoát khỏi các chứng đau dạ dày trào ngược chỉ sau 3 tháng

Có thể bạn quan tâm

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 09:11 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:15 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Kiểm tra nhiệt độ lá trầu không để không làm tổn thương da bé khi hơ Cách dùng lá trầu không chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh

Dùng thuốc kháng sinh sẽ gây nhiều tác dụng phụ nên nhiều mẹ bỉm sử dụng lá trầu không chữa…

Chữa khỏi bệnh đại tràng nhờ bài thuốc “Tiêu thực Phục tràng hoàn”

Em tên là Hoàng Thị Mai năm nay 25 tuổi. Em bị co thắt đại tràng đã gần 3 năm.…

Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Hoa quả là nhóm thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, có khả năng khắc phục cơn đau, táo bón…

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu – Cách xử lý, điều trị

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu là triệu chứng rối loạn tiêu hóa khá phổ biến. Tình trạng…

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi – Khi nào nên áp dụng?

Các công thức chữa bệnh trĩ bằng tỏi đã được dân gian truyền tay nhau áp dụng từ rất lâu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua