Dấu hiệu dị ứng Paracetamol và các biện pháp xử lý

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng Paracetamol có thể gây các phản ứng dị ứng ngoài da hiếm gặp nhưng nguy hiểm như hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN), hội chứng Stevens Johnson (SJS) hoặc ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP). Nếu không điều trị kịp thời, những phản ứng dị ứng này có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, để tránh những rủ ro, bệnh nhân nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng thuốc.

Dị ứng Paracetamol
Paracetamol là thuốc được dùng phổ biến nhưng chúng cũng có nguy cơ gây dị ứng cao

Paracetamol là thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt ở mức độ nhẹ và vừa. Thuốc có rất nhiều dạng, chẳng hạn như viên nén, viên nang, thuốc nước hoặc thuốc tiêm,…

Nhìn chung, Paracetamol được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn, bởi giá thành rẻ và rất dễ mua. Đặc biệt thuốc không cần kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, thuốc phù hợp với nhiều đối tượng bệnh, bao gồm cả phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trẻ em trên 2 tháng tuổi. 

Tuy nhiên, vào ngày 01/8/2013, các Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cảnh báo, thuốc giảm đau Paracetamol có nguy cơ gây phản ứng dị ứng ngoài da như đỏ hoặc phồng rộp da,… Mặc dù, các phản ứng này hiếm gặp nhưng nếu không phát hiện và can thiệp y tế sớm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, khi thấy các triệu chứng bất thường xuất hiện bệnh nhân cần thăm khám và điều trị theo chỉ định từ chuyên viên y tế.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Nguyên nhân gây dị ứng Paracetamol 

Theo các chuyên gia sức khỏe, thuốc Paracetamol khi dung nạp vào cơ thể qua đường uống hoặc tiêm, chúng sẽ trở thành hợp chất lạ. Vì vậy, bên cạnh tác dụng điều trị và phòng bệnh do thuốc mang lại, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhầm tưởng các hoạt chất có lợi trong thuốc là tác nhân gây bệnh xâm nhập nên sẽ tạo kháng thể chống lại bằng phản ứng gây rối loạn. Đây chính là nguyên nhân chính gây hình thành phản ứng dị ứng Paracetamol.

Dấu hiệu dị ứng Paracetamol

Dị ứng Paracetamol thường biểu hiện bằng nhiều dạng. Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh bị dị ứng thuốc có thể gặp phải các biểu hiện ngoài da trong lần đầu tiên dùng thuốc hoặc các lần dùng thuốc sau đó như:

  • Da nổi mẩn ngứa, nổi mề đay
  • Đỏ da
  • Bỏng rát hoặc phồng rộp trên da
  • Bong da bề mặt
Dấu hiệu dị ứng Paracetamol
Đỏ da – Dấu hiệu dị ứng Paracetamol

Ngoài các triệu chứng này ra, thuốc có thể kích hoạt ADR trên da gây nên dị ứng ngoài da nghiêm trọng, có thể làm tăng nguy cơ tử vong như:

+ Hội chứng Stevens-Johnson (SJS)

Là mộ trong những dạng dị ứng thuốc thể bọng nước. Các nốt bọng nước có thể khu trú ở quanh các hốc tự nhiên như tai, mắt, miệng, mũi, hậu môn và bộ phận sinh dục. Bên cạnh triệu chứng này, hội chứng Stevens-Johnson (SJS) còn kèm theo các biểu hiện khác như:

  • Sốt cao
  • Viêm phổi
  • Rối loạn chức năng gan và thận

Hội chứng Stevens-Johnson (SJS) được chẩn đoán khi có ít nhất hai hốc tự nhiên bị tổn thương.

+ Hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN)

Hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN) còn được gọi là hội chứng Lyell với các biểu hiện nhận biết đặc trưng như:

  • Tổn thương đa dạng ở da: Xuất hiện hồng ban, ban dạng tinh hồng nhiệt hoặc ban dạng sởi. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các bọng nước bùng nhùng. Ban đầu, các tổn thương trên da chỉ xảy ra trên một vị trí cụ thể và sau đó nhanh chóng lan tỏa khắp người
  • Tổn thương niêm mạc mắt: Biểu hiện của các bệnh như viêm kết mạc, viêm giác mạc và loét giác mạc
  • Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa: Bao gồm loét hầu và họng thực quản, loét dạ dày và ruột, viêm miệng, trợt niêm mạc miệng
  • Tổn thương niêm mạc đường sinh dục và đường tiết niệu

Ngoài ra, hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN) còn gây ra các triệu chứng toàn thân nghiêm trọng như

  • Viêm phổi
  • Viêm cầu thận
  • Xuất huyết đường tiêu hóa
  • Sốt
  • Viêm gan

Nếu các triệu chứng trên không được điều trị sớm, tỷ lệ tử vong khá cao, chiếm 15 – 30%.

Triệu chứng dị ứng Paracetamol
Dấu hiệu hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN) do dị ứng Paracetamol có thể gây viêm phổi

+ Hội chứng ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP)

Hội chứng ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân gây xuất hiện các nốt mụn mủ vô trùng trên nền hồng ban lan rộn. Ban đầu, những tổn thương này thường xuất hiện ở các khu vực có nếp gấp như nách hoặc bẹn. Tuy nhiên, sau thời gian phát triển chúng lan rộng toàn thân với các triệu chứng như sốt. Đồng thời nếu xét nghiệm máu sẽ thấy bạch cầu trung tính cao.

Cách xử lý dị ứng Paracetamol

Phản ứng dị ứng ADR trên da do Paracetamol gât ra mặc dù có tỷ lệ không cao nhưng triệu chứng phản ứng thường khá nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần thận trọng khi dùng thuốc. Tuyệt đối không tự tiện sử dụng khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.

Trong trường hợp bị dị ứng, khi phát hiện cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường đầu tiên như nổi phát ban kèm theo một vài triệu chứng khác, bệnh nhân nên ngừng ngay việc sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên đến ngay bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng xử lý phù hợp với tình trạng bệnh. Ngoài ra, để quá trình đào thải thuốc ra ngoài nhanh chóng, bệnh nhân nên tăng cường uống nhiều nước. Đồng thời có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe.

Còn đối với trường hợp đã biết bản thân bị dị ứng Paracetamol, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ biết. Khi đó, nhân viên y tế sẽ kê đơn cho người bệnh dùng các loại thuốc thay thế Paracetamol như Ibuprofen, Diclofenacen, Aspirin hoặc Naproxen.

Điều trị dị ứng Paracetamol
Điều trị dị ứng Paracetamol bằng cách ngưng sử dụng thuốc ngay khi thấy dấu hiệu phát ban đầu tiên trên da

CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG đang gặp phải

CHUYÊN GIA CHỈ CÁCH ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Gần 40 năm khám chữa bệnh da liễu bằng YHCT.

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

- Trưởng khoa Da Liễu, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.

Triệu chứng của bạn?

Một số lưu ý phòng tránh dị ứng Paracetamol

Paracetamol có tác dụng làm giảm nhanh triệu chứng đau nhức do nhiều bệnh lý gây nên. Bên cạnh đó, thuốc cũng tương đối an toàn vì không gây đau dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên lưu ý độc tính của sản phẩm trước khi sử dụng Paracetamol. Nguyên nhân vì sử dụng quá liều trong thời gian dài, thuốc có thể gây hoại tử tế bào gan. Do đó, người cao tuổi và người có vấn đề về sức khỏe gan nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi dùng.

Ngoài ra, thuốc cũng có nguy cơ gây dị ứng cao. Vì thế, trước khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc, bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về những dấu hiệu dị ứng Paracetamol trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN) và hội chứng ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân.

Tốt nhất, để tránh phản ứng dị ứng, người bệnh nên tiến hành kiểm tra xem bản thân có dị ứng với thuốc hay không. Hơn nữa, bệnh nhân nên dùng thuốc đúng liều lượng quy định. Trong quá trình sử dụng nếu gặp bất kỳ biểu hiện khác thường trên da, bệnh nhân nên ngưng sử dụng ngay lập tức. 

Mặt khác, không nên sử dụng thuốc Paracetamol điều trị cảm sốt hoặc giảm đau quá 5 ngày ở trẻ con và 10 ngày ở người lớn, trừ trường hợp được bác sĩ chỉ định. Đồng thời, không nên uống thuốc chung với các loại thuốc khác hoặc rượu, nước ngọt có gas,… tránh tương tác làm tăng nguy cơ phản ứng phụ.

Dị ứng Paracetamol nếu ở thể nhẹ thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu phản ứng dị ứng xảy ra ở mức độ nặng có thể là mối nguy đe dọa đến tính mạng. Do đó, để bảo vệ sức khỏe bản thân, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Paracetamol điều trị bệnh.

[MIỄN PHÍ] NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP TỪ BÁC SĨ DA LIỄU ĐẦU NGÀNH

Có thể bạn quan tâm

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 10:06 - 14/06/2022 - Cập nhật lúc: 13:35 - 28/05/2023
Chia sẻ:
Phóng sự VTV2 về công tác khám chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa, dị ứng bằng Đông y phỏng vấn bệnh nhân điều trị thành công tại Trung tâm Thuốc dân tộc [Xem ngay]
Da bị dị ứng mỹ phẩm thường nổi mụn đỏ Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu nhận biết và cách trị nhanh nhất

Dị ứng mỹ phẩm là tình trạng da xảy ra các phản ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa, da khô,…

Chữa dị ứng thời tiết bằng muối có thực sự hiệu quả?

Thời gian gần đây, rất nhiều người trong dân gian đã truyền tai nhau phương pháp chữa dị ứng thời…

Dị ứng thai kỳ – Các nguyên nhân và cách phòng tránh

Dị ứng thai kỳ là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này không gây nguy…

Nổi mụn trắng trong cổ họng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm Nổi mụn trắng trong cổ họng – Dấu hiệu nguy hiểm chớ xem thường

Cổ họng – nơi chịu nhiều tác động nhưng lại khá nhạy cảm. Khi đột nhiên bị nổi mụn trắng…

Dị ứng nước mặt dù hiếm gặp nhưng lại thật sự xảy ra Dị ứng nước – Chuyện thật như đùa, làm sao chữa trị?

Nước là một thành phần không thể thiếu trong cuộc sống, chiếm đến 60% trọng lượng cơ thể và đảm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tin tưởng sử dụng bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc, diễn viên Khánh Linh đã khỏi bệnh sau 1 liệu trình.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua