Các nguyên nhân đau nhức xương khớp và cách điều trị

Đau nhức xương khớp là bệnh lý thường gặp ở người già, đối tượng bị béo phì, người lao động nặng nhọc. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài bạn nên thận trọng đi khám và tìm cách điều trị sớm bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm ở xương khớp.

Nguyên nhân đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là hiện tượng các khớp xương trên cơ thể bị đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội. Hiện tượng này có thể xảy ra ở nhiều khớp cùng lúc, chẳng hạn như khớp đầu gối, khớp háng, mắt cá chân, cổ tay, khớp vai… 

đau nhức xương khớp
Bệnh đau nhức xương khớp có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là người già

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp bao gồm:

  • Tuổi cao: Ở người già, người cao tuổi xương khớp bị lão hóa nên rất yếu và dễ bị đau nhức.
  • Chấn thương: Tập luyện thể thao, lao động quá sức, té ngã, tai nạn xe cộ.. khiến xương khớp bị tổn thương, đau nhức
  • Béo phì: Vân nặng dư thừa sẽ làm tăng gánh nặng cho khớp, đặc biệt là các khớp dưới. Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến bạn bị đau nhức xương khớp mà còn có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vấn đề khác về sức khỏe.
  • Ít vận động: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây cứng khớp, đau nhức xương khớp ở dân văn phòng.
  • Mang giày cao gót: Những đôi giày có gót quá cao nếu mang thường xuyên có thể khiến chị em phụ nữ bị đau nhức xương khớp ở chi dưới.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không hợp lý khiến cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp như canxi, vitamin D. Đau nhức xương khớp là một hậu quả tất yếu.
  • Do ảnh hưởng của bệnh tật: Đôi khi tình trạng đau nhức xương khớp có thể xảy ra do mắc các bệnh lý như thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, loãng xương, viêm đa khớp dạng thấp, lao xương khớp, đau dây thần kinh tọa…

Tình trạng bệnh kéo dài và có thể xuất hiện vào ban đêm khiến bạn mất ngủ, mệt mỏi. Điều quan trọng là tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị hiệu quả càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe cũng như khả năng vận động của bạn.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Cách điều trị đau nhức xương khớp

Trước khi lựa chọn phương pháp điều trị, bạn cần trao đổi với bác sĩ về triệu chứng đang gặp phải cùng một số vấn đề như: Tính chất công việc, chế độ ăn, lịch sử bệnh… Bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp X-quang khớp, chụp MRI, xét nghiệm máu… để chẩn đoán được nguyên nhân đau nhức xương khớp ở một cá nhân.

Có nhiều sự lựa chọn trong điều trị, bao gồm:

1. Mẹo trị đau nhức xương khớp tại nhà

Một số giải pháp tự nhiên có thể giúp bạn kiểm soát tốt cơn đau. Chúng tỏ ra có hiệu quả trong các trường hợp bị đau nhức xương khớp nhẹ.

+ Giảm đau nhức xương khớp bằng nhiệt trị liệu

Trị liệu bằng nhiệt là một phương pháp khá đơn giản nhưng có thể giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng. Nhiệt lạnh có tác dụng giảm nhiệt nóng tại khớp, chống sưng tấy và ức chế quá trình truyền tải cảm giác đau qua dây thần kinh. Trong khi đó, nhiệt nóng lại giúp giảm đau nhức xương khớp bằng cách làm giãn nở mạch máu, kích thích lưu thông máu đến chữa lành các mô sụn và xương khớp bị tổn thương.

Chườm nóng trị bệnh đau nhức xương khớp
Chườm nóng/lạnh là những cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà đơn giản

Bạn có thể áp dụng liệu pháp nhiệt bằng những cách sau:

  • Tắm dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm để giảm hiện tượng đau nhức và cứng khớp
  • Sử dụng đậm sưởi ấm vào ban đem để khớp không bị đau và ngủ ngon giấc hơn
  • Cho nước nóng vào trong chai thủy tinh rồi lăn qua lăn lại tại khớp bị đau nhức
  • Bọc đá vào trong một cái túi rồi áp vào vị trí đau
  • Sử dụng một chiếc khăn sạch nhúng vào trong nước nóng hoặc nước lạnh. Sau đó vắt cho ráo nước rồi chườm lên điểm đau.

Đối với các trường hợp bị đau nhức xương khớp do chấn thương, trước tiên bạn nên chườm lạnh trước để khống chế tình trạng sưng viêm tại khớp. Sau khoảng 48 giờ mới chuyển qua chườm nóng.

+ Massage trị đau nhức xương khớp

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thường xuyên xoa bóp, massage cho khớp có thể giúp đẩy lùi bệnh đau nhức xương khớp, giúp khớp vận động trơn tru linh hoạt hơn. 

Tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc các nhà vật lý trị liệu để được hướng dẫn cách massage cho khớp đúng cách. Nếu không thể tự mình thực hiện, bạn có thể tìm đến các trung tâm vật lý trị liệu để được điều trị tốt hơn.

+ Điều trị đau nhức xương khớp bằng thảo dược

Rất nhiều loại thảo dược sẵn có trong vườn nhà có thể giúp bạn đối phó với những cơn đau nhức xương khớp tại nhà mà không phải dùng thuốc. Chúng bao gồm: 

  • Lá lốt:

Hái 1 nắm lá lốt rửa sạch, đem phơi trong bóng râm cho hơi héo. Sau đó, đem sắc lấy 1 bát con nước uống vào buổi tối sau khi ăn tầm 30 phút. Lá lốt có tác dụng khu phong, trừ thấp, giảm viêm, qua đó giảm cảm giác đau nhức khó chịu.

  • Dây đau xương:

Dược liệu này được biết đến với tác dụng giảm đau, kháng viêm nhờ chứa các hoạt chất như Dinorditerpen Glucosid, Alcaloid.

Khi bị bệnh đau nhức xương khớp hành hạ, người dân thường cắt dây đau xương về chặt khúc ngắn, sao vàng rồi đem ngâm với rượu 40 độ theo tỷ lệ 1:5 trong ít nhất 30 ngày. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ x 3 lần/ngày. Kết hợp dùng rượu dây đau xương xoa bóp bên ngoài để làm ấm khớp và nhanh hết đau.

  • Cây xấu hổ:

Theo y học cổ truyền, rễ cây xấu hổ có tác dụng kháng viêm, trừ phong tê thấp, thư giãn thần kinh. Để sử dụng, bạn đem rễ cây thái mỏng, sấy khô. Cuối cùng tẩm rượu sao thơm rồi sắc nước uống 2 lần trong ngày, mỗi ngày dùng 30g.

  • Cây cỏ xước:

Cỏ xước được dùng làm thuốc trị đau nhức xương khớp và nhiều chứng bệnh khác trong Đông y với tên gọi là ngưu tất nam. Bạn lấy toàn thân cây đem cắt nhỏ, sắc uống ở dạng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng được khuyến cáo mỗi ngày là 10 – 16g.

cỏ xước trị đau nhức xương khớp
Điều trị đau nhức xương khớp bằng bài thuốc dân gian từ cây cỏ xước

Trong quá trình điều trị tại nhà cần lưu ý thực hiện tốt một số vấn đề dưới đây để đạt được hiệu quả tốt hơn:

  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý. Trường hợp đang bị béo phì, hãy tham vấn ý kiến của các nhà chăm sóc sức khẻo và chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch giảm cân khoa học. Điều này sẽ giúp giải phóng áp lực cho khớp, giảm đau nhức xương khớp toàn thân, đặc biệt là các khớp ở phía dưới.
  • Tập thể dục mỗi ngày để không bị thừa cân và duy trì khả năng vận động trơn tru, linh hoạt của khớp. Tùy theo sức khỏe, sở thích bạn có thể cân nhắc tham gia các hoạt động như đi bộ, đạp xe, tập thể dục nhịp điệu, ngồi thiền, bơi lội…
  • Thêm các thực phẩm chứa nhiều axit béo omega 3 ( cá ngừ, các loại hạt, dầu thực vật, cá thu…) và các loại gia vị như nghệ, gừng, tỏi vào trong thực đơn. Những thực phẩm này có đặc tính kháng viêm tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức xương khớp do viêm khớp, chấn thương.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để đào thải chất độc tích tụ tại khớp, đẩy nhanh tiến độ hồi phục tổn thương.
  • Hạn chế các thực phẩm, đồ uống làm khớp bị sưng và đau nhức nhiều hơn. Chẳng hạn như gia vị cay, các món chế biến sẵn, đồ hộp, nước ngọt, bia, rượu…
  • Tranh thủ vận động vài phút sau mỗi giờ làm việc ở công sở. Lao động hợp lý, tránh để đầu óc căng thẳng quá mức gây ra những tác động tiêu cực đến xương khớp.

2. Vật lý trị liệu chữa bệnh đau nhức xương khớp

Vật lý trị liệu không chỉ giúp giảm đau nhức mà còn có tác dụng tích cực trong việc phục hồi chức năng vận động, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý về cơ xương khớp.

Các phương pháp được áp dụng cho người bị đau nhức xương khớp bao gồm:

– Siêu âm: Chiếu sóng siêu âm có tác dụng giảm đau, chống viêm. Phương pháp này phù hợp với những người bị đau nhức do mắc thoái hóa khớp, viêm khớp hoặc do bị thoát vị đĩa đệm.

– Chiếu laser: Giúp phục hồi chức năng của dây thần kinh và cơ bắp, giảm đau nhức các khớp.

– Đèn hồng ngoại: Phương pháp này sử dụng bức xạ nhiệt làm giãn mạch, giảm đau, chống viêm xương khớp và làm mềm gân cơ.

– Châm cứuChuyên gia vật lý trị liệu sử dụng những cây kim mỏng châm vào các huyệt đạo trên cơ thể. Điều này giúp cân bằng âm dương, đả thông kinh mạch, giảm đau nhức tại khớp và nâng cao thể trạng cho người bệnh.

– Tập luyện: Một số bài tập vật lý trị liệu cũng có thể giúp đẩy lùi tình trạng đau nhức khớp và cải thiện phạm vi hoạt động. Bạn sẽ được chuyên viên hướng dẫn thực hành các bài tập sau tại trung tâm vật lý trị liệu hoặc tại nhà:

Bài 1:

  • Đứng thẳng, 2 chân dang rộng bằng vai
  • Gập đầu gối bên phải ra phía sau đưa bàn chân áp sát về phía mông
  • Dùng tay phải giữ cố định chân lại trong 30 giây
  • Thực hiện tương tự cho bên chân còn lại
  • Mỗi ngày tập luyện 20 phút giúp giảm đau đầu gối, khớp cổ chân, bàn chân.

Bài 2:

  • Quỳ gối trên sàn nhà và đặt mông lên 2 gót chân
  • Gập thân trên về phía trước và vươn thẳng hai tay
  • Giữ tư thế này trong 10 nhịp đếm rồi thả lỏng cơ thể, lặp lại thêm 20 lần nữa
  • Kiên trì tập luyện mỗi ngày để giảm đau nhức xương khớp toàn thân.

3. Điều trị đau nhức xương khớp bằng thuốc Tây

Thuốc tân dược thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý và triệu chứng liên quan hoặc cơn đau nhức khớp xảy ra quá mức chịu đựng của bạn.

thuốc điều trị đau nhức xương khớp
Dùng thuốc tây có tác dụng nhanh nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ

Dưới đây là một số loại thường có mặt trong đơn thuốc của người bệnh đau nhức xương khớp:

  • Thuốc giảm đau: Bao gồm các sản phẩm kem bôi, thuốc mỡ có tác dụng giảm đau tại chỗ ( Icy Hot, Capsaicin, Aspercternal, BenGay…) và các thuốc giảm đau theo đường uống ( Paracetamol ). Thuốc giúp đứt cơn đau nhanh nhưng chỉ là tạm thời. Bạn nên uống sau khi ăn để không làm tổn thương đến dạ dày.
  • Thuốc chống viêm không steroid ( tên viết tắt: NSAID ): Được sử dụng phổ biến nhất là Naproxen, Aspirin hay Ibuprofen. Ngoài tác dụng giảm đau nhức xương khớp, thuốc còn hoạt động tốt trong việc kháng viêm, giảm sốt, đồng thời ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông trong tĩnh mạch, giúp việc lưu thông máu đến nuôi dưỡng xương khớp được thông suốt.
  • Thuốc làm co giãn cơ: Chẳng hạn như Mydocalm hay Coltramyl. Khi sử dụng nên thận trọng đề phòng với những tác dụng phụ của thuốc, bao gồm tụt huyết áp, buồn ngủ, tim đập chậm…
  • Tiêm corticoid: Thuốc được tiêm trực tiếp vào khớp của những người bị đau nhức nặng kèm theo sưng khớp, viêm khớp.
  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng khi có nhiễm trùng tại khớp. 

4. Phẫu thuật chữa đau nhức xương khớp

Hiếm khi người bị đau nhức xương khớp phải phẫu thuật. Phương pháp này được thực hiện trên những bệnh nhân bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm hay các bệnh lý xương khớp khác ở giai đoạn nặng, gây đau nhức xương khớp kéo dài cùng nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bạn sẽ được phẫu thuật nội soi khớp hoặc mổ hở theo phương pháp truyền thống. Điều này còn phụ thuộc vào vấn đề đang gặp phải.

Cách phòng ngừa đau nhức xương khớp

Mặc dù đây là triệu chứng khá phổ biến nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế được nguy cơ mắc căn bệnh này bằng những việc làm đơn giản sau:

  • Thực hiện chế độ ăn giàu canxi, vitamin D và tăng cường các loại rau quả vào bữa ăn để xương khớp phát triển cứng cáp, khỏe mạnh.
  • Vận động thường xuyên để nâng cao sức bền cho hệ cơ xương khớp, làm chậm tiến trình lão hóa, ngăn ngừa các vấn đề về xương khớp.
  • Loại bỏ các tư thế không đúng trong sinh hoạt, chẳng hạn như đứng lâu, ngồi hoặc nằm nhiều, vặn mình một cách đột ngột, mang vác vận nặng quá sức.
  • Tránh để cân nặng tăng quá nhiều và quá nhanh làm tăng lực lên xương khớp và dẫn đến đau nhức.
  • Mặc đủ ấm và hạn chế đi ra ngoài trong điều kiện thời tiết lạnh

Trên đây là những nguyên nhân đau nhức xương khớp thường gặp cùng cách điều trị và phòng ngừa bệnh. Nếu bạn đang gặp rắc rối với vấn đề này, đừng ngần ngại đi khám để được hướng dẫn phương pháp chữa trị hiệu quả.

Có thể bạn chưa biết:

TIN NÊN ĐỌC

Ngày đăng 04:11 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 04:11 - 21/06/2022
Chia sẻ:
U xương ác tính: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị U xương ác tính: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

U xương ác tính được đánh giá là một trong những căn bệnh nguy hiểm và khó nhận diện trong…

đau lưng cấp Đau lưng cấp và cách điều trị, giảm đau nhanh nhất

Khác với đau lưng mãn tính kéo dài dai dẳng, những cơn đau lưng cấp tính chỉ diễn ra trong…

thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không Người bị thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ?

Mỗi ngày dành khoảng 30 - 60 phút cho việc đi bộ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho…

xoa bóp bấm huyệt chữa đau dây thần kinh tọa Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa

Ngoài việc điều trị đau dây thần kinh tọa bằng Tây y thì phương pháp xoa bóp bấm huyệt cũng…

Đau lưng khi mang thai – Mẹo giảm đau nhanh cho mẹ bầu

Đau lưng khi mang thai là một trong những vấn đề sức khỏe khá phổ biến ở mẹ bầu, nhất…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua