Thoái hóa khớp

Đặt lịch ngay

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Thoái hóa khớp xảy ra ở người lớn tuổi, tuy nhiên người trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Bởi, có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động gây thoái hóa khớp sớm. Thận trọng đối với chứng bệnh này, nếu chủ quan không điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng khó lường.

Tổng quan

Thoái hóa khớp (Osteoarthritis hay Degenerative arthritis) là bệnh lý xương khớp xảy ra khi sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, bào mòn hoặc phá vỡ cấu trúc. Kèm theo đó là hiện tượng viêm và giảm dịch khớp khiến khớp không còn trơn láng, ổn định như bình thường.

Nếu tình trạng thoái hóa nặng có thể gây lòi đầu khớp xương dưới sụn, ma sát gây viêm và dẫn đến sưng đau khó chịu. Bất kỳ khớp nào trên cơ thể cũng có khả năng mắc phải chứng bệnh này.

Thoái hóa sụn khớp lâu ngày làm ảnh hưởng chức năng khớp. Đồng thời xương dưới sụn cũng có biểu hiện bị dị dạng, xơ hóa, giảm độ bền, chắt và xuất hiện các vết nứt nhỏ. Trường hợp nặng hơn, xương sụn khớp cọ xát vào nhau khiến bệnh nhân khó khăn khi di chuyển, cơn đau tăng dần.

Thoái hóa khớp

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Thoái hóa khớp xảy ra phổ biến ở người cao tuổi, xương khớp lão hóa tự nhiên. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác tác động khiến xương khớp lão hóa sớm. Chính vì thế bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa dần. Dưới đây là những nguyên nhân chính:

Nguyên nhân
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh thoái hóa khớp

  • Lão hóa do tuổi tác: Người có tuổi tác càng cao càng gặp nhiều vấn đề xương khớp. Theo đó, sụn khớp dần bị thoái hóa, bào mòn gây cọ xát đầu xương. Nếu không kiểm soát tình trạng này ngày càng nghiêm trọng phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Do chấn thương: Nhiều người bị thoái hóa khớp sớm do chấn thương khớp không được điều trị. Tình trạng tổn thương, viêm nhiễm ngày càng kéo dài phát sinh nhiều hệ lụy, đặc biệt là nguy cơ lão hóa khớp sớm.
  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng cũng là yếu tố làm tăng khả năng bị thoái hóa khớp. Hệ thống xương khớp phải chịu áp lực trọng lượng cơ thể, dễ gây bào mòn sụn khớp sớm, dẫn đến lão hóa cũng như nhiều vấn đề liên quan khác.
  • Do tính chất công việc: Nhiều bệnh nhân phải ngồi nhiều, lao động chân tay nặng nhọc trong thời gian dài khiến khớp suy yếu, thoái hóa sớm.
  • Do di truyền, yếu tố bẩm sinh: Một số trường hợp người bệnh bị thoái hóa khớp do liên quan đến di truyền.
  • Nguyên nhân khác: Thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, do ảnh hưởng bệnh lý xương khớp khác,... cũng là nguyên nhân dễ thoái hóa khớp.

Nếu bạn phát hiện biểu hiện bất thường hãy thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh để chữa trị càng sớm càng tốt.

Phân loại và triệu chứng

Thoái hóa khớp được phân thành thoái hoái hóa khớp nguyên phát và thoái hóa khớp thứ phát. Ngoài phân loại này, người ta còn nhận diện thoái hóa khớp theo các vị trí xương khớp bị thoái hóa. Chẳng hạn thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp háng, cổ tay, ngón tay, khớp vai, chân và cột sống. Mỗi vị trí bị thoái hóa, biến dạng sụn khớp phát sinh các triệu chứng nặng, nhẹ ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Thoái hóa khớp nguyên phát: Thường xuất hiện khu trú tại vị trí 1 khớp, loại này lại tiếp tục được phân thành nhiều loại nhỏ tương ứng với vị trí khớp bị tổn thương. Trường hợp có trên 2 khớp thoái hóa sẽ được gọi là thoái hóa khớp toàn thể.
  • Thoái hóa khớp thứ phát: Có liên quan đến môi trường sụn khớp, tổn thương, do yếu tố bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa, nhiễm trùng,... Các vấn đề bắt nguồn từ yếu tố trong và ngoài cơ thể dẫn đến thoái hóa khớp.
Thoái hóa khớp nguyên phát
Thoái hóa khớp thứ phát

Bệnh thoái hóa khớp gây ra các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn. Ngoài ra, ở giai đoạn mới khởi phát khá khó phát hiện bệnh do triệu chứng không rõ ràng. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển ngày càng nặng, triệu chứng dần rõ ràng hơn. Dưới đây là các biểu hiện thường gặp:

Đau nhức, cứng khớp: Cơn đau xuất hiện âm ỉ, sau đó dần trở nên nghiêm trọng hơn. Cảm giác cứng khớp thể hiện rõ nhất là thời điểm khi vừa ngủ dậy.
Sưng khớp, nóng khớp: Vị trí thoái hóa khớp bị sưng cứng, sờ vào có cảm giác nóng ran. Đây là biểu hiện thường gặp ở người đang gặp vấn đề xương khớp như thoái hóa, tổn thương sụn khớp, đĩa đệm,...
Khả năng vận động kém: Đau nhức, cứng khớp khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại, vận động, sinh hoạt hàng ngày. Trường hợp thoái hóa khớp nặng có thể không đi lại được.
Phát ra âm thanh tại khớp: Sụn khớp bị bào mòn, hai đầu xương ma sát vào nhau tạo ra âm thanh lạ như lộp cộp, răng rắc. Đặc biệt bệnh nhân có thể cảm nhận được tình trạng này rõ ràng hơn khi đi lại, vận động.

Nhận biết cơ thể có biểu hiện bất thường, sau đó thăm khám sớm và điều trị giúp bệnh nhân phòng tránh rủi ro. Hiện nay, để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp đã đơn giản hơn giai đoạn trước đó, nhờ vào các kỹ thuật, máy móc hiện đại. Bác sĩ kiểm tra khớp, kiểm tra các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải, đưa ra các đánh giá sơ bộ. Kết hợp với các thủ thuật xét nghiệm như chụp X quang, CT, MRI, xét nghiệm dịch khớp, xét nghiệm máu và nước tiểu để đưa ra chẩn đoán chính xác tình hình bệnh nhân đang gặp phải.

Biến chứng và tiên lượng

Thoái hóa khớp không gây nguy hiểm tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên nếu bệnh không được kiểm soát, tình trạng tổn thương lâu ngày có thể phát sinh nhiều hệ lụy khó lường. Trước hết là ảnh hưởng khả năng vận động của bệnh nhân, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, trường hợp tổn thương đĩa đệm, ma sát đầu xương gây vỡ, nứt xương có thể gây biến dạng khớp. Thậm chí, nhiều khả năng bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ bại liệt, tàn phế vĩnh viễn. Chính vì thế, bệnh nhân không nên chủ quan, cần thăm khám và điều trị sớm.

Điều trị

Điều trị thoái hóa khớp bằng các biện pháp bảo tồn hoặc can thiệp xâm lấn trong trường hợp cần thiết. Dưới đây là hướng điều trị thường được áp dụng:

Điều trị
Thăm khám và điều trị thoái hóa khớp theo hướng dẫn của bác sĩ

Sử dụng thuốc

  • Thuốc giảm đau: Thường dùng Acetaminophen, tramadol. Ngoài ra trong một số trường hợp cũng dùng Opioid, tuy nhiên do thuốc này có thể khiến người dùng bị lý lẫn đầu óc, nhất là người lớn tuổi nên thông thường không được sử dụng phổ biến.
  • Thuốc Duloxetine: Đây là dạng thuốc ức chế hấp thu serotonin norepinephrine, có tác dụng giảm đau trong trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa khớp. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể dùng thay thế bằng Capsaicin, tác dụng gián đoạn dẫn truyền cảm giác đau.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Dùng cho trường hợp bệnh nhân bị đau kéo dài, đau kèm theo dấu hiệu viêm nhiễm khớp. Kê đơn thuốc dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc giảm đau khác tăng hiệu quả kiểm soát triệu chứng.
  • Thuốc giãn cơ: Một số loại thường dùng như Cyclobenzaprine, Metaxalone, Methocarbamol. Thuốc hỗ trợ giảm nhẹ cơn đau cho bệnh nhân, tuy nhiên đối với người cao tuổi khi dùng thuốc có thể gặp phải số phản ứng phụ.
  • Thuốc Corticosteroid đường uống: Chỉ định dùng trong thời gian ngắn. Tác dụng chính là giúp giảm đau, tăng độ linh hoạt cho khớp.

Ngoài những loại thuốc kể trên, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các nhóm thuốc khác, tương ứng với tình trạng sức khỏe. Dùng thuốc theo hướng dẫn, tránh lạm dụng để phòng ngừa rủi ro gặp tác dụng phụ và các nguy cơ khác.

Tăng vận động thể chất

Tăng sức mạnh cho khớp thoái hóa bằng những bài tập phù hợp. Biện pháp này không chỉ hỗ trợ xoa dịu cơn đau, tránh cứng khớp mà còn giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.

Áp dụng các biện pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng tại nhà bằng chườm lạnh, chườm nóng tại khớp. Cách này giúp hiện tượng sưng viêm cải thiện đáng kế. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để áp dụng đạt hiệu quả tốt nhất.

Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống

Trị liệu thần kinh cột sống có tên khoa học là Chiropractic, biện pháp hiện đang được các chuyên gia đánh giá cao. Phương pháp điều trị không xâm lấn, không cần dùng thuốc. Bác sĩ chuyên môn, kỹ thuật viên có kinh nghiệm sẽ tiến hành nắn chỉnh khớp chuyên khoa.

Những sai lệch khớp được điều chỉnh, tăng cường hiệu quả phục hồi, giảm đau, giảm các kích thích cho cơ thể. Bệnh nhân có thể tìm đến các trung tâm trị liệu uy tín, chất lượng nếu muốn tham khảo thực hiện giải pháp điều trị này.

Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu không xâm lấn, áp dụng được cho mọi đối tượng. Mục đích phục hồi chức năng khớp, giúp giảm đau, giảm sưng và cải thiện vận động một cách hiệu quả nhất có thể cho người bệnh.

Điều trị
Tập vật lý trị liệu giúp người bệnh phục hồi chức năng xương khớp

Hiện nay có nhiều hình thức vật lý trị liệu được ứng dụng. Chẳng hạn như biện pháp chiếu laser cường độ cao, sử dụng sóng xung kích, dùng đế hỉnh hình bàn chân,... Hiệu quả điều chỉnh khớp, giúp giảm đau và đẩy nhanh thời gian phục hồi khớp.

Bệnh nhân được các chuyên gia khuyến khích nên đến các trung tâm uy tín, chất lượng để thực hiện. Điều trị đúng cách, kiên trì giúp tình trạng thoái hóa khớp sớm được kiểm soát hiệu quả.

Phẫu thuật

Trường hợp thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng, không còn đáp ứng điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật can thiệp. Phương pháp xâm lấn, tác động trực tiếp vào vị trí bị tổn thương, chỉnh sửa và loại bỏ rủi ro cho bệnh nhân.

Tuy nhiên do can thiệp ngoại khoa nên phẫu thuật thường có chi phí cao, đồng thời cũng tiềm ẩn một số nguy cơ khác. Do đó, bác sĩ thường sẽ kiểm tra thận trong, cân nhắc trước khi thực hiện cho từng đối tượng bệnh nhân.

Giải pháp điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Trung tâm Xương khớp iHR trực thuộc Trung tâm Thuốc dân tộc hiện ứng dụng phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp hiệu quả từ y học cổ truyền với bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang. Bài thuốc được nghiên cứu và phát triển từ hàng chục bài thuốc cổ phương, nổi bật nhất là bài thuốc bí truyền của người Tày và y pháp Hải Thượng Lãn Ông.

Bài thuốc xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp cùng lúc 3 nhóm thuốc tạo ra cơ chế đa chiều, điều trị thoái hóa khớp từ căn nguyên gây bệnh, chấm dứt các triệu chứng đau nhức, làm chậm quá trình thoái hóa, phục hồi xương khớp. Trong đó:

Giải pháp xương khớp kết hợp tại Thuốc dân tộc

Để nâng cao hiệu quả và rút ngắn điều trị, Trung tâm Thuốc dân tộc xây dựng giải pháp kết hợp thuốc y học cổ truyền và các liệu pháp bổ trợ điều trị thoái hóa khớp gồm:

  1. Sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị và tái tạo xương khớp
  2. Ứng dụng vật lý trị liệu (châm cứu, bấm huyệt, thủy châm...) giảm đau tự nhiên
  3. Xịt xương khớp Thuốc dân tộc có tác dụng làm nóng, giảm đau khớp tại chỗ
  4. Tư vấn hướng dẫn các bài tập, ngâm chân, dinh dưỡng giảm đau xương khớp

Phòng ngừa

Chủ động phòng bệnh thoái hóa khớp từ sớm theo khuyến cáo của chuyên gia. Không nên chủ quan, bởi bệnh lý này hoàn toàn có thể xuất hiện ở người trẻ tuổi. Một vài lưu ý như sau:

Phòng thoái hóa khớp
Tập thể dục, sinh hoạt khoa học, ăn uống đều độ phòng thoái hóa xương khớp

  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học hơn. Ngủ đủ giấc, dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế lao động nặng nhọc, khiêng vác nặng thường xuyên khiến xương khớp lão hóa sớm.
  • Tập luyện thể dục, vận động giúp cơ thể dẻo dai, nâng cao đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi, nằm sao cho phù hợp, tránh ảnh hưởng đến cột sống gây thoái hóa và nhiều vấn đề khác.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, uống đủ nước. Đồng thời hạn chế ăn những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, thức uống chứa cồn và chất kích thích,....
  • Tránh chấn thương ảnh hưởng đến khớp, lựa chọn môn thể thao phù hợp. Trường hợp gặp chấn thương nên điều trị sớm, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bất thường và chữa trị càng sớm càng tốt.

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Thoái hóa khớp có chữa khỏi dứt điểm được không?

2. Người bị thoái hóa khớp có chơi thể thao được không?

3. Uống thuốc có chữa được thoái hóa khớp không?

4. Khi nào thì cần phẫu thuật chữa thoái hóa khớp?

5. Phẫu thuật chữa thoái hóa khớp bao nhiêu tiền?

6. Nếu không điều trị thoái hóa khớp có sao không?

7. Biến chứng thoái hóa khớp là gì? Có nguy hiểm tính mạng không?

8. Ăn gì khi bị thoái hóa khớp giúp bệnh mau khỏi?

Bệnh thoái hóa khớp không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà còn có khả năng gặp phải ở người trẻ tuổi. Không nên chủ quan bởi bệnh kéo dài sẽ gây ra không ít biến chứng ảnh hưởng sức khỏe, đời sống. Bệnh nhân cần thăm khám và chữa trị sớm để phòng tránh rủi ro.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua