Hội chứng Lesch-Nyhan

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Hội chứng Lesch - Nyhan là một dạng rối loạn di truyền hiếm gặp. Xảy ra do sự thiếu hụt HPRT ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa purin. Hậu quả khiến purin tích tụ trong cơ thể, dẫn đến một loạt các triệu chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cơ bắp và hành vi. Không có cách chữa trị hoàn toàn hội chứng này, tuy nhiên các biện pháp y tế tích cực có thể giúp cải thiện triệu chứng, giảm thiểu biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho con. 

Tổng quan

Hội chứng Lesch - Nyhan (Lesch-Nyhan Syndrome) là căn bệnh rất kỳ lạ, còn được gọi là "hội chứng tự ăn thịt mình". Xảy ra khi người bệnh tự cắn xé thịt trên cơ thể mình một cách bất thường. Hội chứng này được xếp vào danh sách TOP 20 căn bệnh kỳ lạ nhất trên giới và được xác định lần đầu tiên vào năm 1964.

Hội chứng Lesch - Nyhan là căn bệnh lạ nguy hiểm xảy ra khi người bệnh tự cắn xé thịt chính mình

Theo phân tích của các chuyên gia, khác với bệnh Parkinson, người bệnh có xu hướng không thể làm được những việc mà bản thân mong muốn dù rất cố gắng. Còn người mắc hội chứng Lesch - Nyhan lại không thể ngăn việc cơ thể muốn làm những việc không theo mong muốn.

Bản chất của hội chứng Lesch - Nyhan là một dạng rối loạn bẩm sinh xảy ra do thiếu hụt enzyme hypoxanthine guanine phosphoribosyltransferase (HPRT). Đây là một loại enzyme chịu trách nhiệm hỗ trợ quá trình chuyển hóa purin, dẫn đến tích tụ axit uric trong cơ thể.

Hội chứng này chủ yếu xảy ra ở bé trai. Chúng gây ra các vấn đề về não, thần kinh và các hành vi của cơ thể. Chẳng hạn như thiểu năng trí tuệ, viêm khớp nặng hoặc giảm khả năng kiểm soát cơ. Hậu quả khiến bản thân tự gây thương tích và nếu không điều trị kịp thời, tình trạng bệnh thường có tiên lượng khá xấu.

Phân loại

Hội chứng Lesch - Nyhan được phân chia làm nhiều loại khác nhau, dựa vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.

  • Loại cổ điển: Ảnh hưởng đến khoảng 70% trường hợp trong tổng số người mắc hội chứng này. Đặc trưng bởi hàng loạt các triệu chứng như bệnh gout, co cứng, thiểu năng trí tuệ và có những hành vi tự gây thương tích cho bản thân.
  • Loại giảm nhẹ: So với dạng cổ điển, dạng giảm nhẹ thường ít nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng xảy ra có xu hướng giảm nhẹ dần dù tương tự như dạng cổ điển.

Ngoài ra, còn 1 dạng thứ ba ít gặp hơn là hội chứng Lesch - Nyhan thể thiếu niên, thường xuất hiện từ thời thơ ấu. Đặc trưng bởi các triệu chứng như co cứng cơ, thiểu năng trí tuệ và các hành vi tự gây thương tích bất thường.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bản chất của hội chứng Lesch - Nyhan là sự rối loạn quá trình chuyển hóa purin, đây là khối xây dựng thiết yếu của DNA và RNA. Rối loạn này xảy ra do sự thiếu hụt enzyme hypoxanthine guanine phosphoribosyltransferase (HPRT). Đây là enzyme chịu trách nhiệm tái chế purin trong cơ thể. Khi không có loại enzyme này, purin sẽ tích tụ quá mức trong cơ thể và gây ra một loạt các triệu chứng bất thường về hệ thần kinh, cơ bắp và rối loạn hành vi.

Đột biến gen HPRT khiến cơ thể tích tụ quá mức axit uric trong máu là nguyên nhân chính gây ra hội chứng Lesch - Nyhan

Purin là hợp chất nitơ được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm như thịt gia cầm, nội tạng, các loại đậu... Khi không có HPRT (enzyme hypoxanthine guaninephosphoribosyltransferase), chúng không được tích hợp vào nucleotide. Hậu quả khiến cơ thể tích tụ nồng độ cao axit uric và tinh thể natri urat cao quá mức trong khớp, thận, gây sỏi thận và nhiều biến chứng khác.

Đây là một loại rối loạn di truyền theo kiểu lặn liên kết với NST X. Điều này đồng nghĩa với có sự xuất hiện của gen đột biến dẫn đến rối loạn nằm trên NST giới tính X.

Đây cũng là lý do vì sao nam giới là đối tượng có khả năng cao bị ảnh hưởng bởi Lesch - Nyhan vì chỉ có 1 NST X. Trong khi nữ giới vì có đến 2 NST X nên rất hiếm khi bị ảnh hưởng. Nếu nữ giới mang gen đột biến, họ có thể trở thành người mang mầm bệnh và truyền gen bệnh cho thế hệ sau.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Những người mắc hội chứng Lesch - Nyhan thường ít khi phát sinh triệu chứng ngay từ khi sinh ra. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ tăng trưởng bình thường trước và sau sinh. Chỉ đến khi trẻ được khoảng 4 tháng tuổi các triệu chứng mới bắt đầu bộc phát.

Nồng độ axit uric trong máu quá cao gây ra hàng loạt các triệu chứng về sỏi thận, bệnh gout, co cứng khớp, thiểu năng trí tuệ và hành vi tự gây thương tích

Các triệu chứng điển hình của hội chứng Lesch - Nyhan bao gồm thiểu năng trí tuệ, giảm khả năng vận động và có những hành vi bất thường. Cụ thể gồm:

Vấn đề thần kinh & vận động cơ

Mỗi trường hợp cụ thể mà người bệnh hội chứng Lesch - Nyhan sẽ có các triệu chứng khác nhau, tùy theo khu vực thần kinh bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như:

  • Khó đọc, khó phát âm gây ảnh hưởng đến khả năng sử dụng ngôn ngữ;
  • Khó bò, khó nuốt;
  • Co giật liên tục không tự nguyện;
  • Múa giật;
  • Nói ngọng, nói chậm;

Thay đổi hành vi

  • Tự gây thương tích cho bản thân như cắn môi, cắn ngón tay, chọc tay vào mắt, tự đập đầu liên tục;
  • Tâm trạng cáu kỉnh, dễ căng thẳng;
  • Trầm cảm, chán nản, không có cảm giác hứng thú, buồn bã;

Các vấn đề sức khỏe

Ngoài thần kinh, cơ khớp và hành vi, trẻ mắc hội chứng Lesch - Nyhan cũng có thể mắc phải một số vấn đề sức khỏe bất thường do tình trạng tích tụ axit uric quá mức trong cơ thể. Chẳng hạn như:

  • Sỏi thận;
  • Sỏi bàng quang;
  • Suy thận;
  • Gout;
  • Nôn ói liên tục;
  • Thiếu hụt vitamin B12 gây thiếu máu hồng cầu khổng lồ;

Các thay đổi khác

  • Khuyết tật trí tuệ;
  • Trẻ chậm phát triển thể chất, đa số là nam giới sẽ chậm dậy thì, kích thước tinh hoàn nhỏ hoặc có xu hướng thoái hóa tinh hoàn;
  • Bất ổn về tâm lý;
  • Các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn ói, viêm thực quản, rối loạn nhu động ruột...;

Chẩn đoán

Các triệu chứng của hội chứng Lesch - Nyhan tuy đa dạng và biểu hiện rõ rệt nhưng lại không đặc hiệu, giống với nhiều tình trạng bệnh lý khác nên gây khó khăn cho việc chẩn đoán.

Tại bệnh viện, bước chẩn đoán đầu tiên là thăm khám toàn diện để đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ. Đồng thời, kiểm tra các triệu chứng và hành vi bất thường nghi ngờ là hội chứng Lesch - Nyhan. Sau đó, khai thác tiền sử bệnh cá nhân cũng như tiền sử gia đình để phát hiện các dấu hiệu liên quan như trẻ chậm phát triển, có những hành vi tự gây thương tích cho bản thân...

Chẩn đoán hội chứng Lesch - Nyhan chủ yếu thông qua xét nghiệm di truyền kết hợp phân tích máu và nước tiểu

Tiếp theo, để xác nhận chẩn đoán trẻ mắc hội chứng Lesch - Nyhan, cần phải thực hiện một số xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Phân tích mẫu phẩm nước tiểu giúp đo nồng độ axit uric và purin. Nếu kết quả cao bất thường, thì đây là một gợi ý quan trọng giúp chẩn đoán hội chứng Lesch - Nyhan.
  • Đo hoạt động enzyme: Khi nghi ngờ trẻ mắc hội chứng Lesch - Nyhan, có thể tiến hành đo hoạt động enzyme HPRT. Dựa vào kết quả hoạt động enzyme quá cao hay quá thấp để đưa ra gợi ý chẩn đoán chính xác.
  • Xét nghiệm di truyền: Để biết chính xác trẻ có mắc hội chứng Lesch - Nyhan hay không thì xét nghiệm di truyền là biện pháp đáng tin cậy nhất. Được thực hiện bằng phân tích mẫu DNA của trẻ để tìm kiếm gen đột biến HPRT. Nếu có sự hiện diện của chúng, chắc chắn trẻ đã mắc phải hội chứng này.

Ngoài ra, để đảm bảo đưa ra chẩn đoán chính xác về hội chứng Lesch - Nyhan phục vụ công tác điều trị đúng hướng, bác sĩ thường đưa ra một vài chẩn đoán phân biệt rõ ràng với các bệnh lý sau:

  • Bệnh bại não;
  • Hội chứng tự kỷ;
  • Hội chứng Cornelia de Lange;
  • Hội chứng Tourette;
  • Hội chứng Rett;
  • Rối loạn tự chủ gia đình;
  • Thiếu hụt glucose 6-phosphate dehydrogenase (G6PD);
  • Bệnh thần kinh cảm giác di truyền;
  • Tình trạng tăng hoạt động tổng hợp phosphoribosyl pyrophosphate (PRPP);

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh nhân mắc hội chứng Lesch - Nyhan thường có tiên lượng xấu dần theo thời gian, có tuổi thọ không cao và rất hiếm trường hợp sống đến năm 40 tuổi do biến chứng bệnh. Ngoài những ảnh hưởng về sự phát triển thể chất và trí tuệ, người bệnh còn có vô số những hành vi bất thường gây tổn hại đến bản thân. Đây là lý do vì sao hầu hết những người mắc hội chứng này đều phải nhổ bỏ toàn bộ răng để tránh tự cắn xé cơ thể.

Trẻ mắc hội chứng Lesch - Nyhan thường có tuổi thọ thấp và tử vong cao do các biến chứng của bệnh

Không những vậy, họ còn có xu hướng bạo lực và dễ bị tác động kích thích thần kinh, dẫn đến hành vi tấn công những người xung quanh mình do không làm chủ được bản thân.

Một số trường hợp khác cũng có thể phát triển biến chứng sỏi thận, suy thận, tăng nguy cơ suy hô hấp do nhiễm trùng phổi dẫn đến đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Nhiều báo cáo trên toàn thế giới đã ghi nhận việc tử vong đột ngột ở bệnh nhân mắc hội chứng Lesch - Nyhan.

Điều trị

Không có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với hội chứng Lesch - Nyhan. Mục đích can thiệp điều trị chủ yếu nhằm kiểm soát tiến triển của các triệu chứng và giảm thấp nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Tùy vào loại và mức độ triệu chứng ra sao để áp dụng phương pháp điều trị cho phù hợp. Có thể liệt kê một vài phương pháp cụ thể sau:

Điều trị hội chứng Lesch - Nyhan chủ yếu thông qua dùng thuốc, các biện pháp hỗ trợ hoặc thủ thuật y tế nhằm kiểm soát triệu chứng

Thuốc trị gout

Allopurinol là loại thuốc trị gout rất phổ biến và được sử dụng để điều trị triệu chứng về thận, khớp do hội chứng Lesch - Nyhan gây ra. Tác dụng chính của thuốc là ức chế enzyme xanthine oxidase, giảm sản xuất axit uric trong máu. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm khớp do gout, ngăn ngừa biến chứng suy thận.

Ngoài ra, một số thủ thuật loại bỏ sỏi thận, sỏi tiết niệu như kỹ thuật sóng xung kích hoặc tia laser cũng thường được áp dụng để kiểm soát bệnh.

Điều trị các triệu chứng thần kinh

Để kiểm soát các triệu chứng về thần kinh và bất thường về hành vi, có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Dùng thuốc:
    • Kết hợp S-adenosyl methionine với risperidone (thuốc chống loạn thần) giúp cải thiện đáng kể tình trạng tự làm tổn thương cơ thể và giảm chứng loạn trương lực cơ;
    • Baclofen hoặc benzodiazepin cải thiện triệu chứng co cứng;
  • Các biện pháp hỗ trợ khác:
    • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi lại bằng thiết bị chuyên dụng, ngăn ngừa dị tật;
    • Hỗ trợ tạm thời bằng cách sử dụng miếng bảo vệ răng, miệng đệm môi;
    • Điều trị lâu dài bằng cách nhổ bỏ toàn bộ răng. Trường hợp không thể nhổ răng vì biến chứng tổn thương mô cũng như ảnh hưởng tính thẩm mỹ, có thể tiến hành phẫu thuật lấy tủy sống nhằm bảo tồn xương ổ răng;
    • Thực hành liệu pháp hành vi dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để kiểm soát triệu chứng và cải thiện kỹ năng giao tiếp;

Các phương pháp y tế khác

Qua nhiều nghiên cứu và thực hành, các phương pháp như cấy ghép tủy xương và truyền máu trao đổi thường không đem lại hiệu quả như mong đợi. Do đó, các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu một số phương pháp khác như liệu pháp kích thích não sâu thông qua phẫu thuật não hoặc liệu pháp thay thế dopamine bằng gabapentin và tiêm botulium tại chỗ.

Chăm sóc hỗ trợ tại nhà

Ngoài các phương pháp điều trị y tế, bệnh nhân mắc hội chứng Lesch - Nyhan cũng có thể thực hiện các biện pháp tại nhà dưới đây để giúp cải thiện triệu chứng. Bao gồm:

Người mắc hội chứng Lesch - Nyhan cần được tạo điều kiện để có lối sống lành mạnh và vận động tích cực để duy trì sức khỏe

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, chọn lựa thực phẩm phù hợp. Hạn chế nguồn thực phẩm giàu purin để giảm sản xuất axit uric, ngăn ngừa sự tấn công của các cơn gout, chẳng hạn như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật...
  • Uống nhiều nước hơn giúp làm loãng và loại bỏ bớt lượng axit uric dư thừa, giảm tần suất bùng phát các cơn gout gây đau nhức;
  • Cố gắng duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao, vừa giúp cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt của cơ bắp, vừa giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
  • Sử dụng một số thiết bị hỗ trợ như nẹp, nạng hoặc xe lăn để giảm nguy cơ chấn thương khi vận động.
  • Trong môi trường sinh hoạt hàng ngày, cần loại bỏ toàn bộ những vật dụng, thiết bị hoặc đồ vật có tính nguy hiểm, dễ gây thương tích để giảm thiểu thấp nhất nguy cơ làm tổn hại đến sức khỏe người bệnh.

Phòng ngừa

Hội chứng Lesch - Nyhan là một hội chứng di truyền bẩm sinh, được hình thành ngay từ khi trẻ còn phát triển trong bụng mẹ. Do đó, hoàn toàn không có cách nào để phòng ngừa.

Tuy nhiên, nếu chọn lựa tư vấn di truyền sớm trước ngay khi có kế hoạch sinh con sẽ giúp các cặp vợ chồng hiểu rõ về nguy cơ di truyền hội chứng Lesch - Nyhan cho thế hệ sau. Từ đó, chọn lựa làm xét nghiệm tiền sản (trước sinh) để đo lường tỷ lệ di truyền gen bệnh cho con (nhất là trẻ nam). Bao gồm 2 phương pháp là chọc ối và lấy mẫu lông nhung màng đệm giúp phát hiện chính xác đột biến gen liên quan.

Khuyến khích những người có tiền sử gia đình đã từng mắc bệnh không nên bỏ qua bước này, nhằm giảm tỷ lệ sinh con mắc hội chứng Lesch - Nyhan hoặc có những chỉ định sản khoa cần thiết phù hợp với mong muốn của gia đình.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Vì sao con tôi chậm phát triển và có những dấu hiệu bất thường về thần kinh, cơ, có hành vi tự làm hại bản thân?

2. Nguyên nhân nào khiến con tôi mắc hội chứng Lesch - Nyhan?

3. Những xét nghiệm nào giúp chẩn đoán chính xác hội chứng Lesch - Nyhan?

4. Hội chứng Lesch - Nyhan có nguy hiểm không?

5. Tiên lượng tuổi thọ của con tôi như thế nào?

6. Những phương pháp điều trị tốt nhất dành cho trường hợp của con tôi?

7. Tôi cần làm gì để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và cải thiện triệu chứng cho con?

8. Tôi cần làm gì để giảm nguy cơ sinh con mắc hội chứng Lesch - Nyhan trong lần mang thai tiếp theo?

Cho đến nay, hội chứng Lesch - Nyhan vẫn còn là căn bệnh lạ và nguy hiểm vì chưa có phương pháp chữa trị triệt để. Vì đây là căn bệnh bẩm sinh nên rất khó có thể phòng ngừa một cách chủ động. Cách tốt nhất là tư vấn di truyền kết hợp xét nghiệm tiền sản trước sinh để giảm thiểu nguy cơ. Nếu sinh con mắc hội chứng Lesch - Nyhan thì cách tốt nhất là tích cực điều trị trong khả năng để cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho trẻ.

Ngày đăng 13:33 - 30/08/2023 - Cập nhật lúc: 13:33 - 30/08/2023
Chia sẻ:
Bệnh Phì Đại Âm Vật
Phì đại âm vật là tình trạng âm vật lớn bất thường. Có thể do bẩm sinh hoặc phát triển trong quá trình trưởng thành. Bệnh xảy ra khi phôi…
Hội chứng Gorlin
Hội chứng Gorlin là một dạng rối loạn di truyền…
Polyp cổ tử cung Bệnh Polyp Cổ Tử Cung
Polyp cổ tử cung là căn bệnh phụ khoa xảy…
Bệnh Viêm Buồng Trứng
Viêm buồng trứng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra…
Tắc vòi trứng Bệnh Tắc Vòi Trứng

Tắc vòi trứng là bệnh lý sản - phụ khoa phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng…

Bệnh Teo Thực Quản

Teo thực quản là một trong những dị tật bẩm sinh được hình thành từ những bất thường trong giai…

Bệnh Down

Hội chứng Down là rối loạn di truyền do phát triển dư NST số 21 trong bộ gen. Trẻ bị…

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ xảy ra rất phổ biến trong thời điểm khoảng 24 - 28 tuần. Nguyên nhân được…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua