Tiểu đường thai kỳ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Tiểu đường thai kỳ xảy ra rất phổ biến trong thời điểm khoảng 24 - 28 tuần. Nguyên nhân được cho có liên quan nhất là sự rối loạn hormone thai kỳ, gây cản trở việc cơ thể gặp khó khăn trong việc sử dụng insulin. Sự ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ khiến phụ nữ mang thai và thai nhi gặp nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Khuyến cáo điều trị càng sớm càng tốt để phòng ngừa các biến chứng khó lường về sau.

Tổng quan

Tiểu đường thai kỳ (Gestational diabetes) hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ, là tình trạng nồng độ glucose trong máu tăng cao trong thời kỳ mang thai. Tình trạng này thường xảy ra vào giai đoạn giữa của thai kỳ, từ tuần 24 - 28. Xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin trong thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi nồng độ glucose tăng lên bất thường trong quá trình mang thai

Rất nhiều trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường khi mang thai, nhưng trước đó lại không hề bị. Nguy cơ dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ thường liên quan đến những mẹ bầu thừa cân béo phì, mang thai khi lớn tuổi hoặc có tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh...

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường tự biến mất sau khi sinh con. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, bệnh có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần chủ động thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp.

Phân loại

Tiểu đường thai kỳ được phân loại làm 3 loại, có đặc điểm triệu chứng và nguy cơ biến chứng khác nhau. Bao gồm:

  • Loại 1: Đây là thể tiểu đường thai kỳ thông thường, được chẩn đoán khi thai phụ có nồng độ đường huyết khi đói là > 126mg/dL. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như thai to hoặc tiền sản giật.
  • Loại 2: Loại này còn được gọi là thể rối loạn dung nạp glucose, được chẩn đoán khi thai phụ có nồng độ đường huyết lúc đói nằm trong mức từ 100 - 125mg/dL. Những người phụ nữ từng bị rối loạn dung nạp glucose sẽ có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ khi mang thai trong tương lai.
  • Loại 3: Đây là thể đái tháo đường thai kỳ được chẩn đoán khi thai phụ có nồng độ đường huyết lúc đói là 95 - 99mg/dL.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng nồng độ glucose trong máu của thai phụ tăng cao quá ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác vì sao tình trạng này xảy ra vẫn chưa được làm rõ.

Rối loạn nội tiết tố trong thai kỳ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tiểu đường thai kỳ

Nhưng vẫn có nhiều nguyên nhân có liên quan mật thiết đến các tác nhân sau đây:

Sự phát triển của thai nhi

Bản chất của tiểu đường thai kỳ là do insulin được tuyến tụy sản xuất ra nhưng không được sử dụng đúng cách để đưa đường vào các tế bào trong cơ thể để chuyển hóa thành năng lượng. Nhưng dưới sự ảnh hưởng của mang thai, nhau thai có nhiệm vụ cung cấp các dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Đặc biệt cơ quan này cũng có khả năng sản xuất ra hormone và làm tăng nguy cơ gây kháng insulin.

Tình trạng kháng insulins thường xảy ra vào khoảng tuần thứ 20 - 24 của thai kỳ. Nên test tiểu đường thai kỳ là một xét nghiệm quan trọng trong giai đoạn này. Hậu quả của tình trạng này khiến cơ thể thai phụ không thể sản xuất kịp insulin cần thiết, khiến lượng đường trong máu tăng cao và gây tiểu đường thai kỳ.

Yếu tố di truyền

Nhiều tài liệu cho thấy tiểu đường thai kỳ có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố di truyền và môi trường. Bằng chứng là những người có tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh sẽ có nguy cơ phát triển tiểu đường thai kỳ cao hơn.

Một số yếu tố khác

Ngoài các nguyên nhân trên, còn một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ phát triển tiểu đường thai kỳ, chẳng hạn như:

  • Phụ nữ trên 25 tuổi;
  • Thai phụ thừa cân, béo phì;
  • Lười hoạt động thể chất;
  • Sinh con trọng lượng lớn > 4kg;
  • Có tiền sử tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó;
  • Phụ nữ từng mắc chứng buồng trứng đa nang;
  • Hút thuốc lá;
  • Chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh;
  • Những người phụ nữ gốc Phi, Á, Tây Ban Nha và người Mỹ bản địa có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao hơn những chủng tộc khác;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Hầu hết các trường hợp tiểu đường thai kỳ không có bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, một số trường hợp chỉ cần chú ý có thể nhận biết một số triệu chứng khác thường như:

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường gặp các triệu chứng như khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, sụt cân...

  • Khát nước;
  • Uống nhiều nước nhưng cảm giác khát không giảm bớt;
  • Tiểu nhiều;
  • Sụt cân;
  • Mờ mắt;
  • Đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi;
  • Cảm giác buồn nôn, nôn ói và tăng cảm giác đói, dù ăn nhiều hơn bình thường vẫn đói;
  • Thay đổi màu sắc trên da, da sẫm màu hơn, chủ yếu ở các vị trí như nách, cổ, háng...;

Chẩn đoán

Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện trong khoảng thời gian từ 24 - 28 tuần và được chỉ định ở tất cả thai phụ. Phương pháp chẩn đoán là nghiệm pháp dung nạp glucose dạng dung dịch uống (Oral Glucoses Tolerance Test - OGTT). Nghiệm pháp này không được chỉ định cho những bệnh nhân có tuổi thai lớn trên 34 tuần.

Trong quá trình thực hiện, thai phụ được yêu cầu uống một dung dịch lỏng chứa đường, sau đó tiến hành đo lượng đường trong máu tại các mốc thời gian cụ thể (1 tiếng, 2 tiếng hoặc 3 tiếng) để đánh giá nồng độ đường trong máu, tiêu chuẩn quan trọng giúp chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Xét nghiệm dung nạp glucose là phương pháp chẩn đoán chính xác tiểu đường thai kỳ

Ở một người bị tiểu đường thai kỳ, có ít nhất 1 thời điểm chỉ số đường huyết sẽ đạt ngưỡng:

  • Glucose máu khi đói ≥ 5,1 mmol/L;
  • Glucose máu sau dung nạp đường 1h ≥ 10,0 mmol/L;
  • Glucose máu sau dung nạp đường 2h ≥ 8,5 mmol/L;

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh tiểu đường thai kỳ phát triển thường không gây ra nhiều triệu chứng, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường cho cả thai phụ lẫn thai nhi. Có thể kể đến như:

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả thai phụ, thai nhi lẫn trẻ sơ sinh

Biến chứng ở thai phụ

Thai phụ mắc chứng tiểu đường thai kỳ có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Huyết áp tăng đột ngột, tăng nguy cơ tiền sản giật;
  • Phát triển tình trạng đa ối (tỷ lệ mắc 15 - 20%);
  • Sinh non;
  • Sinh mổ do thai nhi phát triển lớn;
  • Dễ bị nhiễm trùng;
  • Tăng nguy cơ phát triển tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai sau, đặc biệt là tiểu đường thai kỳ type 2;

Biến chứng ở thai nhi

Thai nhi có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Thai chậm phát triển;
  • Tăng nguy cơ thai lưu;
  • Thai phát triển quá to so với tuổi thai, tăng nguy cơ mổ lấy thai;
  • Chào đời trước ngày dự sinh;

Biến chứng ở trẻ sơ sinh

Một đứa trẻ được sinh ra khi mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng như:

  • Tăng nguy cơ thừa cân, béo phì;
  • Dễ mắc tiểu đường khi trưởng thành;
  • Hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác như tụt đường, canxi trong máu, tăng hồng cầu và bilirubin máu, suy hô hấp cấp...;

Điều trị

Nguyên tắc điều trị tiểu đường thai kỳ nhằm mục đích kiểm soát nồng độ glucose máu ở ngưỡng ổn định, không tăng cao quá cao cũng không hạ thấp. Phần lớn trường hợp đều có thể kiểm soát tốt thông qua lối sống sinh hoạt khoa học, dinh dưỡng lành mạnh, vận động điều độ để ổn định sức khỏe.

Các phương pháp được chỉ định bao gồm:

Kiểm soát lượng đường trong máu 

Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu. Để làm được điều này, thai phụ được khuyến cáo thực hiện các biện pháp sau đây:

Điều trị tiểu đường thai kỳ thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục điều độ

  • Dinh dưỡng: Thai phụ cần đảm bảo thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm bổ sung các dưỡng chất cần thiết ở mức vừa phải. Đặc biệt cần chú ý một số vấn đề sau:
    • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, 5 - 6 bữa cả chính lẫn phụ;
    • Hạn chế dung nạp các loại thực phẩm giàu carbohydrate như cơm, bánh mỳ, các loại trái cây, nước ép, bánh kẹo quá ngọt...;
    • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, giàu vitamin khoáng chất như rau xanh, trái cây, củ quả, ngũ cốc...;
  • Tập luyện: Phụ nữ mang thai cần duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng, điều độ khoảng 20 - 30 phút, khoảng 3 lần/ tuần. Phương pháp này không chỉ giúp giảm nguy cơ kháng insulin, cải thiện triệu chứng tiểu đường thai kỳ, ổn định cân nặng và hỗ trợ cơ thể phục hồi sức khỏe tốt hơn sau sinh. Tuy nhiên, vận động sẽ không được chỉ định nếu thai phụ gặp các vấn đề như xuất huyết âm đạo, nhau tiền đạo, vỡ ối sớm, nhau tiền đạo...

Điều trị bằng thuốc

Sau một thời gian điều trị tiểu đường thai kỳ thông qua điều chỉnh lối sống, ăn uống nhưng không đạt hiệu quả như mong đợi, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định áp dụng kết hợp điều trị bằng insulin. Loại insulin được chỉ định sử dụng phổ biến nhất là loại insulin có kháng nguyên ít. Chẳng hạn như insulin human hoặc insulin analog.

Tùy theo mức độ kháng insulin của cơ thể, cân nặng thai phụ, cân nặng của thai nhi, tình trạng sức khỏe của mẹ, tuổi thai..., bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng mức insulin phù hợp. Thông thường, liều ban đầu khoảng 2IU trước khi ăn, sau 1 - 3 ngày nếu không đáp ứng có thể chỉnh liều dạng tiêm.

Trong trường hợp cần thiết có thể điều trị tiểu đường thai kỳ bằng insulin

Bên cạnh các biện pháp điều trị, trong giai đoạn sau sinh, cả thai phụ lẫn trẻ sơ sinh đều phải được theo dõi kỹ lưỡng. Vì có nhiều trường hợp sau sinh chỉ số đường huyết vẫn không giảm, sẽ được chỉ định điều trị bằng insulin để ổn định nồng độ glucose hoặc điều trị dự phòng.

Phòng ngừa

Không có phương pháp phòng ngừa đặc hiệu đối với tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai luôn được khuyến cáo thực hiện các biện pháp dự phòng ngay từ giai đoạn đầu mang thai để giảm nguy cơ. Hãy áp dụng tích cực các biện pháp dưới đây:

Một lối sống lành mạnh bao gồm ăn uống, tập luyện, cân nặng giúp phòng ngừa hiệu quả tiểu đường thai kỳ

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe, ưu tiên nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, ít chất béo, ít calo...
  • Khi mang thai đừng cố gắng giảm cân, hãy ăn uống khoa học để duy trì cân nặng phù hợp. Tốt nhất nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn mẹ nên tăng bao nhiêu cân là phù hợp.
  • Tích cực vận động điều độ, nên tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức trước và trong khi mang thai để giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Khám thai định kỳ và làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào mốc phù hợp để kiểm soát sức khỏe, sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến tôi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

2. Tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của tôi và sự phát triển của thai nhi?

3. Thời điểm tôi cần làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

4. Phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ tốt nhất dành cho trường hợp của tôi?

5. Chế độ ăn uống nào tốt dành riêng cho tình trạng bệnh của tôi?

6. Tình trạng bệnh của tôi có nên dùng thuốc hay không?

7. Điều trị tiểu đường thai kỳ mất bao lâu thì khỏi?

8. Tôi cần làm gì để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng gây ảnh hưởng khó lường đến sức khỏe của mẹ bầu và cả sự phát triển của thai nhi. Do đó, điều quan trọng nhất là phải sớm phát hiện tiểu đường thai kỳ thông qua xét nghiệm cùng các chẩn đoán nhằm kịp thời điều trị, ngăn ngừa biến chứng về sau.

Ngày đăng 16:48 - 21/07/2023 - Cập nhật lúc: 16:48 - 21/07/2023
Chia sẻ:
Hội chứng Swyer
Hội chứng Swyer là một bệnh hiếm gặp ở phụ nữ. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tuy là phụ nữ, có âm đạo, tử cung và ống dẫn trứng…
Hội chứng Asherman
Hội chứng Asherman là tình trạng hiếm gặp gây ảnh…
Hội Chứng Móng Và Xương Bánh Chè
Hội chứng móng và xương bánh chè là bệnh lý…
Hội chứng lão hóa sớm
Hội chứng lão hóa sớm là một trong những rối…
Bệnh Sứt Môi Hở Hàm Ếch

Sứt môi hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh rất phổ biến. Xảy ra do sự kết hợp giữa…

Bệnh Suy Buồng Trứng

Suy buồng trứng là nỗi ám ảnh của không ít chị em phụ nữ. Sự suy giảm chức năng buồng…

Hội chứng truyền máu song thai

Hội chứng truyền máu song thai là vấn đề sản khoa hiếm gặp, thường xảy ra ở những cặp sinh…

Bệnh Thuyên tắc ối

Thuyên tắc ối là biến chứng rất nghiêm trọng, đe dọa tính mạng cả mẹ lẫn thai nhi, có thể…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua