Bệnh Tắc Vòi Trứng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Tắc vòi trứng là bệnh lý sản - phụ khoa phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh hiếm muộn. Điều trị tắc vòi trứng không kịp thời còn gây ra biến chứng thai ngoài tử cung nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Tùy theo mức độ bệnh mà áp dụng phương pháp điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật cho phù hợp. 

Tổng quan

Ống dẫn trứng là bộ phận quan trọng nối thông từ buồng trứng đến buồng tử cung. Đây chính là con đường duy nhất để tinh trùng di chuyển đến gặp trứng, tiến hành thụ tinh, sau đó phôi thai di chuyển đến tử cung làm tổ. Vòi trứng bình thường có kích thước khoảng 10 - 12cm.

Tắc vòi trứng
Tắc vòi trứng là tình trạng ống dẫn trứng bị chít hẹp, dính tắc và thu nhỏ lại làm giảm chức năng

Tắc vòi trứng (tên tiếng Anh là Fallopian Tube) hay còn được gọi là tắc ống dẫn trứng. Là tình trạng 1 bên hoặc cả 2 vòi trứng bị thu hẹp nhỏ lại, dính tắc gây cản trở quá trình thụ thai hoặc đã thụ tinh thành công nhưng không đủ không gian để di chuyển đến buồng tử cung làm tổ.

Đây là bệnh lý phổ biến ở nữ giới và chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra vô sinh hiếm muộn (tỷ lệ 25 - 35%). Nếu không điều trị kịp thời, tắc ống dẫn trứng còn làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, thậm chí tử vong. Do đó, chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản nên thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Phân loại

Tắc vòi trứng được chia làm 2 dạng cơ bản gồm:

  • Tắc 1 bên (tắc không hoàn toàn): Tình trạng vòi trứng bị chít hẹp, tắc nghẽn chỉ xảy ra ở 1 trong 2 bên vòi trứng. Chị em vẫn có khả năng thấp thụ thai nhưng nguy cơ cao là mang thai ngoài tử cung.
  • Tắc 2 bên (tắc hoàn toàn): Là tình trạng vòi trứng bị tắc nghẽn hoàn toàn, không thể thực hiện chức năng như binh thường và có nguy cơ cao vô sinh - hiếm muộn.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Tương tự như nhiều bệnh lý phụ khoa khác, chị em chỉ phát hiện bệnh khi triệu chứng đã bùng phát rõ ràng, nhưng về cơ bản vẫn không hiểu tại sao mình mắc bệnh. Theo nhiều nghiên cứu, tắc vòi trứng có nguy cơ cao xảy ra do 4 nguyên nhân chính dưới đây:

1. Viêm vùng chậu 

Viêm vùng chậu (Pelvic inflammatory disease - PID) là một trong những bệnh lý nhiễm trùng cơ quan sinh sản nữ phổ biến. Các loại virus, vi khuẩn này tồn tại ở âm đạo và cổ tử cung, sau đó di chuyển vào tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng theo cơ chế nhiễm khuẩn ngược dòng.

Đối với ống dẫn trứng, tình trạng viêm nhiễm này gây

Tắc vòi trứng
Viêm vùng chậu là bệnh lý nhiễm trùng phổ biến hàng đầu gây ra tắc vòi trứng

ra áp xe ổ khuẩn, sau đó hình thành các vết mô sẹo dày cả bên trong lẫn bên ngoài ống. Cộng với tình trạng ứ dịch buồng trứng (Hydrosalpix) gây cản trở quá trình di chuyển của tinh trùng đến trứng hoặc của phôi thai đến tử cung.

2. Lạc nội mạc tử cung 

Lạc nội mạc tử cung cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tắc vòi trứng. Đây là tình trạng các tế bào nội mạc (lớp màng lót bên trong tử cung) xuất hiện tại các cơ quan, bộ phận bên ngoài tử cung, mà điển hình là vòi trứng.

Sự tồn tại của khối lạc nội mạc tử cung trong vòi trứng dẫn đến tắc nghẽn, viêm nhiễm, hình thành mô sẹo, mất cân bằng nội tiết gây rối loạn sự phóng noãn và cản trở nhu động ống dẫn trứng.

3. Tiền sử mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm, cần được cấp cứu ngay vì có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Đây là tình trạng phôi thai thay vì làm tổ trong tử cung nhưng lại di chuyển đến những bộ phận khác như vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung, ổ phúc mạc, ổ bụng...

Đối với trường hợp thai làm tổ trong vòi trứng, sau phẫu thuật lấy thai ra khỏi có thể để lại sẹo gây tắc vòi trứng, ảnh hưởng khả năng sinh sản về sau.

4. Ảnh hưởng từ các bệnh lý lây qua đường tình dục 

Có 2 bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất gây ra tắc vòi trứng là vi khuẩn lậu và Chlamydia. Chúng tồn tại và phát triển ở cổ tử cung, niệu đạo gây viêm nhiễm nghiêm trọng. Nếu không phát hiện kịp thời có thể gây ra những tổn thương nặng nề và sau khi phục hồi sẽ để lại sẹo trong vòi trứng, tăng nguy cơ tắc nghẽn ảnh hưởng sinh sản.

Tỷ lệ tắc vòi trứng ở nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ngày càng cao. Ngoài ra, bệnh còn xảy ra ở nhiều nhóm đối tượng khác như:

Tắc vòi trứng
Phụ nữ quan hệ không an toàn dễ mắc các bệnh lây qua đường tình dục có nguy cơ cao bị tắc vòi trứng

  • Người có thói quen quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ mạnh bạo, không an toàn và lây truyền các bệnh qua đường tình dục;
  • Người vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không đúng cách trong những ngày hành kinh, thụt rửa âm đạo sâu hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh;
  • Người từng có tiền sử nạo phá thai nhiều lần hoặc đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung nhưng không đảm bảo điều kiện vô trùng;
  • Người có tiền sử phẫu thuật ổ bụng;
  • Yếu tố nguy cơ khác như dị tật bẩm sinh, di truyền, do sự quá phát của các khối u xơ...;
  • ...

Triệu chứng và chẩn đoán

Các triệu chứng tắc vòi trứng thường không đặc hiệu, khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của các bệnh lý phụ khoa khác. Bao gồm:

Tắc vòi trứng
Đau bụng dưới, đau vùng chậu, thay đổi kinh nguyệt... là những triệu chứng thường gặp ở chị em bị tắc vòi trứng

  • Rối loạn kinh nguyệt: Vòi trứng bị tắc ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng (rụng trứng và phóng noãn). Biểu hiện rõ rệt nhất là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như rong kinh, cường kinh, tắc kinh, chậm kinh, lượng máu kinh quá ít hoặc quá nhiều, màu sắc bất thường...
  • Đau bụng: Cơn đau bụng do tắc vòi trứng thường rất dữ dội, kèm theo cứng bụng, đau lưng, tiểu rắt, mệt mỏi, kiệt sức... Đặc biệt, nghiêm trọng hơn trong những ngày hành kinh.
  • Các triệu chứng khác:
    • Tăng dịch tiết âm đạo;
    • Khí hư có màu sắc bất thường;
    • Ngứa ngáy âm đạo;
    • Đau rát khi giao hợp;
    • Rối loạn tiêu hóa;
    • Suy nhược cơ thể;

Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể mà mức độ và số lượng triệu chứng được biểu hiện sẽ khác nhau. Nhất là dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác, do đó khuyến cáo bệnh nhân nên chủ động thăm khám chuyên khoa để có chẩn đoán kết luận chính xác nhất.

Các biện pháp chẩn đoán tắc vòi trứng phổ biến nhất gồm:

Tắc vòi trứng
Chẩn đoán tắc vòi trứng thông qua lâm sàng và các xét nghiệm như nội soi, chụp X quang

  • Khám lâm sàng: Bằng dụng cụ khám mỏ vịt để quan sát và đánh giá các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh phụ khoa nói chung và tắc vòi trứng nói riêng.
  • Chụp X quang tử cung & vòi trứng (HSG): Được thực hiện bằng cách đưa ống nhỏ dài từ ngoài vào bên trong âm đạo, đến gần tử cung để bơm dung dịch thuốc nhuộm vào. Chất này giúp phản hồi hình ảnh chi tiết bên trong tử cung dựa trên hình ảnh X quang. Ngoài ra, chất dịch lỏng này vào từ 1 đầu ống dẫn trứng còn giúp kiểm tra tình trạng tắc xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên.
  • Nội soi: Dụng cụ nội soi được đưa vào bên trong tử cung giúp bác sĩ kiểm tra mức độ tắc nghẽn, vị trí và tìm kiếm các vấn đề liên quan khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như có mô sẹo dính hay khối lạc nội mạc tử cung.

Biến chứng và tiên lượng

Tắc ống dẫn trứng là bệnh lý sản khoa nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong đó 2 hệ lụy nguy hiểm nhất là:

Tắc vòi trứng
Tắc vòi trứng là nguyên nhân hàng đầu gây mang thai ngoài tử cung và vô sinh hiếm muộn

  • Vô sinh - hiếm muộn: Nếu ống dẫn trứng không được xử lý mở rộng ra, tinh trùng sẽ không thể đến gặp trứng, không thể thụ thai tự nhiên và gây vô sinh hiếm muộn.
  • Mang thai ngoài tử cung: Phôi thai làm tổ ngay trong vòi trứng, nếu không phát hiện sớm và xử lý cấp cứu kịp thời sẽ gây vỡ ống dẫn trứng, xuất huyết khó cầm và ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ.
  • Giảm sức khỏe thể chất: Những cơn đau bụng dưới, đau vùng chậu dữ dội do viêm nhiễm khiến chị em rơi vào trạng thái suy nhược sức khỏe, yếu ớt, mệt mỏi và suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

Tỷ lệ bệnh tắc nghẽn ống dẫn trứng ngày càng cao, làm chậm đường con cái của các cặp vợ chồng mới cưới, thậm chí không có cơ hội làm mẹ do điều kiện chữa trị không cho phép. Tuy nhiên, về mặt y học cho thấy tắc vòi trứng là bệnh có thể chữa khỏi được nếu phát hiện và điều trị sớm, áp dụng đúng phương pháp.

Điều trị

Tùy theo mức độ tắc vòi trứng và mong muốn điều trị của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Có những trường hợp bệnh nhân đã đủ con, muốn điều trị dứt điểm hoặc trường hợp chưa có con và mong muốn điều trị bảo tồn chức năng sinh sản.

1. Điều trị nội khoa

Nếu phát hiện tình trạng tắc vòi trứng sớm thông qua vô tình thăm khám sức khỏe định kỳ và mức độ bệnh nhẹ, không có biến chứng sẽ được bác sĩ ưu tiên điều trị nội khoa trước để có thêm các cơ sở đánh giá về bệnh.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, mức độ triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc phù hợp, thường là thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn, nấm men và ký sinh trùng gây viêm nhiễm, dẫn đến tắc vòi trứng. Phương pháp này giúp giải quyết 8 - 10% trường hợp tắc vòi trứng mức độ nhẹ.

Đồng thời, kết hợp với chăm sóc sức khỏe tại nhà, điều chỉnh lối sống sinh hoạt, ăn uống khoa học, đủ chất và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để tăng hiệu quả điều trị.

2. Can thiệp ngoại khoa

Những trường hợp tắc vòi trứng không đáp ứng điều trị nội khoa sẽ được chỉ định điều trị bằng các thủ thuật ngoại khoa nhằm thông tắc hoặc mở rộng vòi trứng. Bao gồm các biện pháp sau:

Tắc vòi trứng
Phẫu thuật ngoại khoa là cần thiết trong trường hợp tắc vòi trứng nghiêm trọng

  • Kỹ thuật bơm hơi: Kỹ thuật này giúp thông tắc vòi trứng bằng cách đặt thuốc vào bên trong và đợi cho thuốc phát huy tác dụng. Phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp có mức độ tắc nhẹ, chỉ hẹp 1 đoạn ngắn. Áp dụng đúng cách đem lại tỷ lệ thành công từ 30 - 50%. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là dễ gây biến chứng, đau nhức nhiều và không thể chữa khỏi bệnh dứt điểm tận gốc được.
  • Phẫu thuật nội soi:
    • Trường hợp vị trí tắc ống dẫn trứng gần tử cung cần phải nội soi mới có thể thấy được rõ ràng tổn thương bên trong. Thông qua hình ảnh nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các mô sẹo dính trong vòi trứng hoặc tách các đoạn ống bị dính lại với nhau. Phương pháp này được đánh giá đem lại hiệu quả cao, thời gian thực hiện nhanh chóng, ít biến chứng và phục hồi nhanh.
    • Trường hợp ống dẫn trứng bị tắc ở vị trí xa hơn so với thành tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi cắt bỏ các mảng dây dính, quấn quanh ống dẫn trứng, giúp ống mở rộng ra trở về kích thước bình thường. Y học ghi nhận có hơn 40% trường hợp áp dụng cách này đã có thai sau 12 tháng thực hiện.
  • Phẫu thuật nối ống dẫn trứng: Áp dụng cho những trường hợp vị trí ống dẫn bị tổn thương nằm ở đoạn giữa. Sau khi phẫu thuật loại bỏ đoạn bị tổn thương sẽ tiến hành nối 2 vòi trứng lại với nhau.
  • Phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng: Trường hợp bệnh nhân đã có đủ con, cộng với mức độ viêm tắc vòi trứng nghiêm trọng, có nguy cơ lây lan và các biến chứng khác cao sẽ được khuyến khích cắt bỏ hoàn toàn ống dẫn trứng. Tuy nhiên, nếu không thể có con tự nhiên, chị em vẫn có thể thụ tinh ống nghiệm để mang thai nếu có đủ điều kiện.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa tắc ống dẫn trứng, duy trì chức năng sinh nở khi đang còn trong độ tuổi sinh sản, chị em cần thực hiện các biện pháp sau:

Tắc vòi trứng
Thăm khám và tầm soát sức khỏe vùng kín, sinh sản để sớm phát hiện tắc vòi trứng và điều trị kịp thời

  • Duy trì đời sống tình dục lành mạnh, quan hệ chung thủy 1 vợ 1 chồng, sử dụng biện pháp tránh thai an toàn, quan hệ nhẹ nhàng, không thô bạo, vệ sinh kỹ lưỡng trước và sau khi quan hệ để tránh nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
  • Giữ vệ sinh vùng kín mỗi ngày, nhất là trong những ngày hành kinh, thay mới quần lót thường xuyên;
  • Điều chỉnh lối sống sinh hoạt khoa học, có giờ giấc, trật tự, vận động tập thể dục tích cực để cơ thể khỏe mạnh, ổn định miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung đa dạng các loại dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, chống oxy hóa và ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Giữ trạng thái tâm lý ổn định, vui vẻ, lạc quan, ổn định cảm xúc để tránh các tác nhân thuận lợi làm bùng phát tắc vòi trứng.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ theo khuyến cáo hoặc thăm khám ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường về sức khỏe vùng kín, sinh sản.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến tôi bị tắc vòi trứng?

2. Tình trạng bệnh của tôi có nặng không?

3. Tắc vòi trứng ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?

4. Các xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán chính xác mức độ tắc vòi trứng?

5. Điều trị tắc vòi trứng bằng phương pháp nào tốt nhất?

6. Điều gì sẽ xảy ra nếu không ngưng điều trị giữa chừng?

7. Bị tắc vòi trứng khi nào cần phẫu thuật? Những lợi ích và rủi ro liên quan?

8. Dùng thuốc có chữa khỏi hoàn toàn tình trạng tắc vòi trứng không?

9. Bị tắc vòi trứng có gây vô sinh không?

10. Khi nào cần phẫu thuật điều trị tắc vòi trứng?

Tắc vòi trứng là căn bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất, các sinh hoạt hàng ngày và cả khả năng sinh sản. Dù bệnh xảy ra do nguyên nhân gì, chị em cũng đều phải chủ động thăm khám để được tư vấn điều trị bằng phác đồ phù hợp. Tránh chủ quan lơ là để phòng ngừa các hệ lụy khó lường của bệnh trong tương lai.

Ngày đăng 12:02 - 14/06/2023 - Cập nhật lúc: 12:02 - 15/06/2023
Chia sẻ:
U nang buồng trứng Bệnh U Nang Buồng Trứng
U nang buồng trứng là bệnh lý phụ khoa phổ biến và hầu hết đều lành tính, ít nguy hiểm. Bệnh thường không có triệu chứng điển hình nên rất…
Hội chứng lão hóa sớm
Hội chứng lão hóa sớm là một trong những rối…
Bệnh Thuyên tắc ối
Thuyên tắc ối là biến chứng rất nghiêm trọng, đe…
Ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung là dạng ung thư…
Bệnh Down

Hội chứng Down là rối loạn di truyền do phát triển dư NST số 21 trong bộ gen. Trẻ bị…

Hội Chứng Móng Và Xương Bánh Chè

Hội chứng móng và xương bánh chè là bệnh lý di truyền gen trội trên nhiễm sắc thể thường. Do…

Hở Eo Tử Cung

Hở eo tử cung xảy ra khi cổ tử cung giãn sớm dù chưa đến ngày dự sinh. Tình trạng…

Sa tử cung

Sa tử cung là một trong những dạng sa tạng chậu thường gặp ở phụ nữ. Tình trạng này phổ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua