Bệnh Celiac (không dung nạp Gluten) là gì? Cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh Celiac là một chứng bệnh dị ứng nghiêm trọng khi chính hệ miễn dịch của cơ thể chống lại chất đạm (protein) trong các loại lúa mì, ngũ cốc. Bệnh khá hiếm, không phổ biến nhưng khi đã mắc phải sẽ kéo theo hàng loạt biến chứng và hậu quả nguy hiểm khác. 

Bệnh Celiac (không dung nạp Gluten) là gì?

Bệnh Celiac hay còn được gọi bằng cái tên khác là bệnh không dung nạp Gluten do cơ thể dị ứng với những loại thực phẩm có chứa chất Gluten có trong lúa mì và các loại ngũ cốc khác như lúa mạch, lúc mạch đen… Phản ứng này xảy ra chủ yếu trong ruột non, kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy lớp niêm mạc ruột, ngăn cản quá trình cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng, kéo theo các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng khác. 

Bệnh Celiac
Bệnh Celiac là một chứng dị ứng khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công khi dung nạp thực phẩm chứa Gluten vào cơ thể

Căn bệnh này tuy không phổ biến nhưng khi xảy ra thì bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải, đặc biệt phổ biến hơn những người da trắng và nữ giới. Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh như hội chứng Down, hội chứng Turner và tiểu đường loại 1 cũng có nguy cơ mắc bệnh Celiac. 

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh Celiac và hội chứng nhạy cảm với gluten (gluten sensitivity) hay chứng cơ thể không dung nạp lúc mỳ. Cách phân biệt dễ nhất đó là mặc dù các bệnh khác có xuất hiện triệu chứng của Celiac nhưng về bản chất, chỉ có bệnh Celiac mới làm hỏng ruột non, còn những bệnh khác thì không. 

Nguyên nhân gây bệnh Celiac

Như đã nói, bệnh Celiac được khởi phát chủ yếu do cơ thể dị ứng với Gluten. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ cần sử dụng các loại thực phẩm, thuốc hay bất kỳ thứ gì có chứa Gluten cũng khiến hệ miễn dịch trong cơ thể bạn lầm tưởng là chất có hại và tấn công nó, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. 

Cho đến nay, chưa có bất kỳ tài liệu ghi chép nào chỉ rõ chính xác nguyên nhân của việc tại sao lại xảy ra tình trạng này ở một số người. Tuy nhiên, một kết quả nghiên cứu khác cho thấy căn bệnh này có liên quan đến gen di truyền. Tức là bệnh có thể truyền từ đời này sang đời khác, ông bà truyền cho bố mẹ, bố mẹ truyền sang cho con cái. 

Bệnh Celiac còn được nghiên cứu và chứng minh rằng có liên quan đến một số bệnh lý tự miễn như. 

  • Những người có tiền sử bị bệnh Down hoặc hội chứng Turner
  • Bệnh Addisonm bệnh Hashimoto
  • Người bị bệnh tiểu đường tuýp 1
  • Mắc bệnh viêm đại tràng, xơ gan ứ mật tiên phát (primary biloary cirrhosis)
  • Bệnh tuyến giáp tự miễn
Bệnh Celiac
Nguyên nhân gây bệnh Celiac chủ yếu là do chất Gluten và có liên quan đến một số bệnh lý tự miễn khác

Ngoài ra, bệnh Celiac thường sẽ không biểu hiện triệu chứng nếu không có sự xuất hiện của các yếu tố gây bệnh như:

  • Ăn các loại thực phẩm có chứa Gluten như lúa mạch, lúa mì, yến mạch… Bởi chỉ khi có Gluten thì hệ thống miễn dịch của cơ thể mới tấn công và gây tổn thương cho ruột non. 
  • Do căng thẳng quá mức
  • Xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột
  • Thực hiện phẫu thuật đường tiêu hóa hoặc sinh con.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Celiac

Việc nhận biết bản thân mình hoặc người thân mắc bệnh Celiac chủ yếu thông qua các triệu chứng điển hình ngay sau lần đầu hoặc vài lần dung nạp Gluten vào cơ thể:

  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Xảy ra các triệu chứng về đường tiêu hóa như đau bụng, ói mửa, phân có mùi hôi thối bất thường, có váng mỡ, hay quấy khóc, chán ăn, chậm phát triển, trở nên thụ động và bắt đầu có biểu hiện của bệnh trầm cảm…
  • Đối với trẻ ở độ tuổi thiếu niên: Trẻ ở độ tuổi này cũng có thể phát bệnh Celiac và có triệu chứng điển hình nhất rụng tóc từng mảng hoặc gặp các vấn đề răng. 
  • Đối với người lớn: Thường thì ở người lớn hiếm có trường hợp nào xuất hiện các triệu chứng ở đường tiêu hóa. Thay vào đó là triệu chứng như suy giảm sức đề kháng, mệt mỏi, dễ cáu gắt, đau nhức xương khớp, thường xuyên lo lắng, hồi hộp, bứt rứt và trầm cảm. Thậm chí, ở một số chị em phụ nữ có dấu hiệu bị rối loạn kinh nguyệt. 
  • Tiêu chảy: Sau khoảng 30 phút cho đến 1 tiếng sau khi dung nạp các loại thực phẩm có chứa Gluten, người bệnh sẽ đối mặt với cơn đau bụng dữ dội, quặn thắt ở vùng bụng trên và đi vệ sinh liên tục. Tình trạng này thường kéo dài vài ngày khiến người bệnh chán ăn, đau bụng, chướng bụng và giảm cân đột ngột, thậm chí gây mất nước cực kỳ nguy hiểm. 
Bệnh Celiac
Mắc bệnh Celiac khiến người bệnh bị tiêu chảy kéo dài kèm theo đau bụng, chướng bụng dai dẳng
  • Thiếu máu: Nhiều trường hợp trẻ bị bệnh Celiac nhưng không bị tiêu chảy hay bất kỳ triệu chứng nào thì bố mẹ hãy chú ý kỹ hơn về các dấu hiệu như trẻ có bị thiếu máu, thiếu sắt hay không. Đây là những dấu hiệu điển hình cho thấy trẻ đã bị Celiac do cơ thể kém hấp thu sắt cùng các chất tham gia vào quá trình tạo hồng cầu như acid folic, sắt, vitamin B12. 
  • Xuất hiện các đốm mụn nước: Cơ thể xuất hiện nhiều đốm mụn nước li ti (bệnh viêm da Herpes) và gây ra ngứa ngáy. Người bệnh gãi liên tục khiến mụn nước vỡ ra, để lại sẹo tại các vị trí như đầu gối, khuỷa tay, mông, lưng, cổ, khoang miệng, lưng dưới… 
  • Loãng xương: Đây chính là hậu quả của việc hệ miễn dịch ngăn chặn quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin D và gây ra tình trạng loãng xương, thường xuyên đau nhức, thậm chí khiến xương dễ bị tổn thương hơn so với bình thường. 
  • Một số tổn thương về hệ thần kinh: Bao gồm các triệu chứng như đột ngột mất cảm giác hoặc những dị cảm ở bàn tay, bàn chân, thay đổi nhận thức hoặc gặp vấn đề về việc giữ thăng bằng. 
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng: Cơ thể kém hấp thu Carbohydrate và chất béo chính là nguyên nhân khiến người bị bị sụt cân nhanh chóng, ở trẻ em thì chậm tăng trưởng, người lớn thì thiếu năng lượng, thường xuyên mệt mỏi, lờ đờ, ít vận động…

Đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh Celiac, tốt nhất người bệnh cần thăm khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm. 

Bệnh Celiac có nguy hiểm không?

Mặc dù không phải là căn bệnh phổ biến nhưng một khi đã mắc phải bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời:

Bệnh Celiac
Bệnh Celiac mặc dù không phổ biến nhưng khi đã mắc phải sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe
  • Suy dinh dưỡng: Chất Gluten kích thích sự tấn công và loại bỏ của hệ miễn dịch, hậu quả là gây tổn thương niêm mạc ruột non của người bệnh. Từ đó, kéo theo hàng loạt các bệnh lý khác do cơ thể không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, canxi, carbohydrate, chất béo cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác trong thực phẩm dẫn đến việc cơ thể thiếu chất, không có năng lượng để phát triển và hoạt động, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cùng nhiều rối loạn khác…
  • Ung thư: Những người mắc bệnh Celiac sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư hạch, ung thư biểu mô của ruột non, ung thư tiểu tràng, u lympho ruột,co hẹp ruột non do sẹo, viêm loét ruột non…
  • Biến chứng về hệ thần kinh: Người mắc bệnh Celiac không được điều trị kịp thời có thể gây liệt và chứng bệnh tê bại thần kinh ngoại biên. 
  • Lactose Intolerance: Đây là biến chứng khá phổ biến của bệnh Celiac do màng ruột non bị tổn thương gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy khi ăn hoặc uống các loại thực phẩm lactose từ sữa. Lúc này, để điều trị bệnh ngoài việc kiêng hoàn toàn gluten, người bệnh cũng phải loại bỏ sữa ra khỏi thực đơn ăn uống hằng ngày cho đến khi ruột non lành lại và phục hồi chức năng. 
  • Thậm chí, bệnh Celiac có thể gây biến chứng sang tụy và gây các bệnh lý về tụy, sỏi thận, vô sinh và sảy thai…

Biện pháp chẩn đoán bệnh Celiac

Không phải người nào khi mắc bệnh Celiac cũng đều có những biểu hiện, triệu chứng như vừa kể trên. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh khiến cho việc phát hiện và chẩn đoán bệnh trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại vẫn có những biện pháp xét nghiệm chẩn đoán khi nghi ngờ mắc bệnh.

Khi được chỉ định làm xét nghiệm phát hiện và chẩn đoán bệnh Celiac, người bệnh cần phải ngừng ăn các loại thực chẩm chứa Gluten (nếu có) nhằm đảm bảo kết quả thu được chính xác nhất. 

bệnh Celiac
Xét nghiệm máu là biện pháp hiệu quả được áp dụng phổ biến để chẩn đoán bệnh Celiac
  • Xét nghiệm huyết thanh học: Xét nghiệm này giúp tìm ra các kháng thể nhất định trong máu như anti-gliadin, anti-endomysium và anti-tissue transglutaminase. Đây chính là những chất mà hệ miễn dịch tiết ra để chống lại gluten. 
  • Xét nghiệm di truyền: Nhằm tìm ra các tế bào kháng nguyên bạc cầu trong gen người để xác định bệnh. 

Sau khi đã phát hiện bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi toàn bộ dạ dày để đánh giá tình trạng sức khỏe, những tổn thương và mức độ hư hại nặng hay nhẹ của nhung mao bên trong ruột non. Sau đó, tiến hành lấy mẫu mô tiểu tràng để đưa ra biện pháp điều trị thể một cách kịp thời. 

Biện pháp điều trị bệnh Celiac phổ biến hiện nay

Bệnh Celiac dù hiếm nhưng cực kỳ nguy hiểm. Và thực tế hiện nay y học vẫn chưa có một biện pháp đặc trị nào đem lại hiệu quả triệt để 100% đối với bệnh Celiac. Biện pháp duy nhất để kiểm soát căn bệnh này chính là xây dựng một chế độ ăn uống không chứa Gluten – đây cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh. 

Điều này cũng đồng nghĩa với việc trong thực đơn ăn uống hằng ngày của người bệnh Celiac tuyệt đối không có sự xuất hiện của các loại thực phẩm chứa Gluten như: lúa mì, lúa mạch, bột yến mạch, bánh mì, các loại ngũ cốc, mì ống… Tuân thủ tốt nguyên tắc này sẽ giúp bạn có một cuộc sống bình thường, không phải đối mặt với các triệu chứng bệnh khó chịu. 

bệnh Celiac
Bệnh Celiac không có thuốc hay biện pháp đặc trị nào, cách duy nhất là người bệnh kiêng hoàn toàn thực phẩm có chứa Gluten

Và để thực hiện tốt việc “kiêng Gluten” nhưng vẫn đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Trước khi chọn mua bất kỳ loại thực phẩm nào, nên đọc kỹ thành phần dinh dưỡng, nếu có chứa Gluten hãy tìm thực phẩm khác thay thế.
  • Gluten là thành phần rất phổ biến trong các loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống. Ngoài các loại ngũ cốc thì Gluten còn chứa nhiều trong bia, các loại bánh quy, bánh ngọt, bánh kem, pasta, thực phẩm có chứa nhiều chất phụ gia công nghiệp để tăng màu sắc, hương vị như kẹo, mứt, gia vị, nước chấm, nước sốt, thịt chay giả mặn, thực phẩm có mùi cà phê, đồ đông lạnh… và cả trong một số loại thuốc, dược phẩm cũng có chứa chất này. 
  • Để thực hiện tốt hành trình “nói không” với Gluten nhưng vẫn đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể phát triển, duy trì năng lượng để hoạt động, nên ưu tiên chọn các loại thực phẩm tốt như: rau xanh, trái cây tươi, các loại đậu hạt, mầm, thực vật họ đậu và các loại hạt tự nhiên chưa qua xử lý công nghiệp, trứng, các loại thịt chưa chế biến đóng hộp, các loại sữa ít béo, gạo, đậu nạnh, củ dong, hạt rau dền, ngô, bột ngô, hạt kê, cao lương…

Bên cạnh đó, tùy theo từng trường hợp triệu chứng dị ứng nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc chống dị ứng để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. 

Hướng dẫn các cách phòng ngừa bệnh Celiac

Ngoài việc thực hiện kiêng cữ tuyệt đối các loại đồ ăn thức uống chứa Gluten thì để phòng bệnh Celiac, những người có cơ địa dị ứng với Gluten cần lưu ý xây dựng những thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh để phục hồi bệnh tốt cũng như chủ động phòng ngừa bệnh Celiac tái phát. 

  • Thường xuyên thăm khám hoặc tái khám định kỳ theo lịch của bác sĩ để được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh sớm. 
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc ở ngoài để điều trị khi chưa biết bệnh gì. Điều này sẽ chỉ càng khiến bệnh trở nên nặng hơn vì bệnh Celiac hiện tại không có thuốc đặc trị. 
  • Ngoài việc chú ý điều chỉnh thực đơn ăn uống không có Gluten, bạn cũng nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng về các loại thực phẩm cần bổ sung nhiều để đẩy nhanh quá trình hồi phục, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Nếu sau khi kiêng hoàn toàn Gluten nhưng các triệu chứng bệnh vẫn không hồi phục sau 3 ngày, hãy thông báo cho bác sĩ để được xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lại.
  • Tuân thủ các thói quen sinh hoạt lành mạnh, cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc. Ngày ngủ đủ 8 tiếng và vận động thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức đề kháng chống lại mọi bệnh tật. 
Bệnh Celiac
Ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ đủ giấc và thăm khám thường xuyên là cách phòng ngừa bệnh Celiac hiệu quả nhất

Có thể thấy, bệnh Celiac gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, tốt nhất nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa cũng như thăm khám thường xuyên để kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 08:56 - 14/01/2023 - Cập nhật lúc: 15:00 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày – Nguyên nhân và cách trị

Ngày nay, có nhiều trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày nhưng cha mẹ không biết nguyên nhân tại…

Hang Vị Dạ Dày Nằm Ở Đâu? Có Chức Năng Gì Trong Hệ Tiêu Hóa

Hang vị là một bộ phận nhỏ của dạ dày và giữ một số vai trò nhất định trọng hệ…

Đau dạ dày sau khi ăn và các biện pháp làm giảm đau

Tình trạng đau dạ dày sau khi ăn có thể liên quan đến việc ăn quá nhiều, ăn nhanh hoặc…

Đau dạ dày có nên ăn chuối không? (chuối tiêu, tây…)

Chuối là một trong những loại thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, calo giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, tốt…

Vi khuẩn HP tấn công trực tiếp vào cơ thể qua đường miệng. Khi ăn uống, tiếp xúc với nước bọt người bệnh, bạn có thể bị nhiễm khuẩn HP. Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không?

Vi khuẩn HP tấn công qua đường miệng, đi xuống dạ dày và gây ra bệnh viêm loét dạ dày,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua