Đau dạ dày sau khi ăn và các biện pháp làm giảm đau

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tình trạng đau dạ dày sau khi ăn có thể liên quan đến việc ăn quá nhiều, ăn nhanh hoặc do nhai nuốt thức ăn không đúng cách. Tuy nhiên, đôi khi các cơn đau có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn và cần điều trị y tế.

cách trị đau dạ dày sau ăn
Đau dạ dày sau khi ăn có thể là do khó tiêu hoặc một số bệnh lý về dạ dày gây ra

Nguyên nhân gây đau dạ dày sau khi ăn

Có nhiều lý do khác nhau có thể dẫn đến đau dạ dày sau khi ăn. Hầu hết tình trạng này thường liên quan đến chứng khó tiêu và không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu các cơn đau trở nên nghiêm trọng thì các triệu chứng có thể liên quan đến một số vấn đề như:

1. Ngộ độc thực phẩm

Đau dạ dày là một triệu chứng cơ bản nhất của ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng thường bắt đầu sau khi ăn một vài giờ. Tuy nhiên, đôi khi một số trường hợp người bệnh cần vài ngày hoặc vài tuần để xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên.

Các dấu hiệu khác khi ngộ độc thực phẩm bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy
  • Cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Sốt hoặc nhiệt độ cơ thể cao

Ngộ độc thực phẩm thông thường kéo dài một vài ngày và tự cải thiện sau đó. Người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng cách uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

2. Sử dụng thực phẩm có tính axit cao

Thực phẩm có tính axit cao có thể kích ứng dạ dày và gây đau sau khi ăn. Một số loại thức ăn dễ gây kích ứng dạ dày bao gồm nước ép trái cây như cam, bưởi, chanh, phô mai đã qua chế biến, cà chua và các loại thức ăn có vị chua nói.

Do đó, sau khi ăn, người dùng có thể sử dụng các loại trà thảo mộc để hỗ trợ giảm đau dạ dày.

nguyên nhân gây đau dạ dày sau khi ăn
Sử dụng thức ăn có tính axit cao có thể kích ứng và gây đau dạ dày

3. Sử dụng thực phẩm cay

Thực phẩm cay, đặc biệt là ớt có chứa Capsaicin. Hoạt chất này có thể gây ra cảm giác nóng ở dạ dày, kích thích dạ dày và gây đau dạ dày.

4. Khó tiêu chức năng

Một số người có thể bị khó tiêu chức năng, đặt biệt là sau khi ăn uống. Đôi khi axit dạ dày có thể kích ứng niêm mạc dạ dày và gây khó tiêu.

Một số loại thực phẩm giàu chất béo, đồ uống chứa nhiều đường, Caffeine, rượu và các chất kích thích có thể làm tăng nguy cơ khó tiêu và đau dạ dày sau khi ăn. Do đó, nên tránh sử dụng các chất kích thích sau khi ăn, vận động nhẹ nhàng để thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

5. Dị ứng thực phẩm

Một số người có thể bị dị ứng hoặc không nạp một số thực phẩm nhất định. Các loại thực phẩm này có thể gây kích ứng và đau dạ dày sau khi ăn.

Dị ứng thực phẩm có thể gây đau dạ dày
Dị ứng thực phẩm có thể gây kích ứng và đau dạ dày

Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như:

  • Sữa
  • Đậu nành
  • Cá và các loại thực phẩm có vỏ
  • Đậu phộng và các loại hạt
  • Trứng
  • Lúa mì

Những người có tiền sử dị ứng thực phẩm nên tránh các loại thực ăn dễ gây dị ứng. Giữ một danh sách các loại thực ăn dị ứng để tránh gây kích ứng dạ dày.

Đau dạ dày sau khi ăn là bệnh gì?

Đôi khi một số điều kiện y tế cũng có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày sau khi ăn. Một số bệnh lý có liên quan bao gồm:

1. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày khiến niêm mạc dạ dày bị viêm, gây đau, nôn mửa và dẫn đến tình trạng khó tiêu.

Viêm dạ dày nhẹ có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống phù hợp. Người bệnh cần cắt giảm các loại thực phẩm nhiều axit và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

Viêm dạ dày dẫn đến các cơn đau ở dạ dày sau khi ăn
Viêm dạ dày dẫn đến các cơn đau ở dạ dày

2. Loét dạ dày

Loét dạ dày là việc hình thành một vết loét trên niêm mạc dạ dày. Điều này sẽ dẫn đến một cơn đau, đặc biệt là khi dạ dày cần hoạt động để tiêu hóa thức ăn.

Loét dạ dày thường có liên quan đến nhiễm trùng. Người bệnh có thể cần sử dụng thuốc trong thời gian dài để cải thiện tình trạng.

3. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Bệnh có thể dẫn đến táo bón, tiêu chảy, co thắt dạ dày, đầy hơi và đau dạ dày.

Các triệu chứng có thể kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc vài tháng. Hiện tại không có cách để điều trị tình trạng này. Nhưng người bệnh có thể thay đổi chế độ và phong cách ăn uống để hỗ trợ cải thiện tình trạng.

4. Ợ nóng

Ợ nóng hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Điều này khiến người bệnh có cảm giác nóng rát ở ngực và cổ họng. Đôi khi cũng có thể gây ra một cơn co thắt, đau dạ dày, đặc biệt là sau khi ăn xong.

Ợ nóng gây đau dạ dày sau khi ăn
Trào ngược dạ dày có thể gây rối loạn nhu động ruột và gây đau dạ dày sau khi ăn

5. Bệnh Celiac

Bệnh Celiac hay không dung nạp Gluten là một tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bệnh có liên quan đến tình trạng dị ứng hoặc không dung nạp Gluten, chất thường được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen.

Các triệu chứng thường bao gồm táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, đau dạ dày. Người bệnh cần cắt thực phẩm có chứa Gluten ra khỏi chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng.

Các biện pháp giảm đau dạ dày sau khi ăn

Việc điều trị các cơn đau dạ dày sau khi ăn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, nếu tình trạng đau dạ dày sau khi ăn kéo dài hoặc có xu hướng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.

Ngoài ra, khi cảm thấy khó chịu sau khi ăn, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau như sau:

1. Uống nhiều nước

Cơ thể cần hấp thụ nước để tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Mất nước là cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn, kém hiệu quả và khiến người bệnh cảm thấy đau dạ dày sau khi ăn.

Nam giới cần tiêu thụ ít nhất là 3.7 lít nước trong khi phụ nữ khoảng 2.7 l mỗi ngày. Khoảng 20% lượng nước này sẽ đến từ thực phẩm và đồ uống. Do đó, thông thường một người khỏe mạnh cần uống khoảng 8 cốc nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa hoạt động đúng chức năng.

bị đau dạ dày sau khi ăn phải làm sao
Bổ sung nước giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng hơn

2. Không nên nằm sau khi ăn

Khi nằm, axit dạ dày có thể di chuyển lên thực quản và dẫn đến tình trạng ợ nóng.

Do đó những người thường xuyên bị đau dạ dày sau khi ăn không nên đi nằm hoặc ngủ sau khi ăn. Người bệnh hoặc người có sức khỏe yếu có thể nằm lên gối cao chống đỡ đầu, cổ và ngực, ở góc khoảng 30 độ để hỗ trợ dạ dày.

3. Sử dụng trà gừng

Gừng là phương thuốc tự nhiên, phổ biến để hỗ trợ và cải thiện các vấn đề ở dạ dày. Gừng có chứa hoạt chất Gingerols Và Shogaols, có tác dụng thúc đẩy tốc độ co bóp ở dạ dày. Điều này có thể giúp thực phẩm dễ dàng tiêu hóa hơn và tránh tình trạng đau dày sau khi ăn.

Những người thường xuyên đau bao tử có thể sử dụng trà gừng hoặc mứt gừng sau bữa ăn để cải thiện tình trạng. Ngoài ra, sử dụng gừng có thể làm giảm buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

bị đau dạ dày sau khi ăn
Gừng có thể giảm đau, chống buồn nôn và hỗ trợ cải thiện các vấn đề về tiêu hóa

4. Sử dụng bạc hà

Bạc hà có thể hỗ trợ giảm nôn mửa, tiêu chảy, giảm đau, giảm co thắt ở dạ dày. Ngoài ra, bạc hà cũng được cho là có tác dụng điều trị chứng khó tiêu, ợ nóng và đau dạ dày.

Sử dụng một tách trà bạc hà hoặc cho nước ép lá bạc hà vào các loại đồ uống có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau. Ngoài ra, mút kẹo bạc hà cũng giúp giảm đau, khó chịu và ợ nóng.

5. Chườm nóng

Nhiệt độ có thể giúp các cơ bắp ở dạ dày thư giãn, giảm chứng khó tiêu và đau dạ dày. Do đó, chườm một túi nước ấm hoặc một miếng đệm nóng lên dạ dày trong vòng 20 phút có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

6. Dùng hạt thì là

Hạt thì là có chứa các hoạt chất có tác dụng hỗ trợ giảm chứng khó tiêu và giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày.

Người bị đau bụng sau khi ăn có thể trộn 1 – 2 muỗng bột hoặc hạt thì là vào nước sôi, pha thành trà, dùng uống có thể cải thiện các cơn đau. Ngoài ra, nhai một lượng thì là tươi cũng có tác dụng giảm đau và chống lại chứng ợ nóng.

Đau dạ dày sau khi ăn
Sử dụng thì là có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau dạ dày

7. Uống nước ép lô hội

Các chất trong lô hội có thể hỗ trợ cải thiện một số vấn đề ở dạ dày như:

  • Làm giảm axit dư thừa ở dạ dày
  • Tăng cường nhu động ruột và giúp hệ tiêu hóa loại bỏ độc tố
  • Cải thiện khả năng tiêu thụ Protein
  • Thúc đẩy cân bằng hệ thống vi khuẩn đường tiêu hóa
  • Hỗ trợ giảm viêm
  • Sử dụng nước ép lô hội sau bữa ăn có thể hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, giảm buồn nôn, ợ hơi và tình trạng trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, uống 10 ml nước ép mỗi ngày có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề về hệ thống tiêu hóa.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến dạ dày bị tổn thương và đau sau khi ăn. Tình trạng này có thể liên quan đến các bệnh lý về dạ dày và cần được điều trị y tế. Do đó, nếu các triệu chứng đau dạ dày sau khi ăn kéo dài hơn một tuần, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị cụ thể.

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 11:05 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 16:42 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Bác Thành chia sẻ hành trình chữa bệnh tại Thuốc dân tộc Người bệnh chia sẻ hành trình chữa bệnh dạ dày tại Thuốc dân tộc trong chương trình “Vì sức khỏe người Việt VTV2″

Bệnh lý dạ dày gây nên tình trạng đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị… vô…

viêm dạ dày cấp tính Viêm Dạ Dày Cấp: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị, Giảm Đau

Viêm dạ dày cấp là bệnh đường tiêu hóa phổ biến đặc trưng bởi các triệu chứng xảy ra đột…

Phác Đồ Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Mới Nhất (Theo BYT)

Viêm loét dạ dày hay viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày, tá tràng…

Hở Van Dạ Dày Gây Hôi Miệng Và Cách Khắc Phục

Hở van dạ dày gây hôi miệng là hệ quả do dịch vị và mùi khó chịu bên trong dạ…

đau dạ dày bên nào Đau dạ dày là đau bên nào? Vị trí đau giúp chẩn đoán đúng bệnh

Đau dạ dày là vấn đề rất phổ biến mà nhiều người đang gặp phải. Tuy nhiên không phải bất…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua