Chế độ ăn cho người đau dạ dày từng ngày/tuần

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Xây dựng một chế độ ăn cho người đau dạ dày khoa học từng ngày, tuân thủ các nguyên tắc khoa học sẽ góp phần quan trọng giúp cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này không hề dễ dàng vì người bệnh cần biết rõ những thực phẩm nào nên hoặc không nên dùng khi đang bệnh, sau đó kết hợp và cân đối hàm lượng chất dinh dưỡng sao cho phù hợp. 

Chế độ ăn cho người đau dạ dày
Xây dựng một chế độ ăn cho người đau dạ dày khoa học từng ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là một trong những căn bệnh có tỷ lệ mắc ngày càng cao và phổ biến ở nhiều độ tuổi. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu hóa cũng như hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày, thậm chí thủng dạ dày rất nguy hiểm. 

Trong rất nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày thì chế độ ăn uống không khoa học chính là nguyên nhân lớn nhất. Chẳng hạn như thường xuyên bỏ bữa sáng, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn khuya nhiều, ăn nhai nhanh, nuốt vội vàng, sử dụng thực phẩm chưa được nấu chín kỹ…

Nguyên tắc ăn uống dành cho người bị đau dạ dày

Khi bị đau dạ dày, ngoài sử dụng thuốc thì việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh. Chế độ ăn uống của người bệnh đau dạ dày chủ yếu tập trung vào các nguyên tắc sau:

  • Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có khả năng làm giảm tiết dịch vị (chất ngọt, chất béo), thực phẩm có khả năng bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị (bánh mì, gạo nếp, lòng trắng trứng, sữa, bột sắn, bánh quy…) và tránh sử dụng những món ăn ít có tác dụng cơ giới. 
  • Ăn uống đúng giờ giấc, không để đói. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng ăn uống điều độ và có định lượng sẽ giúp hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ quá trình bài tiết của tuyến tiêu hóa, giảm đau dạ dày. 
  • Không nên ăn quá no vì ăn quá no sẽ làm dạ dày bị phồng lên, căng quá mức và dễ sinh ra nhiều axit có hại kích phát cơn đau. 
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tức ăn nhiều bữa mỗi bữa một ít nhưng đủ chất dinh dưỡng, mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 tiếng. Không nên ăn quá sát giờ đi ngủ.
  • Ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày. Bạn nhai càng kỹ sẽ càng kích thích nước bọt tiết ra nhiều hơn và chính điều này sẽ giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. 
  • Không nên chan canh vào cơm trong các bữa ăn hằng ngày. 
Chế độ ăn cho người đau dạ dày
Người bị đau dày cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng và ăn uống đúng cách để cải thiện triệu chứng
  • Ưu tiên áp dụng chế biến bằng các phương pháp như hấp, luộc, nghiền, xay nhuyễn, băm nhỏ và hạn chế tối đa ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ. 
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm ngâm muối chua. Vì trong các loại thực phẩm này có chứa hàm lượng muối cao sẽ khiến dạ dày phải “vất vả” hơn khi phải tăng cường hoạt động xử lý. Không những vậy, các món thực phẩm muối chua có chứa một vài chất gây ung thư nên hãy hạn chế ăn. 
  • Người bị đau dạ dày không nên ăn đồ sống, đồ lạnh hay thực phẩm kích thích vì dễ làm tổn thương lớp niêm mạc đường tiêu hóa và gây viêm dạ dày cấp tính, tiêu chảy…
  • Tuyệt đối không uống rượu bia, cà phê, nước trà đặc. Thay vào đó, nên uống nhiều nước lọc, thời điểm uống nước tốt nhất là vào lúc sáng sớm hoặc 1 tiếng trước khi ăn. Tránh uống nước ngay sau khi ăn vì nước sẽ làm loãng dịch vị và càng dễ gây ra đau dạ dày. 
  • Không hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích vì khói thuốc lá sẽ khiến các mạch máu ở bụng bị co lại và gây ức chế quá trình cung cấp máu đến các tế bào thành dạ dày, làm giảm sức đề kháng của niêm mạc dạ dày, khởi phát cơn đau. 

Gợi ý những nhóm thực phẩm tốt dành cho người bệnh đau dạ dày

Trước khi bắt tay vào xây dựng chế độ ăn cho người đau dạ dày từng ngày/ tuần thì bạn cần phải hiểu rõ về nhóm thực phẩm nên dùng và không nên dùng. Đồng thời, đảm bảo đáp ứng các nguyên tắc về ăn uống, không làm tăng axit dịch vị, từ đó sẽ hạn chế tối đa các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. 

1. Nhóm tinh bột

Đây chắc chắn là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Tinh bột được xem là thực phẩm bắt buộc phải có để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Tuy nhiên, đối với người bệnh đau dạ dày việc sử dụng nhóm thực phẩm tinh bột cần phải hết sức kỹ lưỡng, nếu không sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. 

Do đó, trong nhóm tinh bột dành cho người đau dạ dày nên ưu tiên những món đã qua chế biến như cơm, cháo… Không nên sử dụng thực phẩm được làm từ tinh bột lên men như bún, phở… Bên cạnh đó, lưu ý trong quá trình chế biến tinh bột nên để chín kỹ, nhừ và mềm để dạ dày dễ tiêu hóa và hấp thụ. Hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại thực phẩm khô cứng như bánh mì, bánh ngọt có nhiều đường. 

2. Nhóm chất béo

Người bệnh đau dạ dày thường được khuyến cáo tránh tiêu thụ những loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo. Tuy nhiên, việc kiêng tuyệt đối là điều không nên vì thiếu hụt chất béo sẽ khiến cơ thể bị mất cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng, dẫn đến nhiều triệu chứng bệnh lý khác. 

Chế độ ăn cho người đau dạ dày
Ưu tiên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hoa cải… vừa tốt cho sức khỏe vừa hỗ trợ làm lành vết thương tốt hơn

Vì vậy, thay vì kiêng tuyệt đối chất béo, người bệnh đau dạ dày nên cân bằng tỷ lệ vừa phải, cung cấp đúng lượng chất béo mà cơ thể cần, không thiếu không dư. Ngoài ra, nên thay thế những loại thực phẩm chất béo có nguồn gốc từ động vật và thay bằng dầu thực vật (dầu hướng dương, dầu oliu, dầu hoa cải, dầu cọ, dầu đậu tương…) sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Vì theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, dầu thực vật có tác dụng hỗ trợ làm lành vết thương ở dạ dày rất tốt. 

3. Nhóm chất đạm

Chất đạm (protein) là một trong những chất dinh dưỡng tuyệt đối không thể thiếu đối với con người, bao gồm cả những người bị đau dạ dày. Trong chế độ ăn uống hằng ngày vừa đảm bảo cung cấp đủ đạm vừa không ảnh hưởng đến bệnh đau dạ dày, tốt nhất người bệnh nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm như trứng, thịt ức gà, thịt lợn…

Tránh dùng các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt thỏ, thịt đà điểu, các loại hải sải… Đây đều là những loại thịt dễ kích phát cơn đau dạ dày. Đồng thời, trong quá trình chế biến, nên nấu chín kỹ, nhừ và mềm một chút để dạ dày dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn, giảm gánh nặng hoạt động của dạ dày, từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh. 

4. Nhóm chất xơ 

Bất kỳ ai cũng phải bổ sung chất xơ hằng ngày để duy trì một cơ thể khỏe mạnh cũng như hạn chế tối đa những cản trở có thể xuất hiện trong quá trình tiêu hóa. Lưu ý khi chọn lựa thực phẩm giàu chất xơ, nên chọn những loại rau củ quả còn non và tươi xanh sẽ đem lại hàm lượng dưỡng chất cao hơn. Tránh chọn những loại quá già vì chúng sẽ chứa nhiều chất xơ cứng, góp phần làm tổn hại lớp niêm mạc tiêu hóa. 

5. Nhóm vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất là nhóm thực phẩm cực kỳ quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển và duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể. Đối với người bị đau dạ dày, nhóm chất này cũng cực kỳ quan trọng. Vitamin và khoáng chất sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục và làm lành những tổn thương của lớp niêm mạc dạ dày. 

Chế độ ăn cho người đau dạ dày
Vitamin và khoáng chất là nhóm dưỡng chất quan trọng giúp kích thích phục hồi các vết thương, vết loét tại lớp niêm mạc dạ dày

Một số vitamin cần thiết như:

  • Vitamin A: có nhiều trong các loại thực phẩm rau củ có màu đỏ, trứng, gan động vật, đậu mắt đen, dầu gan cá, khoai lang, cà rốt, ớt chuông, bánh bí ngô, cá trích…
  • Vitamin B: có trong các rau lá màu xanh đậm, ngũ cốc, trứng, cá hồi, sữa, thịt bò, các loại đậu, sữa chua, thịt heo, ngũ cốc…
  • Vitamin C: chứa nhiều trong các loại trái cây tươi như cam, ổi, dứa, cà chua, đu đủ, ớt chuông, dâu tây…
  • Vitamin E: chứa nhiều trong ngũ cốc, hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng, quả bơ, bông cải xanh, măng tây, các loại cá, dầu thực vật…

Ngoài ra, cũng có nhiều người bệnh thắc mắc đang đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau nhanh. Theo các chuyên gia, người bị bệnh đau dạ dày nên ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm có khả năng chống lại cơn đau dạ dày như:

  • Gừng: Sử dụng gừng hằng ngày sẽ giúp cải thiện nhanh chóng cơn đau dạ dày đột ngột. Không những vậy, gừng còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa nhờ cơ chế kích thích dạ dày tiết ra enzyme tiêu hóa. 
  • Cây bạc hà: Bạc hà được nhiều người sử dụng để điều trị chứng khó tiêu, ợ nóng, đầy hơi, đau bụng… rất hiệu quả. Đồng thời, bạc hà còn giúp kích thích vị giác, giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn, cải thiện triệu chứng đau đầu buồn nôn và đau họng.
  • Cây thì là: Theo các nghiên cứu khoa học, trong cây thì là có chứa nhiều chất Anethole giúp kích thích dạ dày tiết ra dịch vị và dịch tiêu hóa hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Không những vậy, thì là cũng là nguồn axit aspartic rất lớn có khả năng giảm tình trạng đầy hơi, ợ nóng. Đây cũng chính là lý do rất nhiều người có thói quen nhai hạt thì là sau mỗi bữa ăn. 

Gợi ý chế độ ăn cho người đau dạ dày từng ngày/tuần

Dựa theo những nhóm thực phẩm cần thiết hằng ngày vừa kể trên, bạn có thể tự lập ra thực đơn ăn từng ngày trong tuần. Hãy đảm bảo chế độ ăn này phải đầy đủ chất dinh dưỡng và giúp cải thiện tình trạng bệnh đau dạ dày hiệu quả. 

Thứ hai và thứ năm

  • 7 giờ: 1 ổ bánh mì, 20g ruốc và 1 cốc sữa tươi 200ml
  • 11 giờ: 2 bát cơm gạo tẻ + súp khoai tây thịt (100g thịt và 200g khoai tây) + 200g đậu phụ hấp + 1 quả chuối tây.
  • 16 giờ: 2 bát cơm gạo tẻ + trứng hấp thịt (70g thịt nạc và 1 quả trứng gà) + 100g rau muống luộc. 
  • 20 giờ: 50g bánh quy + 100g chè bột sắn

Thứ ba, sáu và chủ nhật

  • 7 giờ: 1 chén cơm nếp + 50g giò lụa + 1 cốc sữa tươi 200ml
  • 11 giờ: 2 bát cơm gạo tẻ + 100g thịt luộc + 250ml canh bắp cải nấu tôm (100g bắp cải và 10g tôm) + 200g dưa hấu
  • 16 giờ: 2 bát cơm gạo tẻ + thịt bò xào đậu cô ve (30g thịt bò và 100g đậu cô ve) + 15g dầu thực vật + 5g hành ngò
  • 20 giờ: 100ml chè mè đen + 50g khoai sọ

Thứ tư và thứ bảy

  • 7 giờ: 1 chén cháo đậu xanh 300ml + 1 quả trứng gà
  • 11 giờ: 2 chén cơm gạo nếp lưng + 100g cá hấp + 150g rau cải luộc + 200g thanh long
  • 16 giờ: 2 chén cơm gạo tẻ + thịt lợn viên hấp (150g đậu phụ + 50g thịt lợn + 50g hành) + 100g canh rau cải. 
  • 20 giờ: 50g bánh quy và 200ml chè đậu xanh
Chế độ ăn cho người đau dạ dày
Chế độ ăn cho người đau dạ dày từng ngày trong tuần cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng và đa dạng thực phẩm tốt cho người bệnh đau dạ dày

Trên đây là gợi ý chế độ ăn cho người đau dạ dày từng ngày/ tuần cụ thể. Đây chỉ là thực đơn gợi ý, người bệnh có thể tham khảo và điều chỉnh dựa trên sở thích cá nhân của mình. Lưu ý tuân thủ tuyệt đối theo thực đơn dinh dưỡng đã đưa ra và thường xuyên thăm khám để được theo dõi điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Có thể bạn quan tâm

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 08:56 - 14/01/2023 - Cập nhật lúc: 14:59 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Đau bụng trên rốn là bệnh gì? Cách nhận biết, Giảm đau & Chữa trị

Đau bụng trên rốn hay còn gọi là đau thượng vị, có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Đây…

Thuốc Dân Tộc – Nơi Hàng Trăm Bệnh Nhân Dạ Dày Lâu Năm Gửi Trọn Niềm Tin

Đau dạ dày lâu năm khiến người bệnh cảm giác vô cùng đau đớn, khó chịu. Với mong muốn giúp…

Dạ dày yếu là gì? Những điều nên và kiêng khi dạ dày có vấn đề

Dạ dày yếu là thuật ngữ đề cập đến tình trạng dạ dày bị suy giảm hoặc rối loạn chức…

Người bị xuất huyết dạ dày nên kiêng gì?

Người bị xuất huyết dạ dày nên kiêng gì? Bệnh nhân nên hạn chế ăn đồ cay, bia rượu, thuốc…

viêm hang vị dạ dày có chữa khỏi được không? Viêm hang vị dạ dày có chữa khỏi được không?

Viêm hang vị dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa rất dễ khởi phát do nhiều nguyên nhân.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua