Vô sinh nữ – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Vô sinh nữ là tình trạng nữ giới giảm hoặc mất khả năng sinh sản. Bệnh lý này có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm yếu tố bẩm sinh và thứ phát. Điều trị vô sinh nữ chủ yếu là sử dụng thuốc kích thích rụng trứng hoặc áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

vô sinh nữ là gì
Vô sinh nữ là tình trạng nữ giới giảm hoặc mất khả năng sinh sản

Vô sinh nữ là gì?

Vô sinh nữ được hiểu là tình trạng nữ giới giảm hoặc mất khả năng sinh sản. Vô sinh được xác định khi vợ chồng sau 1 năm chung sống, quan hệ đều đặn 2 – 3 lần/ tuần, không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào và tinh dịch của người chồng bình thường nhưng người vợ không thể mang thai.

Vô sinh nữ được chia là 2 dạng: Vô sinh nguyên phát (vô sinh I) và vô sinh thứ phát (vô sinh II).

  • Vô sinh nguyên phát: Hai vợ chồng sinh sống với nhau trên một năm, quan hệ tình dục đều đặn và không sử biện pháp ngừa thai nhưng người vợ không thể mang thai.
  • Vô sinh thứ phát: Trước đây hai vợ chồng đã có con hoặc có thai nhưng người vợ không thể mang thai trở lại.

Cách nhận biết vô sinh ở phụ nữ

Vô sinh nữ biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm:

Tinh trùng ít, yếu, vón cục, màu vàng... có chữa được không? Chuyên gia YHCT đầu ngành giải thích chi tiết? Bật mí bao lâu thì có con... [không thể bỏ qua]

1. Dịch tiết âm đạo có màu sắc và mùi bất thường

Dịch tiết âm đạo thường có màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Tuy nhiên ở phụ nữ bị vô sinh, dịch tiết có thể có màu vàng hoặc xanh và đi kèm với mùi rất khó chịu.

Hơn nữa, số lượng dịch tiết cũng có xu hướng nhiều hơn bình thường. Điều này gây ẩm ướt, ngứa ngáy và khó chịu ở vùng kín.

2. Vô kinh

Vô kinh là hiện tượng không có chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này xảy ra khi trứng không rụng và phóng noãn như bình thường.

Với trường hợp không rụng trứng, quá trình thụ thai sẽ không thể xảy ra. Ở nữ giới bị vô kinh trong vòng 6 tháng trở lên, nguy cơ vô sinh là rất cao.

3. Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là một trong những triệu chứng điển hình của vô sinh. Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng vòng kinh không đều, máu kinh ra ít hoặc nhiều hơn bình thường,…

vô sinh nữ là gì
Rối loạn kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu của bệnh vô sinh ở phụ nữ

Triệu chứng này khởi phát do chu kỳ rụng trứng không đều và nồng độ nội tiết tố bất thường. Các yếu tố này có thể gây bất lợi cho quá trình thụ tinh.

4. Tuyến vú kém phát triển

Tuyến vú phát triển dựa trên nồng độ estrogen trong cơ thể. Ở những người có nồng độ estrogen thấp, tuyến vú thường kém phát triển, đi kèm với hiện tượng suy buồng trứng và giảm khả năng sinh sản.

5. Các triệu chứng khác

Ngoài những triệu chứng nói trên, vô sinh nữ còn gây ra các dấu hiệu khác như:

  • Dịch tiết ở tuyến vú ngay cả khi không mang thai hoặc đang cho con bú
  • Đau bụng kinh dữ dội
  • Đau vùng chậu
  • Đau khi quan hệ

Các nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ

Vô sinh ở nữ giới xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm các yếu tố bẩm sinh (bất thường trong cấu trúc buồng trứng) và nguyên nhân thứ phát (viêm nhiễm, can thiệp ngoại khoa,…).

1. Rối loạn rụng trứng

Rối loạn rụng trứng là hiện tượng nữ giới rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng trứng trong một thời gian dài. Tình trạng này có thể xảy ra do các bệnh lý như:

cách nhận biết vô sinh ở phụ nữ
Rối loạn rụng trứng do hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây bất lợi cho quá trình thụ tinh
  • Suy buồng trứng: Suy buồng trứng có thể xảy ra do phản ứng tự miễn hoặc do buồng trứng bị suy do di truyền, hóa xạ trị. Khi buồng trứng giảm sản xuất trứng và nồng độ estrogen trong cơ thể, nữ giới sẽ gặp khó khăn khi thụ thai.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): PCOS xảy ra khi cơ thể nữ giới có quá nhiều hormone androgen (hormone nam). Vì vậy khi mắc bệnh lý này, cơ thể thường bị mất cân bằng nội tiết tố và gây rối loạn chu kỳ rụng trứng.
  • Rối loạn chức năng vùng dưới đồi – tuyến yên: Tuyến yên sản xuất hormone luteinizing và hormone FSH nhằm kích thích quá trình rụng trứng. Tuy nhiên chức năng của cơ quan này có thể bị ảnh hưởng do căng thẳng thần kinh, béo phì, cân nặng quá thấp,… Khi tuyến yên giảm sản xuất hormone, chu kỳ rụng trứng thường bị gián đoạn và tăng nguy cơ vô sinh.
  • Dư thừa hormone prolactin: Hormone prolactin (hyperprolactinemia) có liên quan đến hoạt động sữa. Tuy nhiên nếu tuyến yên tiết ra quá nhiều hormone này, nồng độ estrogen sẽ có xu hướng giảm, kéo theo hiện tượng suy buồng trứng và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

2. Tắc nghẽn ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng là nơi gặp gỡ giữa tinh trùng và trứng. Trứng và tinh trùng sau khi đã thụ tinh sẽ được ống dẫn trứng vận chuyển xuống tử cung và phát triển tại cơ quan này. Tuy nhiên khi ống dẫn trứng bị tắc hoàn toàn, tinh trùng có thể không gặp được trứng và không thể xảy ra hiện tượng thụ tinh.

cách nhận biết vô sinh ở phụ nữ
Vòi trứng bị tắc gây cản trở quá trình gặp gỡ giữa tinh trùng và trứng

Tắc nghẽn ống dẫn trứng có thể do các vấn đề sức khỏe sau:

  • Lao vùng chậu
  • Viêm vùng chậu
  • Viêm ống dẫn trứng
  • Nhiễm trùng tử cung
  • Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Từng mắc phải tình trạng mang thai ngoài tử cung, trong đó thai phát triển ở bên trong lòng ống dẫn trứng

3. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi mô tử cung phát triển bên ngoài cơ quan này. Điều trị bệnh lý này chủ yếu là phẫu thuật loại bỏ mô bất thường. Tuy nhiên, việc cắt bỏ mô có thể gây ra sẹo và làm tắc ống dẫn trứng.

Ngoài ra, lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung, từ đó làm tăng khả năng tổn thương và hư hại tinh trùng. Các tinh trùng bị chết ở tử cung thường không khả năng “bơi” đến ống dẫn trứng và tiến hành thụ tinh với trứng.

4. Cấu trúc bất thường hoặc bệnh lý ở tử cung/ cổ tử cung

Các tổn thương thứ phát hoặc bẩm sinh ở tử cung/ cổ tử cung có thể hạn chế khả năng thụ thai và gây vô sinh ở nữ giới:

dấu hiệu vô sinh nữ
Cấu trúc bất thường hoặc bệnh lý ở tử cung/ cổ tử cung có thể làm giảm khả năng thụ thai và tăng nguy cơ vô sinh
  • Cấu trúc tử cung bất thường có thể gây khó khăn trong việc giữ trứng đã thụ thai. Ở những trường hợp này, trứng có nguy cơ đi ra khỏi cổ tử cung và ra bên ngoài âm đạo.
  • Hẹp cổ tử cung có thể giới hạn đường di chuyển của tinh trùng và giảm khả năng thụ thai.
  • Khối u xuất hiện bên trong tử cung có thể gây hẹp ống dẫn trứng và gây bất lợi trong quá trình trứng gặp gỡ tinh trùng.

5. Vô căn (không rõ nguyên nhân)

Có khoảng 10% trường hợp vô sinh nữ không tìm thấy nguyên nhân sau khi đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết.

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ vô sinh nữ

Bên cạnh những nguyên nhân trực tiếp, vô sinh nữ có thể khởi phát do một số yếu tố nguy cơ như:

  • Hút thuốc lá: Khói thuốc có thể gây hư hại ống dẫn trứng và cổ tử cung. Ngoài ra việc hút thuốc trong thời gian mang thai còn tăng nguy cơ sảy thai và mang thai ngoài tử cung. Hơn nữa, các chuyên khoa sản phụ khoa cho biết, thói quen hút thuốc còn thúc đẩy quá trình thoái hóa của buồng trứng và dễ gây ra tình trạng suy buồng trứng.
  • Cân nặng quá thấp hoặc quá cao: Thừa cân hoặc thiếu cân có thể tác động đến quá trình rụng trứng. Vì vậy nếu cân nặng không ở mức cân bằng, bạn dễ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt và giảm khả năng mang thai.
  • Tuổi tác: Tuổi tác cao có thể làm giảm chất lượng và số lượng nang trứng. Điều này gây cản trở quá trình thụ tinh và làm tăng nguy cơ mất thai.
  • Lịch sự tình dục: Người có đời sống tình dục phóng túng và quan hệ không an toàn (không dùng bao cao su, quan hệ với nhiều đối tượng, quan hệ tập thể,…) dễ mắc phải các bệnh xã hội và giảm khả năng sinh sản.
  • Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng có thể gây mất cân bằng hormone nữ và tăng nguy cơ rối loạn rụng trứng. Vì vậy ở nữ giới thường xuyên căng thẳng hoặc mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,… việc thụ thai thường gặp bất lợi hơn so với người có tinh thần lạc quan.

Vô sinh nữ được chẩn đoán bằng cách nào?

Khi nhận thấy những dấu hiệu của vô sinh nữ, bạn nên chủ động đến bệnh viện để thực hiện các chẩn đoán cần thiết, như:

dấu hiệu vô sinh nữ
Chẩn đoán vô sinh nữ bao gồm xét nghiệm AMH, siêu âm, nội soi, xét nghiệm rụng trứng,…
  • Xét nghiệm rụng trứng: Xét nghiệm này sử dụng que thử rụng trứng hoạt động tương tự như que thử thai. Que sẽ cho kết quả dương tính nếu các hormone trong cơ thể được sản sinh bình thường.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể xác định được nồng độ hormone trong cơ thể. Biện pháp này có thể xác định được một số nguyên nhân gây vô sinh (suy buồng trứng, rối loạn nội tiết, suy tuyến giáp,…).
  • Chụp X-Quang buồng tử cung và vòi trứng (Hysterosalpingography/ HSG): Xét nghiệm này được thực hiện nhằm thu thập hình ảnh ở bên trong buồng tử cung và vòi trứng. Qua hình ảnh từ HSG bác sĩ có thể nhận thấy một số dấu hiệu bất thường ở những cơ quan này.
  • Xét nghiệm AMH/ Anti-Mullerian Hormone: Anti-Mullerian Hormone được sản xuất bởi các nang noãn ở bên trong buồng trứng. Xét nghiệm này cho phép đánh giá khả năng dự trữ của buồng trứng ở nữ giới. Thông thường nữ giới bị vô sinh thường có mức AMH thấp (1 – 1.5ng/ ml) hoặc thậm chí có những trường hợp thấp dưới 0.5ng/ ml. Chỉ số AMH thấp cho thấy khả năng dự trữ của buồng trứng suy giảm và ít có cơ hội mang thai.
  • Xét nghiệm nội tiết tố nữ: Xét nghiệm này bao gồm các xét nghiệm nhỏ khác, như xét nghiệm hormone LH, hormone estrogen và E2, xét nghiệm prolactin, xét nghiệm hormone FSH,…
  • Xét nghiệm nội tiết khác: Ngoài ra bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra nồng độ hormone được tuyến yên và tuyến giáp sản sinh.
  • Xét nghiệm hình ảnh khác: Một số xét nghiệm hình ảnh khác (MRI, siêu âm,…) có thể được thực hiện nhằm xác định những dấu hiệu bất thường ở vòi trứng và tử cung.

Ngoài ra với những trường hợp chưa đủ dữ liệu để chẩn đoán, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện thêm một số xét nghiệm sau:

  • Nội soi: Nội soi có thể xác định được bất thường của ống dẫn trứng, sẹo ở niêm mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung,… và một số vấn đề khác.
  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể: Xét nghiệm này được thực hiện nhằm xác định liệu có khiếm khuyết di truyền gây vô sinh hay không.

Phương pháp điều trị vô sinh nữ

Vô sinh nữ là một trong những bệnh lý phức tạp, khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy việc điều trị phụ thuộc vào yếu tố gây bệnh, độ tuổi, mức độ đáp ứng của cơ thể và khả năng tài chính của từng trường hợp. Các phương pháp điều trị vô sinh nữ phổ biến, bao gồm:

1. Thuốc kích thích rụng trứng

Rối loạn rụng trứng là nguyên nhân chủ yếu gây vô sinh ở phụ nữ. Trong trường hợp này, bạn có thể được chỉ định thuốc kích thích rụng trứng hoặc thuốc điều hòa sinh sản.

Các loại thuốc này hoạt động tương tự như các hormone tự nhiên được tuyến yên sản xuất (hormone luteinizing/ LH và hormone kích thích nang trứng FSH) nhằm kích thích quá trình rụng trứng và tăng khả năng thụ thai.

điều trị vô sinh nữ
Thuốc kích thích rụng trứng hoạt động bằng cách tăng hormone ở tuyến yên, giảm nồng độ prolactin,…

Các loại thuốc kích thích rụng trứng có thể được sử dụng:

  • Metformin: Được sử dụng cho trường hợp nữ giới bị vô sinh do hội chứng buồng trứng đa nang. Metformin có tác dụng cải thiện tình trạng kháng insulin và kích thích quá trình rụng trứng.
  • Clomiphene citrate: Loại thuốc này kích thích tuyến yên phóng thích LH và FSH nhằm kích thích các nang noãn rụng trứng.
  • Gonadotropin: Loại thuốc được tiêm trực tiếp vào buồng trứng nhằm tăng số lượng và chất lượng trứng. Tuy nhiên Gonadotropin có thể tăng nguy thụ thai đôi và sinh non.
  • Bromocriptine: Loại thuốc này được sử dụng cho trường hợp vô sinh nữ do tuyến yên sản xuất quá nhiều prolactin.

Thuốc kích thích rụng trứng có thể tăng khả năng thụ thai và điều hòa hoạt động rụng trứng. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này, bạn có thể đối mặt với một số tác dụng phụ sau:

  • Mang thai đôi hoặc ba: Việc sử dụng các loại thuốc kích thích rụng trứng có thể tăng nguy mang thai đôi hoặc ba. Tình trạng này có thể gây ra hiện tượng thai nhi nhẹ cân và chuyển dạ sớm.
  • Hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS): Hội chứng quá kích buồng trứng xảy ra khi tiêm thuốc trực tiếp vào cơ quan này. Các triệu chứng của OHSS có thể thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên ở một số trường hợp, nang trứng có thể phát triển to bất thường và có nguy cơ vỡ nếu không được điều trị kịp thời.
  • Tăng nguy cơ bị khối u buồng trứng: Việc sử dụng thuốc kích thích rụng trứng hơn 12 tháng có nguy cơ hình thành khối u ở cơ quan này. Do đó hiện nay bác sĩ thường đánh giá và xem xét tình trạng của buồng trứng sau 1 – 2 tháng sử dụng thuốc.

2. Phẫu thuật

Với trường hợp vô sinh do bất thường ở cấu trúc tử cung, u xơ hoặc tắc vòi trứng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện phẫu thuật để cải thiện.

  • Phẫu thuật có thể loại bỏ u xơ trong buồng trứng, điều chỉnh hình dạng bất thường của tử cung và loại bỏ mô nội mạc tử cung phát triển ở bên ngoài cơ quan này.
  • Ngoài ra, phẫu thuật cũng được thực hiện nhằm loại bỏ chất kết dích trong vòi trứng giúp thông ống dẫn hoặc tạo ra một ống dẫn mới.

Phẫu thuật hiếm khi được thực hiện trong điều trị vô sinh nữ vì phương pháp này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ít khi đem lại kết quả khả quan.

3. Các biện pháp hỗ trợ sinh sản

Với những trường hợp không có đáp ứng khi sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng một số phương pháp hỗ sinh sản như:

các nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ
Thụ tinh trong ống nghiệm có thể được thực hiện khi việc sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả
  • Thụ tinh trong ống nghiệm: Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy trứng và tinh trùng của hai vợ chồng, nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm, sau đó chuyển phôi vào bên trong tử cung.
  • Thụ tinh trong tử cung: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy tinh trùng từ người chồng và đặt bên trong tử cung của người vợ tại thời điểm trứng sắp rụng để tăng khả năng thụ thai.

Phòng ngừa chứng vô sinh ở nữ giới

Chứng vô sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều bất lợi trong đời sống hôn nhân. Vì vậy bạn nên chủ động bảo vệ sức khỏe và khả năng sinh sản với những biện pháp sau:

nguyên nhân vô sinh nữ
Xây dựng lối sống lành mạnh là biện pháp làm giảm nguy cơ vô sinh ở phụ nữ
  • Nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh để kiểm soát cân nặng. Tránh tình trạng nhẹ cân và thừa cân – béo phì.
  • Luyện tập thể thao thường xuyên có thể ổn định hoạt động của tuyến yên, tuyến giáp và tuyến thượng thận. Ngoài các hoạt động thể chất còn tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch và duy trì chức năng của buồng trứng.
  • Giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ, tránh căng thẳng và lo lắng quá mức. Nếu bạn gặp phải dư chấn tinh thần nghiêm trọng, nên chủ động tìm gặp bác sĩ tâm lý để tránh các ảnh hưởng tiêu cực.
  • Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến phổi, hệ tiêu hóa, thần kinh mà còn gây bất lợi đến chu kỳ rụng trứng. Vì vậy bạn cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá – ngay cả thuốc lá điện tử.
  • Quan hệ tình dục an toàn, tuyệt đối không quan hệ với những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc người có đời sống tình dục phóng túng.
  • Hạn chế uống nước ngọt có gas, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, nhiều gia vị,…

Vô sinh nữ là bệnh lý có nguyên nhân phức tạp và rất khó để điều trị hoàn toàn. Vì vậy bạn nên chủ động bảo vệ sức khỏe và khả năng sinh sản bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh.

Tham khảo thêm: Vô sinh nam – Nguyên nhân & phương pháp chẩn đoán, điều trị

Ngày đăng 09:35 - 14/03/2023 - Cập nhật lúc: 15:15 - 15/03/2023
Chia sẻ:
Khám – chữa vô sinh hiếm muộn ở đâu tốt nhất hiện nay?

Để khám và điều trị vô sinh hiếm muộn tại TPHCM, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế…

vô sinh thứ phát Vô sinh thứ phát là gì? Nguyên nhân, cách điều trị

Vô sinh thứ phát là tình trạng tương đối phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều cặp vợ chồng vẫn…

Thức khuya nhiều có bị vô sinh không? Ảnh hưởng gì? Thức khuya nhiều có bị vô sinh không? Ảnh hưởng gì?

Một số thói quen trong lối sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản ở…

Vô sinh là gì? Những thông tin cần biết về vô sinh

Vô sinh xảy ra khi một cặp vợ chồng không thể thụ thai sau khi quan hệ tình dục thường…

Tại sao quai bị gây vô sinh? Tại sao quai bị lại gây vô sinh? Cách phòng ngừa

Quai bị là căn bệnh viêm tuyến mang tai do virus gây ra, bệnh có diễn biến lành tính. Cũng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua