Vô sinh là gì? Những thông tin cần biết về vô sinh

Vô sinh xảy ra khi một cặp vợ chồng không thể thụ thai sau khi quan hệ tình dục thường xuyên và không có biện pháp bảo vệ trong khoảng thời gian ít nhất 1 năm. Căn bệnh này hình thành có thể liên quan đến chức năng sinh sản của nữ, của nam hoặc của cả hai. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị vô sinh an toàn và hiệu quả, giúp làm tăng khả năng mang thai. Do đó, để cải thiện chức năng sinh sản, bệnh nhân cần khám và điều trị ngay từ đầu xuất hiện triệu chứng bệnh.

Vô sinh
Vô sinh – Bệnh lý hiếm muộn phổ biến ở cả nam và nữ

Vô sinh là gì?

Vô sinh là một thuật ngữ mô tả tình trạng không thể thụ thai ở các cặp vợ chồng mặc dù quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ thường xuyên từ 6 tháng đến hơn 1 năm. Hiểu rõ nghĩa hơn, vô sinh chính là hiện tượng mất khả năng sinh sản ở những cặp vợ chồng muốn có con. Bên cạnh đó, vô sinh cũng dùng để chỉ phụ nữ có thể thụ thai nhưng không có khả năng mang thai cho tới khi sinh thai nhi.

Có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh, có thể là do phụ nữ, có thể là do đàn ông nhưng cũng có thể là do cả hai. Ngoài ra, bệnh xảy ra còn có thể là do người bệnh sử dụng nhiều phương pháp ngăn chặn mang thai. Theo thống kê của Hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ cho biết, có khoảng 6,1 triệu người Mỹ bị vô sinh. Trong đó, 1/3 nguyên nhân dẫn đến vô sinh liên quan đến nữ và 1/3 là ở nam, còn lại là do cả hai và những yếu tố khác không rõ. Còn ở Việt Nam, tỷ lệ vô sinh chiếm 8% dân số và con số này ngày một tăng nhanh gây báo động.

Trước đây, vô sinh được xem là bệnh lý hiếm muộn không thể điều trị được. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và khoa học hiện nay, vô sinh không còn là căn bệnh khó chữa trị. Do đó, để tăng khả năng đậu thai, người bệnh cần thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Tinh trùng ít, yếu, vón cục, màu vàng... có chữa được không? Chuyên gia YHCT đầu ngành giải thích chi tiết? Bật mí bao lâu thì có con... [không thể bỏ qua]

+ Phân loại vô sinh

Có hai loại vô sinh là vô sinh nguyên phát và thứ phát. Vô sinh nguyên phát hay còn gọi là vô sinh I xảy ra nếu trong tiền sử của một cặp vợ chồng chưa có thai lần nào. Còn vô sinh thứ phát gọi là vô sinh II là hiện tượng cặp vợ chồng trước đó có thai nhưng bị sẩy hoặc phá thai theo kế hoạch và sau thời gian hơn một năm muốn có con nhưng lại không thể đậu thai được.

Triệu chứng vô sinh

Một trong những triệu chứng chính của bệnh là không có thai. Ngoài ra, bệnh xảy ra thường không có biểu hiện rõ ràng. Ở phụ nữ bị vô sinh, triệu chứng bệnh có thể là kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt. Còn ở đàn ông, vô sinh xảy ra với vài dấu hiệu bất thường liên quan đến nội tiết tố như chức năng tình dục suy giảm hoặc thay đổi tăng trưởng tóc.

+ Khi nào đi khám bác sĩ?

Người bệnh không cần gặp bác sĩ về bệnh lý vô sinh trừ trường hợp muốn có con nhưng lại không mang thai trong ít nhất 1 năm. Đối với phụ nữ, họ cần gặp bác sĩ trong những trường hợp sau đây:

  • Trên 40 tuổi hoặc trên 35 tuổi và đã cố gắng thụ thai trong 6 tháng hoặc lâu hơn
  • Kinh nguyệt không đều, không thường xuyên hoặc không có
  • Được chẩn đoán mắc bệnh viêm vùng chậu hoặc nội mạc tử cung
  • Sẩy thai nhiều lần hoặc trải qua quá trình điều trị ung thư

Nam giới nên nói chuyện với bác sĩ khi:

  • Trải qua điều trị ung thư
  • Có tiền sử mắc bệnh về tuyến tiền liệt, tinh hoàn hoặc gặp vấn đề về tình dục
  • Tinh hoàn nhỏ hoặc bị sưng ở bìu
  • Gia đình có tiền sử bị vô sinh
  • Chất lượng tinh trùng thấp hoặc gặp các vấn đề về tinh trùng
Vô sinh ở nữ
Nếu được chẩn đoán nội mạc tử cung trước đó, phụ nữ nên đặt lịch hẹn bác sĩ để kiểm tra vấn đề vô sinh của bản thân

Nguyên nhân vô sinh

Nguyên nhân gây vô sinh có thể ảnh hưởng đến vợ, chồng hoặc cả hai. Bệnh liên quan đến các vấn đề như sản xuất hoặc chức năng của tinh trùng bất thường do tinh hoàn không di chuyển hoặc do khiếm khuyết di truyền. Ngoài ra, bệnh hình thành là do các vấn đề về sức khỏe như người bệnh bị tiểu đường hoặc do mắc các bệnh lây nhiễm đường tình dục như lậu, chlamydia hay HIV. Bên cạnh đó, tĩnh mạch mở rộng trong tinh hoàn cũng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

Mặt khác, vô sinh hình thành có thể là do việc cung cấp tinh trùng không đảm bảo. Tình trạng này liên quan đến bệnh lý xuất tinh sớm hoặc một số bệnh di truyền như xơ nang. Hoặc cũng có thể là do vấn đề về cấu trúc như cấu trúc tinh hoàn hoặc do cơ quan sinh sản bị tổn thương. Chưa kể đến, bệnh xảy ra là do người bệnh tiếp xúc quá nhiều với các yếu tố độc hại bên ngoài môi trường, chẳng hạn như thuốc trừ sâu, bức xạ và các hóa chất khác,… Hút thuốc lá, dùng thuốc điều trị nhiễm khuẩn, thuốc trầm cảm, điều trị ung thư bằng xạ trị hay hóa trị cũng chính là nguyên nhân làm giảm sản xuất tinh trùng dẫn đến vô sinh. 

+ Nguyên nhân gây vô sinh nữ

Có thể kể đến các yếu tố như: 

  • Rối loạn rụng trứng
  • Bất thường ở tử cung hoặc cổ tử cung
  • Tổn thương hoặc tắc nghẽn ống dẫn trứng
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Suy buồng trứng nguyên phát (mãn kinh sớm)
  • Bám dính vùng chậu
  • Ung thư và điều trị của nó

+ Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vô sinh

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vô sinh ở cả nam và nữ như:

  • Tuổi tác: Theo các chuyên gia, khả năng vô sinh ở nữ giới thường giảm dần theo tuổi. Tuổi càng cao, chức năng sinh sản suy giảm, đặc biệt là ở độ tuổi 37. Bệnh xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi thường là do số lượng và chất lượng trứng thấp. Ngoài ra, ở độ tuổi này, người bệnh còn gặp nhiều vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Còn ở đàn ông trên 40 tuổi, khả năng sinh sản thường giảm so với đàn ông trẻ tuổi
  • Thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá: Thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá làm tăng nguy cơ bị bệnh ở cả hai giới. Các thành phần hóa học có trong thuốc lá và rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn cương dương và làm giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới. Bên cạnh đó, chúng làm giảm khả năng mang thai và tăng khả năng sẩy thai ở phụ nữ
  • Thừa hoặc thiếu cân: Thừa hoặc thiếu cân đều là yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng góp phần gây vô sinh.
  • Lười bận động: Những đối tượng ít tập thể dục thường có nguy cơ béo phì cao dẫn đến làm tăng khả năng mắc bệnh

Chẩn đoán vô sinh

Trước khi thực hiện các xét nghiệm vô sinh, bác sĩ sẽ đặt một vài câu hỏi về đời sống tình dục của người bệnh để đưa ra biện phấp cải thiện, làm tăng cơ hội mang thai ở người bệnh. Tuy nhiên, ở một số cặp vợ chồng vô sinh không tìm ra nguyên nhân rõ ràng, họ sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành làm các xét nghiệm vô sinh.

+ Xét nghiệm cho phụ nữ

Các xét nghiệm sinh sản ở nữ có thể kể tên như:

  • Xét nghiệm rụng trứng
  • Hysterosalpingography
  • Xét nghiệm dự trữ buồng trứng
  • Xét nghiệm nội tiết tố khác
  • Siêu âm

+ Xét nghiệm cho nam

Xét nghiệm sinh sản ở nam bao gồm các thủ thuật như:

  • Phân tích tinh dịch
  • Xét nghiệm nội tiết tố
  • Xét nghiệm di truyền
  • Sinh thiết tinh hoàn
  • Siêu âm cắt ngang bìu, chụp MRI não
  • Thử nghiệm khác như đánh giá mẫu tinh dịch cho bất thường DNA
Chẩn đoán vô sinh
Chẩn đoán vô sinh bằng xét nghiệm tinh dịch ở nam

Điều trị vô sinh

Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân gây vô sinh không thể điều trị được. Tuy nhiên, trong trường hợp mang thai tự nhiên không được, các cặp vợ chồng vẫn có thể mang thai thông qua việc sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tiêm tinh trùng vào buồng trứng (ICSI),… Thông thường, điều trị bệnh thường liên quan đến vấn đề tài chính, tâm lý, thể chất và thời gian. Do đó, để việc chữa trị thành công, người bệnh cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố này.

+ Điều trị bệnh ở nam giới

Chữa vô sinh ở nam giới có vấn dề về tình dục hoặc thiếu tinh trùng khỏe mạnh:

  • Thay đổi lối sống: Nam giới nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để cải thiện cơ hội mang thai. Cụ thể như nên xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học, lành mạnh. Bên cạnh đó, nên tập thói quen ngủ và dậy sớm, từ bỏ hút thuốc và uống rượu bia,…
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể cải thiện chất lượng tinh trùng và tăng khả năng mang thai thành công. Đồng thời có thể giúp tăng chức năng tinh hoàn, nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùn
  • Phẫu thuật: Biện pháp này có thể giúp cải thiện sự tắc nghẽn tinh trùng, đồng thời khôi phục khả năng sinh sản

+ Điều trị bệnh ở phụ nữ

Một số phụ nữ chỉ cần một hoặc hai liệu pháp để cải thiện khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số phụ nữ khác lại cần nhiều hơn một phương pháp điều trị. Các biện pháp chữa vô sinh cho phụ nữ như:

  • Sử dụng thuốc sinh sản kích thích rụng trứng
  • Thụ tinh trong tử cung IUI
  • Phẫu thuật để phục hồi khả năng sinh sản

Biến chứng điều trị vô sinh

Bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro. Vì vậy, trong quá trình chữa trị vô sinh cũng có thể gây ra các biến chứng như:

  • Mang thai nhiều lần: Một trong những biến chứng phổ biến nhất của điều trị vô sinh là đa thai (sinh hai, ba hoặc nhiều hơn). Theo các chuyên gia, số lượng thai nhi càng nhiều thường làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non cao. Thông thường, trẻ sinh non thường gặp nhiều vấn đề về sự phát triển và sức khỏe. Do đó, người bệnh nên nói chuyện với bá sĩ về mối quan tâm đa thai trước khi bắt đầu điều trị
  • Hội chứng buồng trứng bị kích thích quá mức (OHSS): Thuốc sinh sản để gây rụng trứng có thể gây kích thích buồng trứng quá mức dẫn đến sưng và đau. Ngoài triệu chứng này ra, OHSS còn gây đau bụng nhẹ, buồn nôn hoặc đầy hơi kéo dài trong khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn nếu bệnh nhân có thai. Mặc dù hiếm khi bệnh gây tăng cân nhanh và khó thở nhưng nếu gặp phải tình trạng này người bệnh cần thăm khám sớm.
  • Chảy máu hoặc nhiễm trùng: Trong quá trình điều trị nếu sử dụng một số thủ tục xâm lấn, bệnh nhân thường có nguy cơ chảy máu hoặc nhiễm trùng cao

Biện pháp phòng ngừa vô sinh

Không thể ngăn ngừa vô sinh xuất hiện nhưng người bệnh có thể thực hiện các chiến lược sau đây để làm tăng cơ hội mang thai.

  • Đối với các cặp vợ chồng: Nên thường xuyên giao hợp nhiều lần trong khoảng thời gian rụng trứng để có tỷ lệ đậu thai cao nhất. Tốt nhất, giao hợp nên bắt đầu 5 ngày trước và 1 ngày sau khi rụng trứng nhằm giúp cải thiện cơ hội mang thai
  • Nam giới: Để phòng ngừa bệnh, cánh mày râu nên tránh sử dụng thuốc lá và hạn chế uống rượu. Đồng thời nên tránh tiếp xúc thường xuyên với nhiệt nhiệt, các chất độc hại có trong môi trường hoặc công nghiệp. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế sử dụng các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn. Nên có chế độ tập luyện vừa phải, tuyệt đối không tập quá mức tránh làm giảm chất lượng tinh trùng
  • Phụ nữ: Để tăng cơ hội mang thai, chị em nên hạn chế sử dụng thuốc lá, đồ uống chứa cồn và caffein. Ngoài ra cũng nên có chế độ tập thể dục vừa phải và đều đặn mỗi ngày để kiểm soát trọng lượng cơ thể ở mức ổn định.

Vô sinh là bệnh lý gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý và chất lượng sống của các cặp vợ chồng. Do đó, để tăng khả năng thụ thai và gìn giữ hạnh phúc gia đình, người bệnh nên thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 10:38 - 02/10/2022 - Cập nhật lúc: 11:52 - 03/10/2022
Chia sẻ:
Vô sinh nam – Nguyên nhân & phương pháp chẩn đoán, điều trị
Vô sinh nam là một vấn đề sức khỏe ở nam giới làm giảm hoặc mất khả năng sinh sản ở nam giới. Vô sinh ở nam giới thường có…
Các cây thuốc nam chữa vô sinh hiếm muộn Các cây thuốc nam chữa vô sinh hiếm muộn tại nhà

Hiếm muộn - vô sinh là căn bệnh đường sinh lý, sinh dục có thể gặp ở cả nam giới…

Bị vô sinh nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ điều trị bệnh?

Chế độ ăn uống hàng ngày có liên quan mật thiết đến sức khỏe sinh sản của cả nam và…

[Mách nhỏ] Kinh nghiệm khám vô sinh ở bệnh viện Phụ sản Trung Ương

Kinh nghiệm khám vô sinh ở Bệnh viện Phụ sản Trung Ương như thế nào là điều mà nhiều cặp…

Thức khuya nhiều có bị vô sinh không? Ảnh hưởng gì? Thức khuya nhiều có bị vô sinh không? Ảnh hưởng gì?

Một số thói quen trong lối sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản ở…

Vô sinh tại Việt Nam và thế giới - Này càng trẻ! Vô sinh tại Việt Nam & Thế giới – Ngày càng trẻ!

Vô sinh tại Việt Nam là một hiện tượng mang tính chất nghiêm trọng, có hơn 50% tỷ lệ nam/nữ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua