VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn từ Y học cổ truyền [Đừng bỏ lỡ]

Thóa hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Thóa hóa đốt sống cổ uống thuốc gì để cắt đứt cơn đau và giảm nhanh triệu chứng co cứng, khó chịu ở cổ là vấn đề quan tâm của nhiều bệnh nhân. Thông thường, bác sĩ thường cho bệnh sử dụng một số loại như thuốc giảm đau paracetamol, thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc giãn cơ,… để cải thiện bệnh. Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ xảy ra tác dụng phụ không mong muốn, bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Thóa hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?
Thóa hóa đốt sống cổ uống thuốc gì là thắc mắc của hầu hết người mắc bệnh

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý xương khớp thường gặp. Bệnh không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà đang có xu hướng tăng nhanh ở giới trẻ, đặc biệt là ở nhân viên văn phòng. Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ có thể là người bệnh làm việc quá nhiều bên máy tính. Hoặc cũng có thể là do chấn thương, thói quen ít vận động, khuân vác nặng hoặc chế độ ăn không khoa học dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất,… Dù là nguyên nhân nào, bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng gây ra nhiều phiền toái đối với sức khỏe. Do đó, người bệnh cần điều trị sớm, tránh bệnh chuyển nặng và để lại di chứng nặng nề.

Thóa hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?

Để chấm dứt tình trạng đau nhức do bệnh gây ra, đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, người bệnh cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Có rất nhiều phương pháp chữa trị thoái hóa đốt sống cổ nhưng thuốc chính là liệu pháp điều trị đầu tiên vừa đơn giản lại giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh.

Vậy thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc điều trị bệnh thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân dùng như:

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

1. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc tây

+ Nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid

Là một trong những nhóm thuốc thường được kê sử dụng nhiều nhất ở bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid thuộc nhóm thuốc giảm đau ngoại biên có tác dụng cắt đứt cơn đau nhanh chóng.

Một số loại thuốc thuộc nhóm thuốc này như Indometacin, Piroxicam, Diclofenac, Meloxicam, Aspirin,… Bệnh nhân chỉ cần sử dụng 1 -2 viên mỗi lần và 1 – 2 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm đau ở cổ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh cũng nên hết sức thận trọng. Tuyệt đối không sử dụng thuốc với liều lượng cao trong thòi gian dài. Bởi những loại thuốc này đều gây ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận và dạ dày. Vì vậy, những đối tượng bị tim, thận, gan hoặc đang có vấn đề hệ tiêu hóa không nên dùng.

+ Thuốc giảm đau

Acetaminnophen (paracetamol) là thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau hạ sốt. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau từ mức độ nhẹ đến trung bình và thời gian tác dụng ngắn. Thuốc thường được sử dụng để cải thiện triệu chứng đau nhức do căng hoặc co cơ do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Việc sử dụng paracetamol đơn thuần được xem là lựa chọn ưu tiên giúp cân bằng giữa hiệu quả mong muốn và tác dụng phụ. Tuy nhiên, người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ có rối loạn chức năng gan nên chú ý. Tốt nhất không nên sử dụng khi chưa được sự đồng ý từ nhân viên y tế, tránh phản ứng phụ. 

Bên cạnh dùng riêng lẻ, để tăng tác dụng giảm đau, paracetamol có thể phối hợp với một số loại thuốc giảm đau trung ương tramadol. Thế nhưng, việc phối trộn này chỉ phù hợp với những đối tượng bệnh không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường đơn lẻ hoặc thuốc chống viêm không chứa steroid. Bên cạnh đó, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh không nên dùng thuốc kéo dài. Đặc biệt chỉ sử dụng 1 – 2 viên trong ngày, tuyệt đối không uống nhiều tránh trường hợp nhờn thuốc và gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Thóa hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?
Thuốc giảm đau được ưu tiên lựa chọn đầu tiên để giảm nhanh triệu chứng khó chịu do thoái hóa đốt sống cổ gây ra

+ Thuốc giãn cơ Mydocalm

Mydocalm là loại thuốc giãn cơ có tác dụng làm giảm cơn đau cấp tính ở cổ và vai gáy. Bên cạnh đó, thuốc cũng có công dụng gây mê cục bộ nhờ cơ chế tác động lên hệ thống thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, Mydocalm còn giúp hoạt huyết, tăng cường lượng máu nuôi dưỡng lên đốt sống cổ bị tắc nghẽn. Từ đó giúp làm giảm đau và tăng khả năng bình phục bệnh.

Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên sử dụng Mydocalm với liều lượng cho phép từ 150 – 450 mg mỗi ngày. Tùy tình trạng bệnh và thể trạng của mỗi người mà bác sĩ có thể gia giảm liều dùng phù hợp. Bên cạnh đó, những người có tiền sử bị bệnh suy tim hoặc suy nhược cơ không nên sử dụng thuốc này điều trị. Vì thành phần tân dược trong thuốc khá nặng có thể gây hại đối với tim mạch và gân cơ vùng cổ.

+ Nhóm thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm

Một số loại thuốc thoái hóa khớp tác dụng chậm như chondroitin, Glucosamin sulphate, diacerein,… Các loại thuốc này đề có tác dụng giúp điều trị triệu chứng bệnh, đồng thời giúp bổ sung dưỡng chất cải thiện cấu trúc khớp. Bên cạnh đó, thuốc còn có giúp giảm thiểu tác động phá hủy sụn khớp, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa sụn và xương dưới sụn ở khớp.

Thế nhưng, thuốc lại có tác dụng chậm, hiệu quả giảm đau thấp. Do đó, thời gian điều trị thường kéo dài từ 3 – 6 tháng. Nếu ở giai đoạn đầu, bệnh nhân cần kết hợp thuốc với các loại thuốc giảm đau khác để cải thiện triệu chứng đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.

+ Nhóm thuốc giảm đau thần kinh và hỗ trợ

Nhóm thuốc giảm đau thần kinh bao gồm Gabapentin và Pregabalin. Những loại thuốc này thường được dùng điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ hoặc các bệnh lý cột sống gây chèn ép rễ dây thần kinh. Điều đặc biệt, nhóm thuốc giảm đau thần kinh chỉ sử dụng trong trường hợp thuốc giảm đau thông thường không mang lại kết quả.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể sử dụng một vài loại thuốc thuộc nhóm hỗ trợ như thuốc bôi, xịt hoặc vitamin nhóm B để giảm đau tại chỗ. Tuy nhiên, để đảm bảo việc sử dụng thuốc mang lại hiệu quả, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng yêu cầu của bác sĩ.

2. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc thảo dược

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân có thể sử dụng các bài thuốc Nam và Đông y có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên để cải thiện triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ. Một số vị thuốc tự nhiên thường dùng chữa bệnh như lá lốt, cỏ trinh nữ, cây cỏ xước,…

Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì
Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể sử dụng các loại thuốc thảo dược để điều trị bệnh

Các loại thuốc thảo dược thường lành tính nên khá an toàn và phù hợp với mọi đối tượng bệnh. Bên cạnh đó, thuốc có thể dùng chữa bệnh trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ. Đồng thời, chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng dược liệu tự nhiên giúp tiết kiệm chi phí vì nguyên liệu dễ tìm. Tuy nhiên, thuốc thường có tác dụng chậm nên thời gian điều trị bệnh thường kéo dài.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc là phương pháp hữu hiệu, nhanh gọn và đơn giản nhất, giúp loại bỏ triệu chứng đau nhức và khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, thuốc cũng được xem là “con dao hai lưỡi” có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu người bệnh sử dụng không đúng cách. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro trong quá trình sử dụng thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ, bệnh nhân nên lưu ý những điều sau đây:

  • Không nên tự ý mua và sử dụng bất kỳ loại thuốc chữa trị nào, ngay cả thuốc bôi ngoài da
  • Sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất nên tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng
  • Trong quá trình uống thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ nếu cơ thể có bất kỳ biểu hiện nào khác thường, người bệnh nên liên hệ bác sĩ ngay lập tức
  • Cho bác sĩ biết những loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng, bao gồm cả thuốc kê toa, không kê toa hoặc thực phẩm chức năng. Việc làm này sẽ giúp tránh tình trạng tương tác thuốc, làm giảm tác dụng và tăng phản ứng phụ
  • Nếu quên liều hãy sử dụng liều tiếp theo trong lần uống tới. Tuyệt đối không cộng gộp và uống chung một lần
  • Nên thông báo bác sĩ biết nếu người bệnh gặp các vấn đề về sức khỏe như bị suy thận, suy gan, mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ, người bị nhiễm HIV,…

Hy vọng những thông tin nêu trên sẽ giúp người bệnh giải đáp thắc mắc “Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?”. Để lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe, giúp bệnh nhanh chóng bình phục, người bệnh cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó cũng nên có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ.

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 09:50 - 21/03/2023 - Cập nhật lúc: 13:49 - 22/03/2023
Chia sẻ:
Thoái Hoá Đốt Sống Cổ Gây Thiếu Máu Não Nguy Hiểm Như Thế Nào?

Thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não là một trong những biến chứng rất nguy hiểm. Khi não…

Bệnh nhân Trần Văn Thanh (37 tuổi, Thị trấn Vân Đình, Hà Nội) Đau “Gãy” Cổ Vì Thoái Hóa Đốt Sống Cổ, Người Doanh Nhân Trẻ Chia Sẻ Cách Khỏi Bệnh

Người mà chúng tôi muốn nhắc đến là anh Trần Văn Thanh (37 tuổi, Thị trấn Vân Đình, Hà Nội).…

Các Món Ăn Bài Thuốc Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ giúp cải thiện bệnh

Những món ăn bài thuốc kết hợp với các loại dược liệu quý trong Đông y, có tác dụng rất…

Đỗ Minh Đường đồng hành cùng NS.Xuân Hinh đánh bay bệnh thoái hóa xương khớp

Nghệ sĩ Xuân Hinh là một trong những diễn viên hài gạo cội và nổi tiếng bởi lối diễn dí…

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc Nam có thực sự hiệu quả?

Cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc Nam dù được áp dụng rộng rãi song còn rất…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Y học cổ truyền Việt Nam vừa có bước tiến mới khi nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc đặc trị thoái hóa khớp từ nền tảng nhiều bài thuốc cổ phương. Bài thuốc giúp điều trị thoát hóa khớp hiệu quả, phục hồi và tái tạo sụn khớp chuyên sâu.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua