VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn từ Y học cổ truyền [Đừng bỏ lỡ]

Vôi hóa cột sống cổ – Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Hiện nay, có rất nhiều người đang sống chung với bệnh vôi hóa cột sống cổ, đa phần là những người trên 40 tuổi. Bệnh lý này sẽ không quá nguy hiểm nếu sớm phát hiện và can thiệp kịp thời.

vôi hóa cột sống cổ
Vôi hóa cột sống cổ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động của vùng cổ

Vôi hóa cột sống cổ là bệnh gì?

Vôi hóa cột sống cổ là bệnh lý xương khớp thường gặp, còn được biết đến với tên gọi khác là gai cột sống cổ. Bệnh sẽ khởi phát khi hiện tượng lắng đọng canxi trên dây chằng quanh cột sống cổ xuất hiện.

Canxi lắng đọng sẽ gây chèn ép lên các rễ dây thần kinh và khiến tình trạng đau nhức ngay tại vùng cổ bị kích hoạt. Những cơn đau có thể lan rộng xuống cả khu vực vai gáy hay cánh tay.

Thống kê cho thấy, bệnh lý này có nguy cơ xuất hiện ở nam giới cao hơn so với phụ nữ. Người già là đối tượng dễ mắc bệnh nhất nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng xuất hiện tương đối nhiều ở người trẻ.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Bệnh vôi hóa cột sống cổ nếu không can thiệp sớm sẽ rất dễ phát sinh các vấn đề nghiêm trọng. Điển hình nhất là giảm tuần hoàn máu não, rối loạn cảm giác, thậm chí có thể gây bại liệt.

Nguyên nhân gây bệnh vôi hóa cột sống cổ

Cần nắm các nguyên nhân gây bệnh để luôn chủ động trong việc điều trị cũng như phòng ngừa. Sau đây là một số nguyên nhân chính khiến nguy cơ mắc bệnh vôi cột sống cổ tăng lên.

1. Quá trình lão hóa chung

Đây là nguyên nhân chính khiến các vấn đề về cơ xương khớp phát sinh, không ngoại trừ bệnh vôi hóa cột sống cổ. Tuổi tác càng lớn thì quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh chóng khiến cho hệ thống xương khớp trở nên suy yếu.

Quá trình lão hóa cũng sẽ khiến cho vùng cột sống cổ mất dần sự dẻo dai và đàn hồi. Điều này rất dễ khiến cho các gai xương hình thành, chèn ép lên các rễ dây thần kinh.

2. Bệnh cơ xương khớp

Khi mắc các bệnh lý xương khớp, điển hình như loãng xương hay thoái hóa cột sống thì vùng cột sống cổ nhất định sẽ bị suy yếu. Điều này khiến khả năng chịu đựng áp lực giảm. Chính vì thế mà khi mắc bệnh các bệnh xương khớp khác thì nguy cơ bị vôi hóa cột sống cổ sẽ cao hơn nhiều so với bình thường.

vôi hóa cột sống cổ là bệnh gì
Bệnh lý này thường gặp ở người lớn tuổi cùng với quá trình lão hóa của cơ thể

3. Chấn thương

Chấn thương là một trong những vấn đề rất khó tránh khỏi trong cuộc sống. Tình trạng này có thể xảy ra khi chơi thể thao, trong lao động hay khi tham gia giao thông.

Những chấn thương ở vùng cổ là một trong những yếu tố liên quan trực tiếp đến sự khởi phát của bệnh vôi hóa cột sống cổ. Bởi trong quá trình chữa lành tổn thương, nếu chăm sóc không đúng cách sẽ rất dễ khiến tình trạng lắng đọng canxi phát sinh.

4. Tư thế sinh hoạt và tính chất công việc

Một số thói quen xấu trong sinh hoạt hay làm việc cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh phát sinh. Phải kể đến như thói quen đứng ngồi không thẳng lưng, hay cúi, rướn cổ. 

Ngoài ra, bệnh cũng có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn ở những người thường xuyên phải mang vác nặng. Bởi khi mang vác nặng, các đốt sống phải chịu nhiều áp lực và dễ suy yếu.

Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh:

  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
  • Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá
  • Lười vận động
  • Thừa cân, béo phì

Biểu hiện của bệnh vôi hóa cột sống cổ

Diễn tiến của bệnh lý này thường trải qua ba giai đoạn chính. Ở mỗi giai đoạn, biểu hiện của các triệu chứng cũng sẽ có sự khác biệt:

1. Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể sẽ gặp phải những cơn đau ở vùng cổ vai gáy. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức thường kích hoạt ở mức độ nhẹ.

Nếu vận động nhiều, mức độ đau nhức sẽ tăng lên và diễn ra âm ỉ. Nhưng nếu dành thời gian nghỉ ngơi thì hiện tượng đau nhức sẽ có xu hướng thuyên giảm và biến mất.

2. Giai đoạn thứ phát

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn này đồng nghĩa với việc tình trạng đau nhức cổ vai gáy sẽ kích hoạt ở mức độ nặng nề hơn. Hiện tượng co cứng cổ cũng rất dễ phát sinh. Người bệnh thường gặp khó khăn khi cúi, ngửa hoặc xoay cổ, nhất là trong khoảng 30 phút khi mới thức dậy.

triệu chứng vôi hóa cột sống cổ
Những cơn đau có thể khởi phát ở vùng cổ và lan sang khu vực cận kề

Ngoài ra, tình trạng đau nhức còn có khả năng lan tỏa trên diện rộng. Vai gáy hay cánh tay là những vùng dễ bị ảnh hưởng nhất. Thậm chí, cơn đau còn có thể lan xuống các ngón tay và gây ra tình trạng tê bì khó chịu.

3. Giai đoạn toàn phát

Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh sẽ kích hoạt ở mức độ nghiêm trọng. Tình trạng đau nhức thường rất dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động.

Lúc này, các rễ dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép quá mức còn ảnh hưởng đến tuần hoàn máu não. Các triệu chứng như đau nửa đầu, chóng mắt, ù tai… sẽ có thể xuất hiện thường xuyên.

Khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn toàn phát, nếu không can thiệp đúng cách sẽ rất dễ gặp biến chứng. Xương cổ của người bệnh sẽ rất dễ gãy, cột sống cổ dễ bị biến dạng có thể gây dị tật vĩnh viễn.

Cách điều trị bệnh vôi hóa cột sống cổ

Trước khi đưa ra phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán bệnh. Sau khi tiến hành khám lâm sàng thì một số xét nghiệm sẽ được chỉ định. Có thể là:

  • Chụp X-quang
  • Chụp cộng hưởng từ – MRI
  • Chụp cắt lớp vi tính
  • Myelogram

Kết quả từ các xét nghiệm trên sẽ giúp bác sĩ xác định rõ được mức độ bệnh. Từ đó có thể áp dụng cách điều trị phù hợp nhất với từng đối tượng người bệnh.

1. Sử dụng thuốc Tây

Dùng các loại thuốc Tây chữa bệnh vôi hóa cột sống cổ là cách điều trị phổ biến nhất. Mục đích của việc dùng thuốc là ức chế nhanh tình trạng đau nhức đồng thời ngăn ngừa sự phát sinh của các phản ứng viêm. Điều này sẽ giúp người bệnh thoải mái hơn khi vận động.

Các loại thuốc Tây được chỉ định thường bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Amynoglycoid, Ph8, Diclophenac, Beta-lactam, paracetamol… 
  • Thuốc chống viêm không steroid: Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen…
  • Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal, Diazepam…

Các loại thuốc này thường cho tác dụng nhanh nhưng lại dễ gây ra các tác dụng ngoại ý. Chính vì thế, bạn hãy cẩn trọng trong suốt quá trình điều trị. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn từ bác sĩ, không tăng giảm liều khi chưa được cho phép.

2. Châm cứu

Đây là một liệu pháp trong Đông y được đánh giá là đem lại kết quả tốt trong điều trị các bệnh xương khớp. Với bệnh vôi hóa cột sống cổ, châm cứu cũng là biện pháp được dùng phổ biến.

điều trị vôi hóa cột sống cổ
Liệu pháp châm cứu có thể mang lại kết quả khả quan trong điều trị bệnh lý này

Để thực hiện liệu pháp này, cần xác định được vị trí của một số huyệt vị ngay tại vùng cổ như thiên trụ, đại chùy, phong trì… Sự tác động mũi kim lên các huyệt này sẽ hỗ trợ cải thiện lưu thông máu. Đồng thời có thể giải phóng được sự chèn ép lên các dễ dây thần kinh.

Mặc dù không hoàn toàn kìm hãm được diễn tiến của bệnh nhưng châm cứu sẽ giúp giảm đau nhức nhanh, nhất là ở phần mô mềm. Điều này có giá trị quan trọng trong cải thiện chức năng vận động cho người bệnh.

3. Vật lý trị liệu

Đây là một phương pháp điều trị không dùng thuốc trong Tây y được ứng dụng rộng rãi với các bệnh xương khớp. Tùy vào mức độ vôi hóa cột sống cổ mà bác sĩ sẽ chỉ định các liệu pháp phụ hợp.

Các liệu pháp được chỉ định có thể là:

  • Hồng ngoại trị liệu
  • Sóng ngắn trị liệu
  • Kích thích điện
  • Siêu âm trị liệu

Ngoài ra, vận động trị liệu sẽ được kết hợp để mang lại kết quả tốt hơn. Điều trị vôi hóa cột sống cổ bằng vật lý trị liệu là cách an toàn, cho hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, thời gian điều trị thường kéo dài và cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật là biện pháp thường không được các chuyên gia xương khớp khuyến khích trong điều trị bệnh lý này. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ phải cân nhắc khi thật sự cần thiết.

chữa vôi hóa cột sống cổ
Phương pháp phẫu thuật sẽ được cân nhắc khi cần thiết

Thông thường, phẫu thuật chữa vôi hóa cột sống cổ sẽ được cân nhắc khi:

  • Các phương pháp điều trị nội khoa không thể đáp ứng
  • Các triệu chứng xuất hiện ở mức độ nghiêm trọng
  • Chức năng vận động của vùng cổ bị đe dọa

Với sự phát triển của y học thì các phương pháp phẫu thuật thường đem lại hiệu quả điều trị tương đối cao. Tuy nhiên, nó vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó tránh khỏi ở cả giai đoạn tiền và hậu phẫu. Đặc biệt, với những người có thể trạng quá yếu thì phẫu thuật sẽ không thể thực hiện được.

Biện pháp phòng ngừa bệnh vôi hóa cột sống cổ

Vôi hóa cột sống cổ mặc dù là bệnh dễ khởi phát nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng bệnh. Dưới đây là một số biện pháp cần thực hiện tốt:

  • Khắc phục các tư thế xấu trong làm việc cũng như sinh hoạt. Cần giữ thẳng lưng và cân bằng vai cả khi đứng hay ngủ.
  • Khi ngủ không nên duy trì một tư thế quá lâu, sử dụng gối phù hợp.
  • Hạn chế các tác động mạnh đến khu vực cổ. Cẩn trọng trong cuộc sống để ngăn ngừa nguy cơ gặp phải chấn thương.
  • Cần sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý xương khớp liên quan.
  • Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao. Chú ý đến các động tác giúp cột sống cổ được linh hoạt hơn.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, nhất là vitamin và khoáng chất để ngăn ngừa quá trình lão hóa.
  • Nếu gặp chấn thương cần chăm sóc đúng cách để tránh để lại di chứng.

Bệnh vôi hóa cột sống cổ có thể phát sinh biến chứng nếu không sớm can thiệp. Khi những triệu chứng xuất hiện. hãy chủ động thăm khám để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bạn nên tìm hiểu thêm: Bị vôi hóa cột sống nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 07:32 - 28/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:40 - 29/06/2023
Chia sẻ:
5 cách chữa vôi hóa cột sống bằng thuốc nam hiệu quả
Các bài thuốc nam chữa vôi hóa cột sống đều sử dụng những nguyên liệu rất quen thuộc như lá lốt, đinh lăng, ngải cứu, cây chìa vôi hay hạt…
vôi hóa cột sống cổ Vôi hóa cột sống cổ – Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Hiện nay, có rất nhiều người đang sống chung với bệnh vôi hóa cột sống cổ, đa phần là những…

Vôi hóa cột sống có chữa được không?

Vấn đề "bệnh vôi hóa cột sống có chữa được không?" đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm.…

Bị vôi hóa cột sống nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Chế độ ăn uống hợp lý kết hợp cùng phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bệnh vôi hóa…

Quốc dược Phục cốt khang – Bí quyết ĐẶC TRỊ vôi hóa cột sống, PHỤC HỒI xương khớp chắc khỏe

Người bệnh bị vôi hóa cột sống thường bị hành hạ bởi những cơn đau nhức, gặp khó khăn trong…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua