Viêm Đại Tràng Đi Ngoài Ra Máu – Các Thông Tin Cần Biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là một trong những dấu hiệu cảnh báo cho sự tổn thương nghiêm trọng ở cơ quan đại tràng nói riêng và đường tiêu hóa nói chung. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Vậy nguyên nhân và biểu hiện của triệu chứng này là gì? Cách khắc phục ra sao? 

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu
Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là một trong những dấu hiệu cảnh báo các biến chứng nguy hiểm của bệnh

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là gì?

Đại tràng hay còn được gọi là ruột già là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa. Đây là khung ruột lớn nhất của cơ thể và có độ dài trung bình là 1.5m. Bộ phận này nằm bên trong ổ bụng, bao quanh phần ruột non và tạo thành khung lớn giống dấu chấm hỏi. 

Cơ quan này có nhiệm vụ xử lý chất thải và tái hấp thu nước, các dưỡng chất thiết yếu còn lại trong thức ăn, sau đó đào thải những chất cặn bã, độc hại ra khỏi cơ thể. Trên bề mặt của đại tràng không có lông nhung nhưng lại có khả năng tiết ra một lượng nhỏ chất kiềm tính có nhiệm vụ làm mềm phân và bảo vệ ruột. Tuy nhiên, do bộ phận này phải xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên dễ bị tổn thương và mắc bệnh, trong đó điển hình là viêm đại tràng. 

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu
Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị tổn thương do viêm nhiễm, biểu hiện với nhiều triệu chứng như đau bụng, đi ngoài ra máu…

Viêm đại tràng là bệnh lý xảy ra do sự tấn công của các loại vi khuẩn gây tổn thương niêm mạc đại tràng. Bệnh lý này đặc trưng với một số triệu chứng như sưng viêm, phù nề, bệnh diễn ra lâu ngày không được cải thiện sẽ hình thành nên các ổ loét và khi các ổ loét này càng ngày càng ăn sâu vào trong các lớp cơ niêm mạc sẽ gây ra chảy máu. 

Bệnh được chia làm 2 dạng là viêm đại tràng cấp tínhviêm đại tràng mãn tính với nhiều mức độ viêm nhiễm khác nhau từ nhẹ đến nặng. Ban đầu có thể người bệnh sẽ chỉ bị táo bón hoặc đi ngoài thường xuyên, phân đen và có lẫn máu. Ở giai đoạn này nhiều người thường nhầm lẫn với bệnh lỵ. Tuy nhiên, đến giai đoạn nặng, khi bạn đi ngoài sẽ chỉ ra chất thải lẫn trong đó là rất nhiều chất nhầy có lẫn chất nhầy máu. Đồng thời, số lần đi đại tiện cũng tăng lên từ 5 – 6 lần/ ngày, xảy ra nhiều nhất vào ban đêm. 

Nguyên nhân vì sao viêm đại tràng gây đi ngoài ra máu?

Các chuyên gia cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng đi ngoài ra máu như: 

  • Do bị ngộ độc hoặc dị ứng với thức ăn; 
  • Do ăn phải các loại thức ăn bị nhiễm vi khuẩn có hại như vi khuẩn E. Coli, vi khuẩn lỵ trực tràng (Shigella), vi khuẩn lao, vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn Rotavirus ở trẻ em; 
  • Do nhiễm nấm; 
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh; 
  • Sức đề kháng yếu kém cộng với môi trường ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc bệnh; 
  • Do căng thẳng, stress kéo dài; 
  • Yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình. 

Phân biệt viêm đại tràng đi ngoài ra máu với các bệnh lý khác

Bên cạnh viêm đại tràng thì còn rất nhiều bệnh lý khác có thể gây đi ngoài ra máu. Vì vậy, người bệnh cần phải nắm rõ về đặc tính từng bệnh để phân biệt và xác định nguyên nhân gây bệnh. 

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu
Cần phân biệt tình trạng đi ngoài ra máu do viêm đại tràng với nhiều bệnh lý khác như trĩ, kiết lỵ, polyp đại tràng, xuất huyết tiêu hóa…
  • Bệnh trĩ: Bệnh trĩ là căn bệnh được hình thành do sự giãn nở quá mức của các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng và gây ra sưng viêm, xung huyết. Căn bệnh này đặc trưng với các triệu chứng như đau rát khi đi vệ sinh, đại tiện ra máu tươi…
  • Xuất huyết đường tiêu hóa: Là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào trên đường tiêu hóa như dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già, tá tràng… Tình trạng này thường gặp ở những người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày hoặc các bệnh về gan… Và biểu hiện đặc trưng nhất của tình trạng này là đi ngoài ra máu tươi. 
  • Nhồi máu ruột non do bị tắc mạch mạc treo: Đây là tình trạng kém lưu thông máu trong các mạch máu cung cấp đến các cơ thuộc khu vực mạc treo như gan, ruột non, ruột già, dạ dày. Tình trạng này có thể gây tụ máu đông, khiến người bệnh đau bụng dữ dội và đi đại tiện ra máu. 
  • Nứt kẽ hoặc viêm ống hậu môn: Táo bón kéo dài là nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh này. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh cố rặn khi đi ngoài gây nứt, viêm và chảy máu tươi thành giọt ra ngoài. Người mắc bệnh này thường bị đau bụng dữ dội kèm theo đau lưng và khó đi đại tiện. 
  • Polyp trực tràng, đại tràng: Đây là tình trạng các tế bào tăng sinh một cách bất thường trên niêm mạc ruột. Bệnh lý này khiến người bệnh đi ngoài ra máu tươi, máu có thể lẫn trong phân hoặc chảy thành tia, lâu ngày có thể gây thiếu máu nặng. 
  • Ung thư đại tràng: Bệnh này thường xuất hiện phổ biến ở người trong độ tuổi trung niên, trên 50 tuổi. Nguyên nhân là do cơ thể gầy yếu, xuất hiện khối u trong đại tràng dẫn đến táo bón hoặc tăng số lần đi đại tiện. Khối u này gây tác động đến niêm mạc và gây chảy máu tươi kéo dài. 

Tình trạng viêm đại tràng đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? 

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu được các chuyên gia nhận định là tình trạng nguy hiểm, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Tình trạng này thường tiến triển theo chu kỳ, kéo dài liên tục trong nhiều tháng, có lúc đau quặn dữ dội, có lúc đau âm ỉ kéo dài. Chính điều này khiến nhiều người nghĩ rằng bệnh đã thuyên giảm, thậm chí khỏi hẳn dẫn đến tâm lý chủ quan không điều trị và phòng tránh và chỉ một thời gian sau bệnh sẽ lại tái phát với cấp độ nghiêm trọng hơn. 

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu
Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là tình trạng nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời

Một số những nguy hiểm được Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo về tình trạng viêm đại tràng đi ngoài ra máu gồm:

  • Viêm đại tràng đi ngoài ra máu khiến người bệnh mất máu kéo dài, lâu ngày dẫn đến thiếu máu, tụt huyết áp cùng nhiều triệu chứng khác như cơ thể xanh xao, gầy gò, suy nhược, sốt cao, mất nước, chướng bụng… Kèm theo đó là các triệu chứng về đau lưng, đau nhức xương khớp, viêm khớp cùng chậu
  • Ở cấp độ nặng hơn khi đại tràng xuất huyết ồ ạt khi đi đại tiện (do viêm loét nặng) gây ra thiếu máu cấp tính hoặc giãn đại tràng nhiễm độc. Lúc này nếu người bệnh không được đưa đi cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. 
  • Những người bị viêm loét đại tràng nặng gây viêm toàn bộ đại tràng, giãn to với đường kính > 6cm sẽ có nguy cơ cao bị thủng đại tràng. 
  • Viêm loét đại tràng lâu ngày sẽ biến chứng thành ung thư đại tràng với mức độ chảy máu cấp độ nặng. Người bị ung thư đại tràng thường có một số triệu chứng như thường xuyên có cảm giác mót rặn, đau bụng quằn quại, dữ dội, đại tiện ra máu ồ ạt, thiếu máu, sụt cân, tắc ruột… và gây tử vong. 

Biện pháp điều trị viêm đại tràng đi ngoài ra máu tốt nhất hiện nay

Theo các chuyên gia, bệnh viêm đại tràng đi ngoài ra máu nếu được phát hiện sớm khi còn ở mức độ nhẹ có thể được chữa trị khỏi hoàn toàn bằng nhiều cách khác nhau. 

1. Điều trị nội khoa

  • Thông thường, khi vừa bắt đầu điều trị viêm đại tràng đi ngoài ra máu thể nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch phối hợp các dẫn chất như: Corticoid, Cyclosporin, Sulfasalazin, Azathioprin…
  • Với những trường hợp chưa được điều trị sẽ bắt đầu thử nghiệm bằng một loại thuốc liều nhẹ kết hợp theo dõi triệu chứng lâm sàng từ 10 – 15 ngày để có cơ sở điều chỉnh và dùng thuốc cho phù hợp. 
  • Trên thực tế, hầu hết những người mắc bệnh viêm đại tràng đi ngoài ra máu thể nhẹ đều đáp ứng điều trị bằng các loại thuốc dùng tại chỗ như thuốc thụt hoặc thuốc đặt hậu môn. 

2. Điều trị ngoại khoa

Với những trường hợp viêm đại tràng đi ngoài ra máu diễn tiến nghiêm trọng, gây biến chứng mức độ nặng như phình giãn đại tràng quá mức, thủng đại tràng gây xuất huyết ồ ạt hoặc không đáp ứng điều trị bằng thuốc sẽ được chỉ định can thiệp ngoại khoa. Một số biện pháp điều trị ngoại khoa phổ biến như:

  • Nội soi xuất huyết đại tràng: Nội soi đại tràng là biện pháp sử dụng tia laser, đầu điện hoặc chứa chất cầm máu xịt vào vị trí đại tràng bị viêm loét và xuất huyết để tiến hành cầm máu, làm dịu tổn thương. 
  • Phẫu thuật đại tràng: Khi viêm đại tràng biến chứng quá mức sẽ được chỉ định phẫu thuật. Tùy vào đánh giá mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định nên phẫu thuật cắt bỏ một phần hay bỏ hoàn toàn đại tràng để bảo toàn tính mạng cho người bệnh. 
  • Truyền động mạch: Đây là giải pháp tối ưu nhất dành cho những trường hợp bị viêm đại tràng đi ngoài ra máu nặng nhưng không đủ điều kiện để phẫu thuật. Phương pháp này sử dụng một loại hoác chất Vasopressin để truyền trực tiếp vào vị trí đang xuất huyết thông qua ống động mạch, làm ngưng chảy máu.
Viêm đại tràng đi ngoài ra máu
Phẫu thuật viêm đại tràng được chỉ định trong những trường hợp xảy ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh

Lưu ý: Can thiệp ngoại khoa chữa viêm đại tràng đi ngoài ra máu là biện pháp hiện đại, đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và tác dụng phụ cho sức khỏe người bệnh như: nhiễm trùng, đau nhức kéo dài, mất nhiều thời gian hồi phục, có nguy cơ sốc thuốc mê hoặc hình thành cục máu đông cản trở quá trình lưu thông máu. Vì vậy, hãy phối hợp với bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp và an toàn nhất.  

3. Áp dụng các mẹo dân gian chữa viêm đại tràng đi ngoài ra máu 

Những trường hợp bị viêm đại tràng đi ngoài ra máu mức độ nhẹ, chỉ vừa phát hiện và chưa có biến chứng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng các mẹo dân gian sau:

Nghệ + mật ong

Nghệ vàng rất giàu curcumin giúp làm giảm tình trạng viêm loét, ngăn ngừa chảy máu. Khi kết hợp với mật ong càng làm tăng đặc tính kháng khuẩn, chống viêm. 

Cách thực hiện

  • Dùng 1 thìa cà phê bột nghệ hòa vào ly nước ấm. 
  • Thêm vào 1 thìa mật ong, khuấy đều lên và uống hết. 
  • Nên dùng trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả cao. 
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn bột nghệ với mật ong để hoàn thành viên và sử dụng 3 lần/ ngày, mỗi lần 3 viên trong vòng 1 tháng. 

Nước lá mơ lông

Đây là loại dược liệu có đặc tính sát khuẩn, chống viêm, giảm đau, nhuận tràng và đặc biệt ức chế sự phát triển của các tổn thương, viêm loét của các bộ phận trong đường tiêu hóa, trong đó có đại tràng. 

Cách thực hiện

  • Dùng một nắm lá mơ lông tươi rửa sạch, phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột mịn. 
  • Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê bột này hòa vào ly nước ấm và uống vào mỗi buổi sáng, có thể thêm một ít bột gạo để tăng hiệu quả. 
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá mơ lông tươi, giã nát trực tiếp rồi vắt lấy nước cốt để uống. 

Sắc nước ngó sen 

Trong Đông y, ngó sen có tính bình, vị ngọt chát và được sử dụng nhằm mục đích an thần, cầm máu do viêm đại tràng hiệu quả. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị ngó sen, nga truật, tam lăng, bồ hoàng và huyết dụ mỗi vị 8g, 6g bắc thảo sương (sao vàng). 
  • Cho hết các dược liệu vào ấm sắc cùng 1 lít nước cho đến khi cạn xuống còn 300ml.
  • Tắt bếp, rót nước thuốc ra chén, chia làm 2 phần uống hết trong ngày. 

Một số lưu ý về chăm sóc và phòng ngừa viêm đại tràng đi ngoài ra máu

Song song với việc thực hiện các biện pháp chữa trị viêm đại tràng đi ngoài ra máu theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần chủ động áp dụng một số cách chăm sóc để thúc đẩy sự phục hồi chức năng đại tràng cũng như phòng ngừa tái phát bệnh lâu dài. 

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu
Chủ động thăm khám thường xuyên và thực hiện các biện pháp chăm sóc đúng cách sẽ giúp đại tràng sớm phục hồi chức năng

Về chế độ ăn uống

  • Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích như thuốc lá, cà phê… 
  • Đối với người vẫn còn đang trong giai đoạn điều trị nên có chế độ ăn uống phù hợp, ưu tiên những món dễ tiêu, mềm, lỏng như cháo, súp, canh… 
  • Bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ có lợi cho dạ dày như cà rốt, cam, táo, khoai lang, bơ, các loại đậu, hạt…; thực phẩm giàu kali như đậu nành, dưa hấu, chuối, củ dền… giúp kích thích tiêu hóa, nhuận tràng. 
  • Tuyệt đối không nên ăn những món chế biến quá mặn, cay nóng hay đồ lên men, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, thức ăn có mùi tanh, chưa nấu chín kỹ hoặc không đảm bảo vệ sinh. . 
  • Chia nhỏ các bữa ăn chính làm nhiều bữa nhỏ, giảm khẩu phần ăn trong mỗi bữa, chỉ cần đảm bảo đủ chất để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ phục hồi chức năng đại tràng. 

Về chế độ sinh hoạt

  • Cân đối thời gian sinh hoạt sao cho khoa học, giữa làm việc và nghỉ ngơi, tránh lao động quá sức, lao lực quá độ, căng thẳng kéo dài và thức khuya thường xuyên. 
  • Đối với những người làm việc trong môi trường bắt buộc phải ngồi hoặc đứng liên tục cần phải hạn chế bớt, di chuyển liên tục để giảm áp lực cho đại tràng.  
  • Tạo thói quen đi đại tiện khoa học, đúng giờ, không nhịn và đi nhanh nhất có thể, tránh rặn quá mạnh. 
  • Vận động, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, duy trì một cơ thể khỏe mạnh để phòng tránh viêm đại tràng đi ngoài ra máu. 
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần hoặc đi khám ngay nếu phát hiện các triệu chứng bất thường như rối loạn đại tiện, đau bụng thường xuyên, tính chất phân thay đổi… Điều này sẽ giúp quá trình trị bệnh dễ dàng, nhanh chóng và ít tốn kém hơn. 

Trên đây là những thông tin tổng quan về viêm đại tràng đi ngoài ra máu. Hy vọng những kiến thức này giúp ích cho bạn trong việc nhận định tình trạng bệnh mà bản thân đang mắc phải và chủ động thăm khám, chữa bệnh sớm trước khi quá muộn. 

Có thể bạn quan tâm

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 09:50 - 25/06/2022 - Cập nhật lúc: 17:23 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Nhiều người đã khỏi bệnh hoàn toàn chỉ sau 3 tháng dùng bài thuốc này. Giải pháp được nghiên cứu và bào chế thành công từ thành phần 100% thảo dược thiên nhiên đặc trị, luôn đảm bảo an toàn, lành tính cho người sử dụng.
Các bệnh về Đại Tràng thường gặp và cách xử lý hiệu quả

Đại tràng là một phần của hệ tiêu hóa, giữ vai trò hấp thu dinh dưỡng và bài tiết chất…

viêm đại tràng co thắt Viêm đại tràng co thắt – Triệu chứng nhận biết và điều trị

Viêm đại tràng co thắt thuộc nhóm bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Rối loạn tiêu hóa, đau bụng…

Hình ảnh đại tràng trong cơ thể ra sao là thắc mắc của nhiều người Hình Ảnh Đại Tràng Người Và Một Số Bệnh Lý Thường Gặp

Đại tràng hay còn gọi là ruột già, có chiều dài trung bình khoảng 1,5m nhưng vẫn được nằm gọn…

Uống thuốc xổ để nội soi đại tràng và những điều cần biết

Uống thuốc xổ để nội soi đại tràng có tác dụng làm sạch ruột, giúp quá trình chẩn đoán bệnh…

Polyp là gì? Có phải ung thư không, có bao nhiêu loại?

Polyp là sự phát triển các mô một cách nhanh chóng thông qua việc phân chia tế bào, tương tự…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua