Viêm loét đại trực tràng chảy máu là gì? Có nguy hiểm?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu là tình trạng viêm loét, xuất huyết ở niêm mạc trực tràng, đại tràng sigma hay toàn bộ đại tràng. Đây là một căn bệnh tự miễn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.

Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu là gì?

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là một dạng bệnh tự miễn có tính chất mãn tính. Điểm đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện của các vết loét ở lớp niêm mạc trực tràng và có thể lan tỏa đến đại tràng trái, phải hay toàn bộ ruột già. Kèm theo đó là tình trạng xuất huyệt nhẹ hay nặng trong đại trực tràng tùy theo mức độ tổn thương. 

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là gì
Viêm loét đại trực tràng chảy máu là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến trực tràng hoặc toàn bộ đại tràng

Các ca bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu tập trung nhiều ở các nước nằm trong khu vực châu Âu hay Bắc Mỹ. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, bệnh có xu hướng ảnh hưởng nhiều hơn đến người dân đang sinh sống tại khu vực châu Á. Nguy cơ mắc bệnh ở nam và nữ đều như nhau, trong đó các độ tuổi từ 15-30 và 60-70 chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.

Hiện nay, việc điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu còn gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân có thể phải duy trì dùng thuốc chữa trị bệnh trong nhiều năm liền hoặc thậm chí là suốt đời.

Nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng chảy máu

Trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể khẳng định được chính xác nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng chảy máu. Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy sự khởi phát của bệnh có liên quan đến yếu tố tự miễn, tức hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mạnh mẽ và tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh trong ruột già.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu như:

  • Nhiễm trùng
  • Sử dụng nguồn thực phẩm, thức ăn kém vệ sinh
  • Dùng nhiều thuốc kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột
  • Căng thẳng quá mức
  • Táo bón kéo dài
  • Có tiền sử mắc các bệnh lý tự miễn
  • Xạ trị chữa ung thư ở các cơ quan trong vùng bụng làm tổn thương đến đại trực tràng.

Triệu chứng viêm loét đại trực tràng chảy máu

Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu thường bắt đầu khởi phát ở trực tràng. Tổn thương sau đó lan dần vào trong gây tổn thương cho đại tràng trái, đại tràng phải và cuối cùng là toàn bộ đại tràng. Trong một số trường hợp, vết loét thậm chí còn lan rộng gây tổn thương cho cả đoạn cuối của ruột non.

Khi mắc căn bệnh này, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu dưới đây:

  • Đau bụng, thường là vùng bụng dưới rốn, mạn sườn hoặc hai bên hố chậu. Bệnh nhân có thể bị đau quặn từng cơn, đau âm ỉ hoặc dữ dội.
  • Chướng hơi
  • Đầy bụng
  • Ăn uống lâu tiêu
  • Rối loạn đại tiện, táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày
  • Trong phân có chất nhày và máu. Máu có màu đỏ tươi hoặc sẫm màu
  • Bệnh nhân có thể bị sốt trong giai đoạn tiến triển nặng hoặc có biến chứng
  • Mệt mỏi
  • Ăn uống kém
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Thiếu máu
  • Một số trường hợp bị đau khớp hoặc xuất hiện các triệu chứng khác ngoài đường tiêu hóa như viêm màng bồ đào hay viêm xơ hóa ống mật.
dấu hiệu viêm loét đại trực tràng chảy máu
Đau bụng là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu

Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu có nguy hiểm không?

Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu có thể gây nhiều tác hại nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. Nguy cơ gặp phải biến chứng cao hơn cả ở những người bị nặng, tổn thương ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng.

 Các biến chứng thường gặp của viêm loét đại trực tràng chảy máu bao gồm:

  • Phĩnh giãn đại tràng nhiễm độc
  • Thủng đại tràng
  • Thiếu máu
  • Xuất huyết ồ ạt ở đường tiêu hóa dưới
  • Viêm loét ruột non
  • Ung thư đại tràng

Chẩn đoán viêm loét đại trực tràng chảy máu

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng và các thông tin liên quan người bệnh cung cấp, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau để chẩn đoán viêm đại trực tràng chảy máu:

– Nội soi đại trực tràng:

Bệnh nhân được nội soi đại trực tràng bằng một ống mềm có gắn camera siêu nhỏ. Hình ảnh thu nhân được cho phép bác sĩ phân loại giai đoạn bệnh cũng như xác định phạm vi tổn thương trong ruột già.

– Chẩn đoán giai đoạn viêm loét đại trực tràng chảy máu theo hình ảnh nội soi:

  • Giai đoạn O: Bệnh mới bắt đầu tiến triển nên tổn thương chưa rõ ràng. Lớp niêm mạc đại trực tràng nhợt nhạt. Trong khi đó các mạch máu nằm dưới niêm mạc phân bố thưa thớt, thành mạch mỏng manh. Một số trường hợp cho hình ảnh nội soi bình thường.
  • Giai đoạn 1 (mức độ nhẹ): Lớp niêm mạc ruột có biểu hiện sần sùi, viêm đỏ do sung huyết, chỉ quan sát được một phần mạch máu.
  • Giai đoạn 2 (mức độ vừa): Niêm mạc đại tràng bị mất nếp ngang, xuất hiện các vết loét rõ ràng và không quan sát được mạch máu dưới niêm mạc. Chạm đèn vào tổn thương dễ chảy máu.
  • Giai đoạn 3 (mức độ nặng): Bệnh khiến niêm mạc đại tràng bị phù nề, sung huyết nghiêm trọng. Kèm theo đó là sự xuất hiện của các ổ loét lớn ăn sâu dưới lớp niêm mạc có chảy máu tự phát.
chẩn đoán Viêm loét đại trực tràng chảy máu
Phương pháp nội soi đại tràng được áp dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu

– Xác định phạm vi tổn thương trong đại trực tràng:

  • Viêm loét trực tràng: Bệnh mới khởi phát và chỉ gây tổn thương cho trực tràng
  • Viêm loét trực tràng + đại tràng sigma: Vết loét lan tỏa từ trực tràng lên đến đoạn giữa đại tràng sigma.
  • Viêm loét đại tràng trái: Vết loét ảnh hưởng tới đại tràng góc lách
  • Viêm loét đại tràng phải: Ổ loét đã lan dần từ trực tràng tới đại tràng góc gan.
  • Viêm loét đại tràng toàn bộ: Tổn thương ảnh hưởng đến hết các phần nhỏ của đại tràng.

– Xét nghiệm mô bệnh học:

Mẫu mô bị bệnh được lấy tự đại tràng sẽ được đem đi làm sinh thiết. Nếu bị viêm loét đại trực tràng chảy máu thường thu được kết quả như sau:

  • Tổn thương chỉ ảnh hưởng đến bề mặt niêm mạc và phần dưới niêm mạc, không ảnh hưởng đến lớp cơ.
  • Lớp biểu mô phủ bên trên có dấu hiệu bong tróc, không bằng phẳng
  • Cấu trúc khe tuyết có dấu hiệu bị ngắn lại, phân chia nhánh hoặc mất trạng thái song song
  • Khe hốc bị áp xe
  • Các mạch máu dưới niêm mạc sung huyết và có hiện tượng xuất huyết niêm mạc.

– Chụp x-quang khung đại tràng:

  • Đại tràng có hình ống chì, không gian bị thu hẹp
  • Xuất hiện hình ảnh giả polyp
  • Bệnh nặng quan sát thấy đại tràng bị phình giãn

– Chụp bụng:

Hình ảnh chụp bụng có thể cho thấy các quai ruột bị giãn

– Chụp CT scan ổ bụng:

Thành ruột già dày liên tục, độ dày không quá 1,5 cm. Tình trạng này tập trung ở trực tràng lẫn đại tràng sigma và không ảnh hưởng đến ruột non.

– Xét nghiệm máu: 

  • Số lượng tế bào hồng cầu giảm, mức độ tùy thuộc vào tình trạng xuất huyết
  • VSS tăng, CRP tăng cho thấy hội chứng viêm

– Chẩn đoán phân biệt:

Dựa trên các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán phân biệt viêm loét đại trực tràng chảy máu với các bệnh lý khác như:

Cách điều trị bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu

Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu cần được điều trị tích cực bằng phác đồ chứa kháng sinh và các loại thuốc phù hợp tùy theo nguyên nhân, mức độ tổn thương trong đại trực tràng và các triệu chứng liên quan. Phẫu thuật có thể được chỉ định cho các trường hợp bị bệnh nặng, không đáp ứng được với thuốc điều trị.

Dù lựa chọn phương pháp chữa viêm loét đại trực tràng chảy máu nào thì quá trình điều trị bệnh cũng cần tuân thủ theo các nguyên tắc dưới đây:

  • Sử dụng 1 loại thuốc trong đợt điều trị khởi đầu đối với bệnh nhân mới được chẩn đoán. Sau khoảng 10 – 15 ngày đánh giá lại kết quả dựa trên các triệu cứng lâm sàng và tiến triển sức khỏe của người bệnh.
  • Bệnh nhân đã hoặc đang điều trị mà bệnh vẫn tiến triển nặng thì xây dựng lại phác đồ chữa bệnh với 2 thuốc đang sử dụng kết hợp với 1 loại thuốc mới.
  • Đối với những bệnh nhân đã ngưng điều trị trong thời gian dài mà tái phát bệnh thì quay lại phác đồ điều trị khởi đầu như những người mới phát hiện ra bệnh. Tuy nhiên nên sử dụng các loại thuốc mới trong phác đồ.
  • Bổ sung thêm thuốc thụt hay thuốc đặt hậu môn trong trường hợp bị viêm loét đại trực tràng chảy máu nhẹ có tổn thương tối thiểu được tìm thấy trong đại tràng sigma hoặc trực tràng.
  • Sau đợt điều trị tấn công, khi các triệu chứng bệnh đã thuyên giảm thì cần tiếp tục điều trị duy trì để giữ bệnh tình được ổn định lâu dài. 

Chữa viêm loét đại trực tràng chảy máu bằng nội khoa

Với phương pháp điều trị nội khoa, bệnh nhân được điều trị với phác đồ tấn công và duy trì bằng các loại thuốc phù hợp.

1. Điều trị tấn công cho bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu

*Giai đoạn bệnh nhẹ:

Ở mức độ nhẹ, tổn thương ảnh hưởng đến trực tràng và chưa lan rộng, xuất hiện các vết loét nhỏ và chảy máu ít. Bệnh cũng chưa gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng nên bác sĩ có thể đề nghị dùng các thuốc sau:

Cách loại thuốc sử dụng:

– Thuốc 5- ASA:

Đây là thuốc ức chế COX còn được gọi với các tên khác là Mesalazine hay 5-aminosalicylic acid. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp prosglandin – một chất trung gian có mặt trong phản ứng viêm. Qua đó giảm hiện tượng sưng viêm, phù nề ở đường tiêu hóa. Bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc uống có tác dụng toàn thân hoặc thuốc điều trị tại chỗ dạng đặt hậu môn.

  • 5- ASA dạng uống: Dùng thuốc Pentasa 0,5g, mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần dùng 2 viên.
  • 5 – ASA dạng đặt hậu môn: Dùng viên 1g/lần. Đặt thuốc vào trong hậu môn rồi nằm yên từ 20 – 30 phút để các hoạt chất trong thuốc được phóng thích và thẩm thấu vào trong.

– Thuốc kháng viêm steroid:

5 – ASA có thể được kết hợp cùng với thuốc kháng viêm steroid. Thuốc được sử dụng dưới dạng bột pha uống, dung dịch thụt hay viên nang đặt hậu môn.

Liều dùng: Mỗi ngày 1 – 2 lần x 100mg/lần.

– Thuốc kháng sinh:

Thuốc kháng sinh thường có trong phác đồ điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu do nhiễm khuẩn. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế quá trình phân chia tế bào của vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh, khiến chúng không còn khả năng hoạt động. Qua đó, ngăn chặn không cho vết loét lan rộng mà nhanh chóng được chữa lành.

Các thuốc chữa viêm loét đại trực tràng chảy máu thuộc nhóm kháng sinh thường được chỉ định bao gồm:

  • Ciprofloxacin: Ngày uống 1 gram x 7 ngày
  • Metronidazol: Ngày uống 1 gram. Mỗi đợt điều trị có thể kéo dài trong 7 ngày hoặc lâu hơn tùy theo tình trạng nhiễm trùng.

– Thuốc điều trị triệu chứng bệnh:

  • Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày: Uống thuốc bọc niêm mạc
  • Đau bụng: Sử dụng các thuốc giảm co thắt cơ trơn
thuốc chữa Viêm loét đại trực tràng chảy máu
Thuốc 5-ASA thường được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng chảy máu

*Giai đoạn vừa:

Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu ở mức độ vừa thường gây tổn thương đến toàn bộ phần đại tràng trái. Bệnh nhân có thể bị chảy máu nhiều hơn khi đi ngoài kèm theo nhiều triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa.

Thuốc điều trị thường dùng:

  • Thuốc 5 – ASA dạng uống: Dùng 2 viên Pentasa 0,5g x 4 lần/ngày
  • Thuốc 5 – ASA tại chỗ: Dùng các thuốc dạng bột hay dung dịch thụt
  • Thuốc Hydrocortisone 100mg: Thuốc được sử dụng dưới dạng dung dịch thụt. Mỗi ngày thụt 1 lần vào buổi sáng.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng Ciprofloxacin, mỗi lần 500mg x 2 lần/ngày. Hoặc có thể thay thế bằng Metronidazol với liều lượng 1g/ngày. Liệu trình điều trị bằng kháng sinh kéo dài trong 7 ngày.

Trường hợp không đáp ứng tốt với phác đồ trên:

  • Kết hợp thêm thuốc chứa corticoid theo đường uống. Mỗi ngày uống 40-60mg. Dùng thuốc liên tục từ 10 – 14 ngày.
  • Nếu bệnh vẫn không tiến triển tốt: Dùng Methylprednisolon với liều 40-80mg/ngày trong thời gian từ 7 – 10 ngày.

*Viêm loét đại trực tràng chảy máu giai đoạn vừa đến nặng:

Ở mức độ này, vết loét có thể lan rộng đến đại tràng phải hoặc cũng có khi gây tổn thương cho toàn bộ đại tràng. Phác đồ điều trị như sau:

– Thuốc 5- ASA dạng uống: Dùng Pentasa 0,5g mỗi ngày 4 lần, mỗi lần uống 2 viên

– Thuốc corticoid: 

  • Prednisolon: Ngày uống 40-60mg trong 7 – 10 ngày liên tục. Khi các triệu chứng đã cải thiện thì giảm dần liều xuống 5mg/tuần rồi ngưng hẳn.
  • Trường hợp không đáp ứng tốt với Prednisolon: Sử dụng thuốc corticoid đường tiêm tĩnh mạch với liều cao hơn. Có thể dùng một trong các thuốc gồm Methylprednisolon (16-20mg mỗi 8 giờ) hoặc Hydrocortisone ( 100mg mỗi 8 giờ ), giảm liều xuống 5mg/tuần rồi ngưng hẳn khi các triệu chứng lâm sàng thuyên giảm sau 7 – 10 ngày điều trị.

– Thuốc kháng sinh: 

  • Ciprofloxacin: Ngày dùng 1g x 7 ngày
  • Hoặc Metronidazol: Ngày dùng 1g x 7 ngày

– Trường hợp dùng 5- ASA kéo dài: Bổ sung thêm thuốc sắt và a.folic mỗi ngày 1mg.

– Truyền bù nước và chất điện giải bị mất do tiêu chảy nhiều

2. Điều trị duy trì cho bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu

Thông thường, sau khoảng 3 – 4 tuần điều trị với phác đồ tấn công, các triệu chứng lâm sàng của bệnh sẽ thuyên giảm. Lúc này, bệnh nhân được điều trị duy trì bằng thuốc 5- ASA theo đường uống. Liều dùng 1g mỗi ngày chia làm 2 lần uống. 

Thời gian điều trị duy trì tùy theo mức độ bệnh:

  • Giai đoạn nhẹ: Dùng thuốc duy trì trong ít nhất 2 năm
  • Giai đoạn vừa: Điều trị duy trì có thể kéo dài trong nhiều năm
  • Giai đoạn nặng: Bệnh nhân có thể được điều trị duy trì suốt đời

3. Điều trị biến chứng phình giãn đại tràng nhiễm độc cho bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng chảy máu

  • Truyền dinh dưỡng theo đường tĩnh mạch
  • Tiêm thuốc Corticoid vào tĩnh mạch: Lựa chọn một trong các thuốc prednisolon (30mg sau mỗi 12h) hoặc Methylprednison (16-20mg sau mỗi 8h) hoặc Hydrocortisone (100mgsau mỗi 8h).
  • Thuốc 5- ASA dạng uống: Dùng Pentasa 0,5g x 2 viên x 4 lần/ngày
  • Thuốc kháng sinh: Dùng Ciprofloxacin (1g/ngày) hoặc Metronidazol (1- 1,5g/ngày). Các thuốc trên được sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được theo dõi sát các triệu chứng lâm sàng, làm xét nghiệm bilan viêm và chụp x-quang bụng. Nếu sau 7 – 10 ngày điều trị mà các triệu chứng không thuyên giảm thì dùng thêm thuốc ức chế miễn dịch.

Điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu bằng ngoại khoa

Phẫu thuật ngoại khoa được đề nghị cho bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng chảy máu không đáp ứng được với các phương pháp điều trị nội khoa hoặc có các biến chứng như:

  • Thủng ruột già
  • Phình giãn đại tràng nhiễm độc
  • Xuất huyết đại trực tràng ồ ạt
  • Ung thư hóa do mắc bệnh lâu năm
  • Dị sản mức độ nặng
cách điều trị Viêm loét đại trực tràng chảy máu bằng phẫu thuật
Phẫu thuật ngoại khoa được chỉ định cho các trường hợp bị viêm loét đại trực tràng chảy máu nặng khi không đáp ứng được với thuốc

Bệnh nhân được mổ hở bằng phương pháp truyền thống hoặc phẫu thuật nội soi để cắt một đoạn hay toàn bộ đại tràng bị tổn thương.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng chảy máu

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu mà bệnh nhân cần được chăm sóc bằng một chế độ dinh dưỡng phù hợp để mau lành bệnh, hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị. Cụ thể như sau:

– Giai đoạn bệnh nhẹ và vừa:

  • Sử dụng các thức ăn mềm, lỏng để dễ tiêu hóa
  • Thực phẩm nên được nấu chín mềm hoặc hầm nhừ để giảm bớt gánh nặng cho đường ruột, giúp đại trực tràng có thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi, phục hồi.
  • Uống nhiều nước giúp đào thải độc tố cho đại tràng, đảm bảo cho hoạt động tiêu hóa diễn ra bình thường và ngăn ngừa mất nước cho những bệnh nhân bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày.
  • Tạm thời hạn chế bổ sung các chất xơ sợi bởi nó khó tiêu hóa và có thể gây cọ sát vào niêm mạc đại trực tràng khiến cho tổn thương lâu lành.
  • Ưu tiên các thực phẩm, món ăn dễ tiêu hóa như chuối, khoai lang, súp, cháo, đu đủ, cà rốt luộc…
  • Sử dụng lượng thức ăn ít hơn nhưng dùng làm nhiều bữa trong ngày. Điều này có thể giúp giảm triệu chứng đau bụng và đảm bảo cho cơ thể được cung cấp đầy đủ nhu cầu chất dinh dưỡng cần thiết mà không làm tăng gánh nặng cho ruột già.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như rau dền, rau bina, hạt bí ngô, bông cải xanh, đậu phụ… Chúng giúp tái tạo hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu do bị chảy máu đại tràng.
  • Hạn chế ăn đồ béo, thức ăn nhanh, gia vị cay, đồ ngọt hoặc các món quá mặn. 
  • Kiêng uống bia rượu
  • Không ăn các món sống như gỏi, nem chua, thịt tái, rau sống…

– Viêm loét đại trực tràng chảy máu nặng:

Trường hợp này bệnh nhân thường được nhập viện điều trị nội trú. Cần nhịn ăn hoàn toàn và bổ sung các chất dinh dưỡng theo đường truyền tĩnh mạch, bao gồm đạm toàn phần, hỗn hợp axit béo và đường. Đảm bảo bệnh nhân được dung nạp khoảng 2500 Kcalo mỗi ngày.

Trong sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng chảy máu nên tránh những suy nghĩ tiêu cực, không để đầu óc căng thẳng quá mức, có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, cần kết hợp ngủ đủ giấc và siêng năng tập thể dục mỗi ngày để tăng cường chức năng tiêu hóa, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.

Có thể bạn chưa biết:

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 09:00 - 25/06/2022 - Cập nhật lúc: 17:28 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Nhiều người đã khỏi bệnh hoàn toàn chỉ sau 3 tháng dùng bài thuốc này. Giải pháp được nghiên cứu và bào chế thành công từ thành phần 100% thảo dược thiên nhiên đặc trị, luôn đảm bảo an toàn, lành tính cho người sử dụng.
Sôi bụng tiêu chảy là triệu chứng bụng kêu rột rột kèm theo trung tiện nhiều lần, đi ngoài phân lỏng Sôi bụng tiêu chảy là triệu chứng gì và cách chữa trị

Sôi bụng là một hiện tượng bình thường, dễ gặp khi đói hoặc rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên sôi…

Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng và cách phòng tránh

Bệnh viêm đại tràng là một trong những bệnh thường gặp của hệ tiêu hóa. Bệnh thường không gây nguy…

Đau đại tràng bên nào Đau đại tràng là đau ở đâu, bên nào? Dấu hiệu nhận biết

Mỗi vị trí đau bụng thường cảnh báo những bệnh lý liên quan đến một cơ quan nhất định trong…

Những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh vô cùng phổ biến và đang có dấu hiệu ngày càng…

Viêm đại tràng co thắc nên ăn gì kiêng ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người Người bị viêm đại tràng co thắt nên ăn gì, kiêng gì mau khỏi?

Viêm đại tràng co thắt hay hội chứng ruột kích thích là một bệnh thường gặp, xuất phát từ nhiều…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua