Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh thường gặp, xuất hiện do nhiều nguyên nhân như do thời tiết, cơ địa, tiếp xúc với chất gây dị ứng như lông cho mèo, bụi bẩn, nấm mốc, nấm hoa… Hiện nay, vẫn chưa có liệu pháp nào có thể chữa dứt điểm căn bệnh này, do đó để đảm bảo an toàn, cải thiện triệu chứng, người bệnh có thể áp dụng các mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà dưới đây.
Viêm mũi dị ứng rất phổ biến

Viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể phản ứng với những tác nhân gây dị ứng dẫn đến giải phóng histamin quá mức gây mẫn cảm. Các tác nhân này bao gồm lông chó mèo, bụi, hóa chất, phấn, nước hoa, do cơ địa dị ứng hoặc chuyển hóa độc tố của vi khuẩn gây bệnh viêm amidan.
Là bệnh lý thường gặp, viêm mũi dị ứng vô cùng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Theo thống kê của Viện hàn lâm dị ứng hen suyễn và miễn dịch Hoa Kỳ, trên thế giới có khoảng 10 – 30% dân số mắc phải căn bệnh này.
Viêm mũi dị ứng có thể gây ra các triệu chứng sau đây:
- Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi nước mắt
- Ngứa họng, viêm họng, ho
- Đau đầu, có quầng thâm dưới bọng mắt
- Ngứa mắt, cổ họng, da
- Người mệt mỏi, uể oải
- Phát ban, có vùng da bị khô, ngứa, có mụn nước.
10 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà
Thông thường, bệnh do phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể với các tác nhân gây dị ứng. Hay tái đi tái lại nhiều lần. Để điều trị, bạn có thể áp dụng một số cách tại nhà dưới đây. Nếu sử dụng thường xuyên, chúng có thể giúp phòng bệnh quay trở lại.
1. Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng vách ngăn mũi bị viêm gây khó chịu cho người bệnh. Lúc này, có thể sử dụng gừng để hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng một cách an toàn. Theo Đông y, gừng vị cay tính ấm, quy kinh phế tỳ. Có công dụng tán hàn, hành thủy, chống viêm, giảm đau, giải cảm, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch. Gừng có thể cải thiện hiệu quả các triệu chứng đau đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
Cách sử dụng:
- Cách 1: Lấy một củ gừng tươi, rửa sạch thái lát mỏng cho vào một cốc thủy tinh, thêm một miếng quế nhỏ hãm với nước sôi trong 5 phút. Để dễ uống và tăng hiệu quả điều trị, có thể thêm một ít mật ong và nước chanh. Ngày uống 3 lần sẽ thấy các triệu chứng cải thiện đáng kể.
- Cách 2: Gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng cho vào ấm đun sôi trong 15 phút. Dùng nước này xông mũi hoặc để bớt nóng dùng khăn sạch thấm đều nước, đắp nhẹ lên mặt, hít hơi nóng từ khăn. Thực hiện 3 – 5 lần/ngày, mỗi lần 1 phút sẽ giúp làm loãng dịch nhầy, giảm sưng tấy và giảm viêm.
- Cách 3: Lấy 10g gừng, 30g ngó sen rửa sạch, giã nát đắp hỗn hợp này từ chân mày lên trán. Lưu ý không để hỗn hợp dính vào mắt, thực hiện trong vòng 20 phút. Để tăng hiệu quả, nên thực hiện cách 2 rồi tiếp tục đắp hỗn hợp này.
2. Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng cây hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc còn có tên gọi khác là cây cỏ hôi, hoa cứt lợn, cây hoa ngũ vị. Thường được dân gian sử dụng để chữa viêm mũi dị ứng do có chứa nhiều thành phần kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh như sốt, hắt hơi, ngạt mũi, sổ mũi… Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trong tinh dầu của loại cây này có chứa Caryophyllene, Cadinen, Demetoxygeratocromen, Geratocromen… có tác dụng giảm phù nề, chống viêm, chống dị ứng.
Cách sử dụng:
- Cách 1: Lấy 1 cây nắm hoa ngũ sắc tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã nát, vắt lấy nước. Dùng bông sạch thấm nước nhép vào mũi khoảng 15 – 20 phút, xì mũi nhẹ để các chất nhầy thải ra bên ngoài.
- Cách 2: Lấy 1 nắm cây hoa ngũ sắc tươi rửa sạch, để cho ráo nước, cắt nhỏ, đun trong ấm, chờ sôi 5 phút thì đổ ra cốc cao cổ hoặc ấm trà. Dùng tờ giấy cứng quấn thành ống nhỏ giống cái phễu, một đầu đặt ở miệng ly, đầu kia đặt vào mũi để xông.
3. Dùng cây giao

Cây giao hay cây xương cá thuộc họ xương rồng, không có gai và lá. Theo Đông y, cây giao vị cay hơi chua, tính mát, ít độc. Có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, khử phong, thúc sữa, là nguyên liệu thường được sử dụng để chữa viêm mũi dị ứng tại nhà.
Cách sử dụng:
- Lấy 15 đốt cành giao cắt nhỏ thành đoạn ngắn, cho vào túi ni lông, đập nát rôi đun sôi với nước.
- Đổ nước vào một ly thủy tinh hoặc một chiếc ấm kín. Dùng một tờ giấy cứng, cuộn thành ống dạng phễu, đầu to cho đặt ở miệng ấm, đầu nhỏ đặt ở mũi để hít hơi thuốc vào mũi và miệng.
- Thực hiện trong 5 – 10 phút, liên tục 3 – 5 để thấy hiệu quả.
Lưu ý: Không áp dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Cần hết sức cẩn thận khi chuẩn bị nguyên liệu do giao là cây có độc tính. Nhựa có thể gây bỏng, phồng rộp thậm chí nếu dính vào mắt có thể gây đau rát, nghiêm trọng hơn là mù lòa. Đặc biệt, không nên uống nước của cây này vì có thể gây cảm giác bỏng miệng, môi, lưỡi, gây đau bụng, buồn nôn.
4. Cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng tỏi
Theo các nghiên cứu, tỏi có chứa các thành phần như glucogen, aliin, fitonxit đặc biệt là allicin có tác dụng sát trùng, tiêu diệt virus gây bệnh, kháng viêm… Có tác dụng tốt trong việc giảm nhanh các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi do viêm mũi dị ứng gây ra. Tỏi còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm xoang, rát họng…
Cách sử dụng:
- Cách 1: Lấy củ tỏi lột bỏ vỏ, ép nhuyễn lấy nước, trộn đều với mật ong theo tỉ lệ 1:2. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, dùng bông gòn thấm hỗn hợp này rồi nhét vào mũi. Thực hiện 3 lần/ngày liên tục sẽ thấy các triệu chứng cải thiện đáng kể.
- Cách 2: Lấy tỏi ép nhuyễn lấy nước, trộn với dầu vừng theo tỉ lệ 1:1. Vệ sinh sạch vùng mũi, lau khô, dùng bông gòn thấm dung dịch này rồi nhét vào mũi. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày để thấy hiệu quả.
- Cách 3: Lấy 2 – 3 tép tỏi ăn sống hàng ngày hoặc dùng tỏi để chế biến thành các món ăn như rau muống xào tỏi, tỏi xào lá hẹ…
5. Chữa viêm mũi dị ứng bằng nghệ

Nghệ là loại dược liệu quý trong y học cổ truyền thường được sử dụng để chữa các bệnh lở loét viêm nhiễm do có tính kháng khuẩn cao. Nghệ cũng chứa curcumine giúp hồi phục vùng niêm mạc mũi bị tổn thương do viêm mũi dị ứng gây ra. Đồng thời còn giúp tăng khả năng kháng khuẩn, giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh, cải thiện các phản ứng của mũi với chất gây dị ứng.
Cách sử dụng:
- Cách 1: Lấy 1 củ nghệ vàng, rửa sạch, thái lát mỏng, giã nát vắt lấy nước. Dùng bông sạch thấm nước nghệ nhét vào mũi hoặc dùng nước nghệ nhỏ mũi nhiều lần trong ngày. Kiên trì thực hiện sẽ thấy các triệu chứng cải thiện đáng kể.
- Cách 2: Lấy bột nghệ vàng trộn với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1:1. Ngậm nửa muỗng hỗn hợp này trong 15 phút cho tan hết. Thực hiện 4 – 5 lần/ngày, kiên trì sẽ thấy dễ chịu và giảm dần các triệu chứng bệnh.
Lưu ý: Không sử dụng nghệ bằng đường uống khi đang dùng thuốc tây để điều trị. Không áp dụng cho phụ nữ bị rong kinh kéo dài, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
6. Cách chữa viêm mũi dị ứng đơn giản bằng mật ong
Sử dụng mật ong cũng là một trong những mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà được nhiều người áp dụng. Đây là phương pháp được khuyến khích sử dụng vì có thể loại bỏ vi khuẩn, virus gây dị ứng. Lý do là mật ong chứa nhiều carbohydrate có công dụng kháng khuẩn, diệt trùng, chống viêm, giảm phù nề do viêm mũi dị ứng, viêm xoang gây ra. Mật ong cũng là một thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, không cần lo lắng về tác dụng phụ khi sử dụng.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lấy 10ml mật ong, 20ml giấm táo hòa với 150ml nước ấm. Uống mỗi ngày trong bữa ăn, thực hiện liên tục từ 3 – 5 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm.
- Cách 2: Lấy 3 thìa mật ong pha với một ít nước lọc, uống vào lúc sáng sớm và trước khi đi ngủ. Có thể thêm một ít gừng tươi để tăng hiệu quả điều trị.
- Cách 3: Nếu nhà nuôi ong, có thể lấy một ít sáp ong chia thành 3 phần nhỏ dùng trong 3 buổi sáng trưa tối trước khi đi ngủ. Thực hiện đều đặn 2 – 3 ngày để cải thiện các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra.
7. Chữa viêm mũi dị ứng bằng ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa là vị thuốc thông dụng trong đông y, được sử dụng với những cái tên như thương nhĩ, xương nhĩ, hắc ma. Có vị hơi, ngọt, tính ôn, ít độc, quy vào kinh phế với các công dụng như sát khuẩn, khu phong, trừ thấp, chỉ thống. Ké đầu ngựa có chứa các thành phần như Alcaloid, chất béo, Saponin có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, giảm ho, ức chế hệ miễn dịch. Không chỉ vậy, ké đầu ngựa còn giàu vitamin có khả năng xoa dịu vết sưng do viêm.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lấy một ít ké đầu ngựa sao cho đến khi chuyển sang màu xám thì tán thành bột mịn. Sử dụng 3 lần/ngày, mỗi lần 3g, thực hiện 2 tuần 1 liệu trình thì ngưng vài ngày để bắt đầu liệu trình mới cho đến khi các phản ứng dị ứng cải thiện.
- Cách 2: Lấy 8g quả ké đầu ngựa; 30g bạch chỉ, 15g tân di, sắc lấy nước uống trong ấm chuyên dụng. Khi sắc thuốc, nên dùng vải bọc tân di hoặc cho tân di vào túi lọc để tránh lẫn lông gây ngứa. Thêm 1.5g bạc hà khi thuốc đã xong để tránh mất dược tính.
8. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc
Theo Đông y, hạt gấc màu vàng, vị đắng, tính ôn, hơi độc, quy kinh can và đại tràng có hiệu quả tốt trong việc điều trị các bệnh như lở loét tiêu thũng mụn nhọt… Ngoài ra, hạt gấc cũng được nhiều người sử dụng để chữa viêm mũi dị ứng ngay tại nhà.
Cách thực hiện:
- Lấy 20 – 25 hạt gấc, nướng cháy sém đen phần vỏ rồi giã nhỏ
- Đem phần đã giã nhỏ ngâm với rượu ngon trong 2 ngày
- Dùng tăm bông thấm rượu hạt gấc bôi lên sống mũi, để 3 phút cho thuốc ngấm
- Khi dịch viêm mũi chảy ra thì xì nhẹ, cố gắng vì mũi nhiều lần cho dịch viêm ra hết.
Lưu ý: Mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 2 – 4g rượu hạt gấc để tránh nhiễm độc, không dùng để uống.
9. Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối

Với trường hợp mắc viêm mũi dị ứng do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, hít phải chất gây dị ứng hoặc bụi bẩn thì sử dụng nước muối là phương pháp điều trị phù hợp giúp tiêu diệt và chữa viêm mũi hiệu quả tại nhà. Muối có tính sát khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra.
Cách thực hiện:
- Có thể mua nước muối sinh lý 0,9% ở hiệu thuốc hoặc tự pha theo tỷ lệ 9g muối với 100ml nước.
- Ngồi thẳng, đưa người về phía trước nghiêng đầu qua bên phải 45 độ, xịt nước muối bên trái trước
- Cho vòi xịt xi lanh vào lỗ mũi trái, xịt nhẹ để nước vào muỗi từ từ và chảy qua lỗ mũi còn lại. Khi thực hiện, để tránh nước muối chảy qua tai thì cần há to miệng.
- Tiếp tục thực hiện ở bên còn lại rồi hỷ nhẹ mũi để dịch nhầy ra hết, không nên hỷ mạnh sẽ khiến dịch nhầy tràn sang các xoang khác.
10. Dùng các món ăn bài thuốc
Sử dụng món ăn bài thuốc cũng là một trong những mẹo dân gian chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả, thông dụng được nhiều người lựa chọn. Một số món ăn có hiệu quả điều trị là:
- Thịt nạc dây mướp: Lấy 60g thịt lợn nạc, một đoạn dây mướp gần gốc khoảng 1cm rửa sạch, thái nhỏ, nấu chín thành canh. Ăn 5 ngày một liệu trình thì ngưng rồi tiếp tục.
- Óc lợn, trứng gà: Lấy 1 đôi óc lợn, 2 quả trứng gà đánh đều, thêm ít đường phèn và rượu lâu năm hấp để ăn.
- Ếch hầm thuốc: Lấy 150g ếch tươi làm sạch, loại bỏ nội tạng cho vào nồi hầm với 30g vị thuốc bách bộ, 15g tây dương sâm, 3g ma hoành với 2 bát nước. Đun sôi thì hạ nhỏ lửa, để liu riu trong 2 tiếng đồng hồ. Chia nhỏ để ăn nhiều lần trong ngày giúp hỗ trợ chữa viêm mũi dị ứng.
Những lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Chỉ áp dụng các mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà với trường hợp bệnh nhẹ, chỉ có các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho… Nếu không thấy tiến triển hoặc người phát sốt kèm theo nhiều biểu hiện bất thường thì nên nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.
Theo bác sĩ Lê Phương, Nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Hà Đông: “Các bài thuốc dân gian chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng bệnh, thực tế không có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng triệt để. Người bệnh muốn loại bỏ bệnh hoàn toàn cần sử dụng phương pháp có tính chuyên sâu, đặc trị bệnh tốt hơn. Nếu ưa dùng thảo dược tự nhiên thì người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc đông y”.
Trong số các bài thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng, hiệu quả nhất phải kể đến Tiêu xoang linh dược thang. Bài thuốc không chỉ tập trung loại bỏ các triệu chứng viêm mũi dị ứng mà còn chú trọng tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Từ đó phòng ngừa sự xâm nhập của các dị nguyên gây bệnh ngoài môi trường hiệu quả, giúp người bệnh tránh tái phát sau điều trị.

Thành phần của Tiêu xoang linh dược thang là 100% nam dược, đã được kiểm nghiệm độc tính tại Trung tâm Phòng chống độc của Học viện Quân y nên đảm bảo không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Bài thuốc cũng phù hợp dùng cho nhiều đối tượng, đặc biệt an toàn với những người có cơ địa mẫn cảm, hệ miễn dịch yếu như phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi…

THÔNG TIN HỮU ÍCH: Đánh giá của CHUYÊN GIA về bài thuốc THẢO DƯỢC chữa viêm mũi dị ứng
Ngoài ra, để quá trình điều trị có hiệu quả, người bệnh cần:
- Hạn chế tiếp xúc với chất gây dị ứng, lông chó mèo, phấn hoa, khói bụi…
- Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ, tránh ẩm ướt để ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc
- Vệ sinh răng miệng, mũi bằng nước muối pha loãng mỗi ngày
- Giặt giũ chăn ga, gối đệm để tránh kích ứng cho mũi
- Tăng cường ăn rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng
- Không uống rượu bia, cà phê, thuốc lá trong quá trình điều trị, tránh tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, chứa hóa chất độc hại
- Với người dị ứng thời tiết, nên giữ ấm cơ thể, khi thời tiết chuyển mùa nên đi tất, mặc ấm, quàng cổ.
- Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc điều trị ngoài.
Trên đây là một số mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, các phương pháp dân gian cũng như các bài thuốc nam thường có hiệu quả chậm, chỉ thích hợp với các trường hợp bệnh nhẹ mới khỏi phát. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng hoặc kéo dài không nên điều trị tại nhà để tránh gây viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản…
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!