10 thuốc trị viêm mũi dị ứng hiệu quả tốt nhất hiện nay

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Các thuốc trị viêm mũi dị ứng thường được sử dụng bao gồm Clorpheniramin, Flixonase, Cetirizin… Thuốc có thể được dùng theo đường uống hoặc xịt trực tiếp vào trong mũi giúp nhanh chóng chấm dứt các triệu chứng khó chịu do căn bệnh này mang lại.

10 thuốc chống viêm mũi dị ứng thông dụng

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh có tính chất tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch phản ứng quá mức khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như khói thuốc lá, nấm mốc, phấn hoa… Để điều trị căn bệnh này, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc kháng histamin đường uống phối hợp với một số loại thuốc xịt mũi. Dưới đây chúng ta sẽ cùng điểm qua top 10 loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng đang được đánh giá cao:

1. Thuốc uống chữa viêm mũi dị ứng Clorpheniramin 

Giá bán tham khảo: 22.000 VNĐ/hộp 10 vỉ x 20 viên

Clorpheniramin là thuốc chống dị ứng thuộc nhóm kháng histamin. Đây là loại thuốc được chỉ định phổ biến nhất trong điều trị viêm mũi dị ứng. 

Thuốc Clorpheniramin có thể giúp cải thiện nhanh tình trạng ngứa mắt – mũi- họng – tai, nghẹt mũi, ho, hắt hơi và các triệu chứng khác liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, thuốc còn giúp làm giảm triệu chứng chảy nước mắt, nước mũi bằng cách ức chế acetylcholine, ức chế tiết dịch trong cơ thể.

thuốc trị viêm mũi dị ứng tốt nhất
Clorpheniramin là một trong những loại thuốc trị viêm mũi dị ứng được chỉ định phổ biến hiện nay

Thuốc chữa viêm mũi dị ứng clorpheniramin được bào chế dưới nhiều dạng như viên nén, thuốc nước hay viên nang sử dụng theo đường uống. Khi sử dụng, loại thuốc này có thể gây buồn ngủ và một số tác dụng phụ khác như khô miệng, táo bón, chóng mặt, mờ mắt.

Liều dùng được khuyến cáo:

– Người lớn: Uống 4mg sau mỗi 4-6 giờ. Liều dùng tối đa trong ngày là 24mg.

– Trẻ em:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: Uống 1 mg x 2 lần/ngày
  • Trẻ 2 – 5 tuổi: Mỗi lần uống 1 mg sau mỗi 4 – 6 tiếng
  • Trẻ 6 – 12 tuổi: Mỗi lần uống 2mg sau mỗi 4 – 6 tiếng.

2. Thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng Nazal

Giá bán tham khảo: 200.000 đồng/lọ 30ml

Nazal có nguồn gốc từ Nhật Bản. Thuốc có dạng xịt được bào chế từ thảo dược với các thành phần chính gồm Naphazoline Hydrochloride (50 mg), Chlorpheniramine maleate (500 mg), Benzalkonium chloride (10 mg), natri clorua, Acid citric phối hợp cùng một số loại tá dược khác.

Khi xịt vào mũi, thuốc có tác dụng làm thông thoáng các khoang mũi và cải thiện nhanh chóng tình trạng nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nhiều nước mũi do ảnh hưởng của bệnh viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, một số thành phần có trong thuốc còn giúp sát trùng, tiêu viêm tại chỗ, làm giảm hiện tượng phù nề ở niêm mạc mũi.

Thuốc Nazal được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên và người lớn. Chống chỉ định cho người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc bệnh nhân có tiền sử bị cao huyết áp, tim mạch.

Cách dùng thuốc:

  • Mỗi lần xịt 1 nhát cho mỗi bên mũi x 2 – 3 lần/ngày
  • Khoảng cách giữa 2 lần xịt cách nhau tối thiểu 3 tiếng.

3. Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng Flixonase

Giá bán tham khảo: 149.000 VNĐ/chai 60 liều xịt

Thuốc xịt mũi Flixonase thường được chỉ định cho các trường hợp bị viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng quanh năm. Thuốc có tác dụng tốt trong việc làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi từng tràng, sổ mũi, đau nhức mũi ở người bị viêm mũi dị ứng.

 Thận trọng khi sử dụng thuốc Flixonase cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú hay người bị dị ứng với thuốc. Tương tự như nhiều loại tân dược khác, thuốc Flixonase cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như chảy máu cam, nhức đầu, khô mũi, khô họng…

thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng tốt nhất
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Flixonase có dạng xịt nên khá tiện lợi khi sử dụng

Cách sử dụng thuốc:

  • Lắc đều bình xịt rồi tháo nắp chống bụi ra
  • Dùng tay bịt một bên mũi lại rồi đưa đầu chai xịt vào lỗ mũi còn lại sao cho vòi xịt hướng lên, nghiêng nhẹ đầu về phía trước.
  • Ấn nhẹ ngón trỏ và ngón giữa và vòi xịt rồi hít vào từ từ để thuốc được đưa sâu vào bên trong. Thở ra bằng miệng.
  • Thực hiện tương tự cho bên còn lại 
  • Làm tương tự với liều xịt thứ 2 ở cùng bên mũi và bên mũi còn lại
  • Người lớn mỗi ngày xịt 2 nhát cho mỗi bên mũi. Trẻ từ 4 – 11 tuổi mỗi ngày 1 nhát xịt mỗi bên mũi.
  • Sau khi xịt thuốc xong, bạn dùng khăn hoặc giấy mềm lau sạch vòi xịt rồi đóng nắp lại.

4. Thuốc xịt mũi Aladka trị viêm mũi dị ứng

Giá bán tham khảo: 14.000 đồng/lọ

Aladka cũng là một trong những loại thuốc trị viêm mũi dị ứng đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc có tác dụng chống sung huyết, phù nề ở niêm mạc mũi, qua đó giảm nghẹt mũi và làm tăng lưu lượng không khí lưu thông qua mũi.

Với thành phần Neomycin sulfat, thuốc Aladka cũng giúp kháng khuẩn tại chỗ, ức chế hoạt động của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Thuốc được sử dụng theo dạng xịt được phân chia liều lượng trong mỗi nhát xịt nên khá tiện lợi. Bệnh nhân có thể mang thuốc theo bên mình khi đi làm để sử dụng đủ liều lượng và đúng thời gian được khuyến cáo.

Không sử dụng thuốc xịt Aladka chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em dưới 6 tuổi, bà bầu, người đang cho con bú, bệnh nhân bị viêm tắc ruột, dị ứng với thành phần thuốc hoặc có biểu hiện bị sốt rét, nhiễm nấm, nhiễm khuẩn lao. Trong quá trình sử dụng, người bệnh cũng nên thận trọng với một số tác dụng phụ có thể gặp như khô rát niêm mạc mũi, đau đầu, buồn nôn…

Cách sử dụng:

  • Mỗi lần xịt 1 – 2 nhát cho mỗi bên mũi
  • Lặp lại 2 – 4 lần/ngày tùy theo tình trạng bệnh

5. Thuốc Cetirizine chống viêm mũi dị ứng

Giá bán tham khảo: 24.000 VNĐ/hộp 5 vỉ x 10 viên 4mg

Cetirizine cũng nằm trong danh sách các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng thường được bác sĩ kê đơn. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của histamine – một chất trung gian có trong phản ứng dị ứng. 

thuốc trị viêm mũi dị ứng Cetirizine
Cetirizine là thuốc kháng histamin có tác dụng trị viêm mũi dị ứng

 Thuốc Cetirizine có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng ở mức độ nhẹ đến trung bình như hắt hơi, ngứa mũi, chảy nhiều nước mũi, ngứa mắt, ngứa họng, hắt hơi, chảy nước mắt… Ngoài ra, loại thuốc này cũng được sử dụng để điều trị cảm lạnh và một số bệnh lý khác như ngứa da, viêm xoang mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng.

Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc Cetirizine bao gồm: Giảm tiểu cầu, mệt mỏi, tim đập nhanh, khô miệng, suy nhược, buồn nôn, khô miệng… Ngưng dùng thuốc ngay nếu bạn gặp bất cứ tác dụng phụ nào có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Cách sử dụng:

  • Người lớn mỗi ngày uống 5 – 10mg
  • Trẻ em: Dùng theo chỉ định của bác sĩ

6. Thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng Otrivin 0.1%

Giá bán tham khảo: 45.000 VNĐ/ lọ

Thuốc Otrivin 0.1% nằm trong nhóm thuốc co mạch. Loại thuốc này được chỉ định rộng rãi trong điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, sung huyết mũi. Thuốc chứa thành phần chính là Xylometazolin hydroclorid – hoạt chất có khả năng tăng cường đào thải dịch tiết ứ đọng trong khoang mũi ra ngoài, giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi cho người bệnh.

Otrivin 0.1% thích hợp cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Các trường hợp bị khô mũi, viêm teo mũi, bị dị ứng với thuốc hoặc mới làm phẫu thuật cắt tuyến yên không nên sử dụng loại thuốc này.

Thuốc có thể gây đau đầu, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc mũi hoặc một số tác dụng phụ khác cho người sử dụng. Bệnh nhân nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng để tránh gặp phải tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Cách dùng thuốc:

  • Mỗi ngày dùng 1 – 3 lần
  • Mỗi lần 1 nhát xịt cho từng bên mũi

7. Hapycom – Thuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật Bản

Giá tham khảo trên thị trường: 250.000 đồng/chai 30ml

Hapycom là thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng được sản xuất tại Nhật Bản. Loại thuốc này được đánh giá cao về mức độ an toàn và cho hiệu quả tốt trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang.

Thuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật Bản
Hapycom là thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng có nguồn gốc tại Nhật Bản

Thuốc được bào chế từ các thành phần gồm Naphazoline Hydrochloride, Chlorpheniramine, Lidocain, Benzethonium Chloride. Những chất này có tác dụng chống dị ứng, làm co mạch, giảm hiện tượng phù nề, đau nhức ở mũi, đồng thời kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Điều này có thể giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra.

Không dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng Hapycom cho trẻ em dưới 6 tuổi, bà bầu, người bị tăng nhãn áp hoặc dị ứng với một trong các thành phần của thuốc. 

Liều dùng:

  • Trẻ từ 7 – 15 tuổi: Mỗi ngày dùng thuốc 1 – 2 lần, mỗi lần xịt 1 nhát cho từng bên mũi
  • Trẻ trên 15 tuổi và người lớn: Mỗi ngày xịt 3 – 4 lần x 1 nhát/bên mũi.
  • Thời gian điều trị bằng thuốc không nên vượt quá 10 ngày.

8. Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Telfast

Giá bán tham khảo: 73.000 VNĐ/hộp 1 vỉ x 10 viên 180mg

Telfast chứa thành phần chính là fexofenadine hydrochloride – một chất có khả năng chống dị ứng bằng cách ức chế hoạt động của histamin. Thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết, bao gồm hắt hơi, ngứa hoặc chảy nước mũi, nước mắt, tắc nghẹt mũi…

Thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast được chỉ định cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành. Bạn có thể uống thuốc trước, trong hay sau bữa ăn đều được. Tuy nhiên nếu bị đau dạ dày thì nên dùng kèm với thức ăn để tránh hiện tượng kích ứng niêm mạc dạ dày.

Thực tế ghi nhận một số trường hợp gặp phải tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc Telfast như đau đầu, buồn nôn hoặc ói mửa, chóng mặt, khó ngủ, rối loạn nhịp tim, tiêu chảy, phát ban. Không phải trường hợp nào cũng gặp phải những triệu chứng bất thường trên nhưng cần thận trọng uống thuốc theo đúng khuyến cáo để tránh các phản ứng phụ ngoài ý muốn.

Liều dùng:

  • Người lớn: 120mg/ngày
  • Trẻ em: Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

9. Thuốc Nasonex chữa viêm mũi dị ứng

Giá bán tham khảo: 200.000 VNĐ/chai

Nasonex là thuốc kháng histamin được bào chế dưới dạng thuốc xịt. Thuốc giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang do dị ứng. Ngoài ra, loại thuốc này còn ức chế phản ứng dị ứng trong cơ thể, giảm hiện tượng sưng phù ở vùng niêm mạc mũi bị tổn thương. 

Thuốc Nasonex chữa viêm mũi dị ứng
Thuốc Nasonex thường được bác sĩ kê đơn cho người bị viêm mũi dị ứng

Thuốc được chỉ định cho trẻ vị thành niên trên 12 tuổi và người lớn. Tránh sử dụng cho các trường hợp đang bị chấn thương mũi, mới phẫu thuật mũi hoặc người có tiền sử quá mẫn với thành phần của thuốc Nasonex. 

Khi điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Nasonex, bệnh nhân nên thận trọng với một số tác dụng phụ như chảy máu cam, rát niêm mạc mũi, khô mũi. Tránh sử dụng thuốc quá liều lượng làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng mũi.

Cách dùng thuốc:

  • Mỗi ngày dùng thuốc 1 lần
  • Mỗi lần xịt 1 – 2 nhát cho các bên lỗ mũi

10. Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Diphenhydramin 

Giá bán tham khảo: Đang chờ cập nhật

Nằm cuối cùng trong danh sách các thuốc trị viêm mũi dị ứng thường được sử dụng là Diphenhydramin. Đây là một loại thuốc kháng histamin có tác dụng tích cực trong việc chống dị ứng, giảm viêm mũi, nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi và các triệu chứng khác ở người bị viêm mũi dị ứng.

Loại thuốc này thường gây buồn ngủ và có thể làm tăng độ đặc của dịch nhầy trong phế quản. Ngoài ra, thuốc Diphenhydramin còn có thể gây buồn nôn, khô miệng, đánh trống ngực, chóng mặt, mắt nhìn mờ, đau cơ… Tránh sử dụng khi đang phải lái xe, điều khiển máy móc hay làm những công việc cần có sự tập trung.

Liều dùng:

– Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Mỗi lần uống từ 25 – 50 mg sau mỗi 4 – 6 giờ

– Trẻ em:

  • Dưới 6 tuổi: 6,25 – 12,5 mg, uống sau mỗi 4 – 6 tiếng
  • Trẻ 6 – 12 tuổi: 12,5 – 25 mg, lặp lại liều tiếp theo sau 4 – 6 giờ

Lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng

Khi sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, người bệnh cần chú ý:

  • Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần tới các chuyên khoa tai mũi họng để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc điều trị cùng liều dùng phù hợp.
  • Uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi dùng hết đơn thuốc mà các triệu chứng bệnh chưa chấm dứt thì cần tái khám để bác sĩ điều chỉnh đơn thuốc hoặc chỉ định các loại thuốc khác nếu cần thiết.
  • Không tùy tiện uống thuốc kháng sinh bừa bãi bởi loại thuốc này chỉ cho hiệu quả đối với các trường hợp bị nhiễm khuẩn.
  • Song song với quá trình dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng, người bệnh cần tránh xa các yếu tố dị nguyên như khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa hay lông thú nuôi trong nhà… Đồng thời giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao khả năng miễn dịch, giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 19:00 - 01/06/2023 - Cập nhật lúc: 19:21 - 01/06/2023
Chia sẻ:
Theo thống kê, có đến 10 - 30% dân số thế giới mắc phải tình trạng viêm mũi dị ứng 10 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả nhanh

Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh thường gặp, xuất hiện do nhiều nguyên nhân như do thời tiết,…

Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng Mẹo Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Gừng Rất Hiệu Nghiệm

Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng là biện pháp hiệu quả, đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn…

Thuốc xịt mũi Flixonase Thuốc xịt mũi Flixonase trị viêm mũi dị ứng và cách dùng

Thuốc xịt mũi Flixonase được định trong phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng. Dùng thuốc đúng cách…

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em – Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở trẻ có cơ địa…

Các Loại Thuốc Xịt Trị Viêm Mũi Dị Ứng Thông Dụng

Sử dụng thuốc xịt để điều trị viêm mũi dị ứng là phương pháp được sử dụng rất phổ biến…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua