Trong dân gian hiện đang lưu truyền rất nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây, điển hình nhất là các mẹo dùng lá hoa ngũ sắc, lá lốt hay lá ngải cứu. Đây đều là những loại thuốc nam quý nhưng dễ kiếm, được sử dụng theo nhiều cách khác nhau nhằm mục đích đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Ngày nay, tình trạng ô nhiễm môi trường cùng với sự biến đổi thất thường của khí hậu khiến tỷ lệ người mắc bệnh viêm mũi dị ứng ngày càng gia tăng. Mặc dù không quá nguy hiểm song bệnh lại có tính chất dai dẳng, hay tái phát và không thể trị được dứt điểm.
Việc sử dụng thuốc tây để điều trị viêm mũi dị ứng thường xuyên khiến nhiều người lo ngại gặp phải tác dụng phụ của thuốc. Chính vì vậy mà bệnh nhân có khuynh hướng lựa chọn các bài thuốc dân gian từ lá cây chữa viêm mũi dị ứng tại nhà, vừa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, vừa giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc thăm khám, mua thuốc thang.
7 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây
1. Dùng lá cây hoa ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng
Cây hoa ngũ sắc được dân gian gọi với cái tên quen thuộc là cây cứt lợn hay cỏ hôi. Cây mọc hoang ở khắp nơi và được thu hái cả thân, hoa hay lá để trị nhiều bệnh, trong đó có viêm mũi dị ứng.
Nghiên cứu cho thấy trong cây hoa ngũ sắc chứa nhiều tinh dầu, chủ yếu bao gồm các thành phần như cadinen, geratocromen, hay demetoxygeratocromen. Những chất hóa học này có tác dụng kháng viêm, tiêu thũng, cầm máu, chống dị ứng.

Cách sử dụng:
- Hái một nắm lá hoa ngũ sắc rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng. Sau 20 phút vớt ra, để ráo nước
- Say nhuyễn lá và lọc lấy nước cốt cho vào một lọ thuốc nhỏ mũi đã sử dụng hết
- Dùng nước này nhỏ mũi liên tục ngày 4 – 5 lần để cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng
2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt
Trong tinh dầu lá lốt chứa một số hoạt chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt một số chủng vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, dược liệu này cũng giúp kháng viêm, giảm đau nhức mũi.
Dân gian có 4 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt như sau:
- Cách 1: Dùng lá lốt tươi rửa sạch, vò nát rồi nhét trực tiếp vào lỗ mũi mỗi ngày 2 lần
- Cách 2: Say lá lốt lấy nước cốt nhỏ vào mũi giúp chống nghẹt mũi, làm thông thoáng lỗ mũi
- Cách 3: Nấu lá lốt với 1 – 2 lít nước. Dùng nước này để xông hơi trong khoảng 10 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 lần.
- Cách 4: Phơi khô lá lốt, tán thành bột mịn dùng thổi vào trong mũi.
3. Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây cà gai
Cây cà gai ( cà độc dược ) là một vị thuốc có tính ấm, giúp giảm đau, kháng viêm. Y học cổ truyền thường dùng lá của loại cây này để làm thuốc chữa đau nhức xương khớp, viêm xoang hay viêm mũi dị ứng.

Thực hiện các chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây cà gai:
- Lá cài gai đem về phơi khô, bảo quản trong hũ kín để dùng dần
- Mỗi khi bị bệnh, bạn lấy một ít lá khô đem đốt và hít phần khói bốc lên. Dùng mũi để hít và thở ra theo đường miệng.
- Thực hiện trong thời gian khoảng 5 phút, lặp lại 2 lần mỗi ngày.
4. Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng từ lá cây bèo cái
Trong số những cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiện nay thì bài thuốc từ lá bèo cái đang được nhiều người rỉ tai nhau áp dụng. Loại lá này có tính lạnh, vị cay, giúp chống dị ứng, giảm ngứa, tiêu thũng.
- Cách 1: Giã nát lá bèo cái tươi. Pha thêm 1 ly nước ấm vào, quậy đều lên. Cuối cùng lọc lấy nước uống.
- Cách 2: Giã lá bèo cái lấy nước cốt. Sau đó trộn chung với 1 thìa mật ong và 1 thìa nước cốt gừng. Uống mỗi ngày 2 ly.
5. Trị viêm mũi dị ứng bằng lá ngải cứu
Sở hữu đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên, lá ngải cứu là vị thuốc nổi tiếng trong Đông y với nhiều tác dụng chữa bệnh như chữa ho, cảm cúm, rôm xảy, viêm khớp, giảm mỡ bụng, kích thích tiêu hóa, chữa viêm mũi xoang.

- Cách 1: Dùng lá ngải cứu tươi hoặc khô nấu nước ngâm chân hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ. Cách này có tác dụng kích thích lưu thông máu toàn thân, giảm nghẹt mũi, giúp người bệnh ngủ ngon và có thể trạng tốt hơn.
- Cách 2: Lấy 100g lá và ngọn non của cây ngải cứu đem rửa sạch, để trong bóng râm cho lá héo bớt. Sau đó dùng một miếng giấy nhỏ cuốn lá ngải cứu vào tạo hình dáng tương tự như một điếu thuốc lá dùng đốt và hơ các huyệt đạo từ 1 đến 5 trên đỉnh đầu. Trước khi thực hiện cách trị viêm mũi dị ứng bằng lá cây ngải cứu theo cách này, bạn nên tham khảo ý kiến các thầy thuốc để xác định chính xác vị trí huyệt đạo cần hơ.
6. Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng lá cây hoa xuyến chi
Cây hoa xuyến chi chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như acetone, methanol , magie, sắt, kẽm, mangan… Y học cổ truyền xếp loại cây này vào trong nhóm thuốc có vị đắng, tính hàn, giúp sát khuẩn, giải độc cho cơ thể.
Để chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây hoa xuyến chi, bạn thực hiện theo cách sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá hoa xuyến chi, rửa sạch với nước muối
- Giã lá lấy nước cốt
- Dùng bông gòn thấm nước cốt lá xuyến chi thấm vào hai bên lỗ mũi
- Thực hiện 2 lần mỗi ngày, sau vài ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm.
7. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá bạc hà
Trong lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất như menthol, menthyl acetat. Những chất này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh, đồng thời làm thông mũi, xoa dịu trạng thái lo lắng, căng thẳng khi bị bện.
- Cách 1: Cho một nắm lá bạc hà vào ấm và đổ nước sôi vào hãm. Thêm vào một chút mật ong, dùng uống thay trà hàng ngày.
- Cách 2: Nấu nước lá bạc hà xông mũi trong 15 phút, mỗi ngày thực hiện 1 lần. Thực hiện đều đặn để đối phó với tình trạng nghẹt mũi.
Cần lưu ý, hầu hết những cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây ở trên đều chỉ được áp dụng theo đường truyền miệng, chưa được kiểm chứng bằng nghiên cứu khoa học. Bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa hoặc thầy thuốc Đông y trước khi thực hiện.
*Có thể bạn chưa biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!