Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý hô hấp phổ biến tại Việt Nam. Bệnh có liên hệ mật thiết với sự thay đổi thời tiết, xảy ra theo mùa hoặc diễn ra quanh năm. Bệnh gây ra hàng loạt các triệu chứng đặc trưng tại đường hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi... Viêm mũi dị ứng không quá nguy hiểm, nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày. 

Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến tại Việt Nam

Tổng quan

Viêm mũi dị ứng (tên khoa học là Allergic ahinitis), dân gian gọi là sốt cỏ khô. Đây là tình trạng viêm nhiễm vùng mũi do tiếp xúc với các tác nhân kích ứng như phấn hoa, khói bụi, lông chó mèo, sâu bướm... Cộng với suy giảm miễn dịch phát sinh thành bệnh.

Tỷ lệ mắc bệnh còn tùy thuộc vào thời tiết, phần lớn các trường hợp viêm mũi dị ứng thường xảy ra vào mùa ẩm nóng hoặc đầu mùa lạnh. Viêm mũi dị ứng là căn bệnh hô hấp có tỷ lệ mắc cao trên thế giới, kể cả Việt Nam. Một thống kê mới đây của Học viện Dị ứng - Hen suyễn & Miễn dịch Hoa Kỳ (AAAAI), có khoảng 30% dân số trên thế giới mắc bệnh lý này.

Phân loại

Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng có 2 dạng là phát theo mùa và dai dẳng quanh năm

Có 2 dạng chính gồm viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm không do dị ứng.

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Xảy ra do liên quan đến dị ứng thời tiết, thay đổi tính chất theo mùa. Chẳng hạn như: mùa xuân dị ứng cây cỏ (bạch dương, sồi, ô liu, cây bách xù...), mùa hè dị ứng phấn hoa (cỏ ngọt, cỏ đuôi mèo, cỏ Bermuda...), mùa thu dị ứng cỏ dại như cỏ ambrozi...
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Phát bệnh bất kỳ lúc nào trong năm do cơ thể người bệnh dị ứng với các tác nhân tồn tại trong môi trường như nấm mốc, mạt bụi, hóa chất, phân súc vật...

Nhiều người nhầm lẫn giữa viêm mũi dị ứng và hen suyễn. Thực chất, cả 2 bệnh đều khởi phát do dị ứng tại đường hô hấp. Trong đó, viêm mũi dị ứng được xem là yếu tố kịch phát gây hen suyễn.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý miễn dịch, khởi phát do bị tấn công bởi các dị nguyên xâm nhập từ bên ngoài vào trong cơ thể thông qua niêm mạc mũi. Và viêm mạc mũi làm làm giảm miễn dịch là cơ chế gây bệnh chính.

Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng xảy ra do người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, mạt bụi, lông động vật... từ môi trường bên ngoài

Các 2 nhóm nguyên nhân chính gây viêm mũi dị ứng gồm:

  • Do cơ thể tiếp xúc với dị nguyên:
    • Dị nguyên thực phẩm như đậu phộng, thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, sứa...;
    • Dị ứng đường thở do lông chó mèo, phân động vật, mạt bụi, phấn hoa...;
    • Dị ứng nguyên do tác dụng phụ của thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc gây mê...;
  • Do cơ địa dị ứng bẩm sinh (Atopic):
    • Trường hợp viêm mũi dị ứng do cơ địa dị ứng có liên quan đến yếu tố bẩm sinh và di truyền. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong huyết thanh của những người có cơ địa dị ứng có chứa một loại kháng thể Reagin khiến da mẫn cảm.
    • Những người có bất thường về cấu trúc mũi cũng là yếu tố nguy cơ dễ gây viêm mũi dị ứng.

Triệu chứng và chẩn đoán

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng xảy ra liên tục hoặc gián đoạn tùy theo từng thời điểm trong năm. Một vài triệu chứng đặc trưng gồm:

Viêm mũi dị ứng
Ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi là những triệu chứng đặc trưng của viêm mũi dị ứng

  • Ngứa mũi, đau nhức mũi, nghẹt mũi và hắt hơi liên tục;
  • Đỏ mắt, cay mắt và chảy nước mắt;
  • Tắc xoang kèm theo đau trán, đau đầu;
  • Ho, tức ngực, khó thở, thở khò khè nếu viêm mũi dị ứng kèm theo hen suyễn;
  • Ở trẻ viêm mũi dị ứng có thể kèm theo các triệu chứng viêm tai giữa mạn tính;
  • Một số ít trường hợp gây sưng đỏ, phù nề mũi, mắt...;

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ đánh giá lâm sàng thông qua các triệu chứng này kết hợp khai thác tiền sử dị ứng để chẩn đoán bệnh. Vài trường hợp nghiêm trọng hơn được chỉ định thực hiện xét nghiệm IgE huyết thanh, xét nghiệm da, xét nghiệm tế bào dịch mũi... để đưa ra kết luận chuẩn đoán chính xác.

Trong đó:

  • Trường hợp bệnh nhân sử dụng ma túy thực hiện xét nghiệm da không cho kết quả chính xác;
  • Trường hợp bệnh nhân nhạy cảm với aspirin hoặc bị viêm mũi không dị ứng với bạch cầu ái toan được chỉ định xét nghiệm dịch mũi kết hợp xét nghiệm da;
  • Chẩn đoán phân biệt trường hợp viêm mũi dị ứng giả, kết quả xét nghiệm IgE không dị ứng hoặc xét nghiệm da âm tính, có thể xem xét đến các bệnh không do dị ứng như amidan quá phát, u mũi, y hạt viêm đa mạch, bệnh Sarcoidosis...;

Biến chứng và tiên lượng

Viêm mũi dị ứng rất dai dẳng, kéo dài, hay tái phát. Nếu không can thiệp điều trị kịp thời, có thể gây ra những ảnh hưởng nặng đến sức khỏe.

  • Khởi phát viêm xoang cấp & mạn tính do viêm mũi dị ứng hình thành các ổ xoang viêm, ứ đọng dịch nhầy;
  • Đỏ mắt, chảy nước mắt, dụi gãi mắt nhiều gây xước giác mạc, suy giảm thị giác;
  • Tăng nguy cơ bùng phát các cơn hen suyễn nặng;

Hầu hết trường hợp viêm mũi dị ứng đều không tiến triển quá xấu và chỉ đơn thuần gây ra các triệu chứng liên quan. Nhưng cũng có không ít trường hợp viêm mũi dị ứng gây nhiễm trùng khởi phát viêm xoang, viêm tai - mũi - họng cấp... gây không ít rủi ro về sức khỏe. Do đó, cần can thiệp điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng.

Điều trị

Khi bị viêm mũi dị ứng, khuyến cáo bệnh nhân nên chủ động thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa Tai - Mũi - Họng hoặc Dị ứng để chẩn đoán và có chỉ định điều trị phù hợp. Theo các chuyên gia, muốn chữa viêm mũi dị ứng, trước tiên người bệnh phải cách ly hoàn toàn với các tác nhân dị ứng hoặc tìm cách thay đổi khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

Viêm mũi dị ứng
Thuốc trị viêm mũi dị ứng thường điều chế dưới dạng uống và xịt mũi

Nguyên tắc viêm mũi dị ứng là ưu tiên điều trị nguyên nhân trước, sau đó là liệu pháp kiểm soát triệu chứng.

  • Điều trị bằng thuốc:
    • Thuốc trị nghẹt mũi như thuốc ổn định tế bào mast dùng 3 - 4 lần/ ngày, thuốc chẹn H1 dạng xịt mũi Azelastine, thuốc xịt mũi Ipratropim 0.03%...;
    • Thuốc kháng histamine đường uống kết hợp thuốc trị nghẹt mũi;
    • Thuốc Corticosteroid xịt mũi có thể dùng lẻ hoặc kết hợp thuốc kháng histamin đường uống/ dạng xịt đều được;
  • Liệu pháp giải mẫn cảm miễn dịch, thường chỉ định cho trường hợp viêm mũi dị ứng theo mùa. Được thực hiện bằng cách ngậm dưới lưỡi 5-grass pollen (1 loại thuốc chứa chiết xuất từ 5 loại cỏ phấn hoa). Liều dùng cụ thể tùy theo chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng nước muối sinh lý rửa mũi hàng ngày, loại bỏ chất dịch tiết màng hydrate tại nhà.
  • Xông hơi nước muối ấm hoặc nước ấm pha tinh dầu giúp làm sạch, thông thoáng đường thở.
  • Một số trường hợp viêm mũi dị ứng nghiêm trọng do ảnh hưởng từ cấu trúc mũi bất thường sẽ được chỉ định phẫu thuật chỉnh hình cuốn mũi hoặc vách ngăn bằng phương pháp nội soi.

Phòng ngừa

Người có cơ địa dị ứng kéo dài, hãy xử lý triệt để hoàn toàn những dị nguyên có hại trong môi trường sống. Đây là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ bụi bặm và các dị nguyên phòng ngừa viêm mũi dị ứng

  • Tổng vệ sinh nhà cửa, nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi, làm việc, dọn dẹp toàn bộ đồ dùng cũ để loại bỏ bụi bặm.
  • Thường xuyên thay mới chăn, drap, nệm, gối, thảm, rèm cửa và các nội thất có vỏ bọc.
  • Không nên nuôi thú cưng trong nhà và hạn chế tiếp xúc với chúng trong cự ly gần. Thường xuyên diệt kiến, gián, mối mọt...
  • Sử dụng máy hút ẩm, máy hút chân không và máy lọc không khí.
  • Giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi ngủ & sau khi thức dậy.
  • Từ bỏ thói quen nghiện thuốc lá, thuốc lào.
  • Ăn uống đủ chất, tránh xa các loại thực phẩm gây dị ứng.
  • Tập thể dục, rèn luyện nâng cao thể chất, tăng cường sức đề kháng.

Những câu hỏi quan trọng đi gặp bác sĩ

Khi thăm khám, hãy chủ động đặt các câu hỏi dưới đây để bác sĩ giải đáp giúp quá trình điều trị đạt kết quả cao hơn:

1. Chính xác nguyên nhân tôi mắc bệnh viêm mũi dị ứng do đâu?

2. Tình trạng bệnh hiện tại có nặng không? Có chữa khỏi dứt điểm được không?

3. Giải pháp điều trị tốt nhất tôi có thể áp dụng là gì?

4. Tôi nên uống thuốc nào để trị bệnh? Dùng bao lâu? Liều dùng?

5. Nếu thuốc gây tác dụng phụ tôi phải làm sao để xử lý?

6. Có cần phải thay đổi thực đơn ăn uống và sinh hoạt hàng ngày hay không?

7. Bị viêm mũi dị ứng có nuôi chó mèo được không?

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh có tính chất dai dẳng, khó điều trị dứt điểm hoàn toàn. Do đó, bản thân mỗi người cần chú ý bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân dị ứng và chăm sóc đường hô hấp để phòng ngừa bệnh. Khi mắc bệnh, chủ động thăm khám sớm để chẩn đoán, điều trị theo chỉ định, ngăn ngừa biến chứng.

Ngày đăng 12:02 - 14/06/2023 - Cập nhật lúc: 12:02 - 15/06/2023
Chia sẻ:
Bệnh Sưng tuyến mang tai
Sưng tuyến mang tai là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như viêm tuyến nước bọt. Hoặc nghiêm trọng hơn là các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do…
Bệnh Hẹp Thanh Quản
Hẹp thanh quản là tình trạng thanh quản bị thu…
Bệnh viêm xoang Bệnh Viêm Xoang
Viêm xoang là bệnh lý Tai - Mũi - Họng…
Lệch vách ngăn mũi Bệnh Lệch Vách Ngăn Mũi
Lệch vách ngăn mũi là một dạng tổn thương cấu…
Viêm đường hô hấp dưới Bệnh Viêm Đường Hô Hấp Dưới

Viêm đường hô hấp dưới là nhóm các bệnh lý nhiễm trùng thường gặp như viêm phổi, viêm phế quản,…

Bệnh Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là một trong những dạng ung thư vùng đầu - cổ ít gặp. Bệnh lý này…

Bệnh Lao Thanh Quản

Lao thanh quản là dạng lao ngoài phổi thứ phát thường xảy ra sau khi điều trị lao phổi hoặc…

Bệnh Meniere (rối loạn thính lực)

Meniere là một dạng rối loạn tai trong gây suy giảm thính lực đột ngột. Có thể là dấu hiệu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua