Viêm mũi dị ứng thời tiết là một dạng dị ứng phổ biến nhất của bệnh viêm mũi. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân nhưng cũng gây nhiều rắc rối, phiền toái khi người bệnh mắc phải những biểu hiện như hắt hơi, ra dịch mũi xanh vàng, nhức đầu, điếc mũi hay hơi thở hôi tanh,…

Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?
Viêm mũi dị ứng thời tiết là tình trạng tình trạng niêm mạc mũi bị viêm nhiễm do người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng có liên quan đến sự thay đổi của thời tiết và các mùa trong năm như:
- Nhiệt độ thay đổi từ nóng sang lạnh một cách đột ngột vào lúc giao mùa hoặc ngược lại
- Sự xuất hiện của phấn hoa theo gió mùa bay vào không khí hay do nấm mốc,…
Khi tiếp xúc với dị nguyên, cơ thể của người bệnh sẽ tự động tạo ra các kháng thể chống lại các kháng nguyên gây bệnh. Từ đó hình thành ra một loại hoạt chất có tên là histamine – chất gây ra bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp phải nhiều nhất là trẻ nhỏ khoảng trên dưới 10 tuổi.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thời tiết
Đối với người bị viêm mũi dị ứng thời tiết, đặc biệt là người có cơ địa dị ứng thì niêm mạc mũi rất nhạy cảm với thời tiết. Chính vì thế, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với thời tiết thay đổi, đặc biệt là phấn hoa.
Khi gặp phải các kháng thể có trong cơ thể, dị nguyên với vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn (có tên gọi là Hapten) sẽ gây ra các hiện tượng phản ứng tức thì ngay tại lớp nhày của niêm mạc của mũi. Khi đó, chúng sẽ làm viêm và kích thích niêm mạc của người bệnh dẫn đến biểu hiện khó chịu ở mũi. Hắt hơi là một phản xạ nhanh nhạy của cơ thể nhằm tống các dị nguyên lạ vừa xâm nhập vào ra khỏi vùng niêm mạc.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết
Các yếu tố sau đây thường làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết:
- Người bị viêm mũi dị ứng
- Viêm da dị ứng
- Mề đay mạn tính
- Tổ đĩa
- Ezcema
- Hen suyễn
- Người có cơ địa bị dị ứng
Biểu hiện viêm mũi dị ứng thời tiết
Viêm mũi dị ứng thời tiết thường xảy ra đột ngột khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh, mưa, ẩm, hanh). Người bệnh thường có các triệu chứng như hắt hơi liên tục, thấy cay cay trong mũi, ngứa mũi, cáy mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt liên tục. Sau đó là hiện tượng chảy nước mũi nhiều và trong như nước lã.

Tiếp đến, bệnh nhân sẽ có cảm giác rát bỏng vòm hầu họng. Vào ban ngày, đặc biệt là lúc sáng sớm và vừa ngủ dậy, các cơn bỏng rát sẽ xuất hiện nhiều hơn, nhưng khi tối đến thì sẽ dịu đi. Tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài vài ba ngày cho đến vài tuần nếu không được điều trị kịp thời.
Điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết
Điều trị viêm mũi dị ứng có 2 cách cơ bản, đó là điều trị bằng thuốc và điều trị bằng phương pháp dân gian.
1. Điều trị bằng thuốc
+ Thuốc kháng histamine
Thông thường, để điều trị viêm mũi di ứng thời tiết, bác sĩ thường kê đơn cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng histamine ở dạng uống hoặc dạng xịt mũi. Thuốc này có tác dụng ngăn cản cơ thể sản sinh ra histamine gây ra triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Tuy nhiên, khi sử dụng, bệnh nhân nên lưu ý một số loại thuốc có thể gây buồn ngủ khi sử dụng. Do đó, những người cần tập trung tinh thần cao như lái xe, người điều khiển máy móc hạng nặng,… không nên dùng. Đồng thời, không nên sử dụng thuốc cho mẹ bầu, phụ nữ đang cho con bú hoặc trẻ em khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ để tránh tác dụng không mong muốn.
Một số thuốc kháng histamine thường gặp:
- Desloratadine (Clarinex)
- Fexofenadine (Allegra)
- Levocetirizine (Xyzal)
- Diphenhydramine (Benadryl)
- Etirizine (Zyrtec)
- Loratadine (Claritin)
+ Thuốc có chứa decongestant
Thuốc có chứa decongestant có tác dụng làm thông mũi xoang và giải trừ nghẹt mũi. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên sử dụng trong khoảng thời gian ngắn, khoảng 3 ngày. Tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc thời gian dài để tránh phản ứng phụ khiến bệnh trở nặng và gây tác động xấu đến sức khỏe.
Một số loại thuốc chứa decongestant thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân dùng như:
- Pseudoephedrine
- Oxymetazoline (thuốc xịt mũi)
- Cetirizine
- Phenylephrine

2. Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết bằng đông y
Phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng của tây y chỉ tác động trên triệu chứng bệnh nên không mang lại hiệu quả bền lâu. Thay vào đó, người bệnh có thể tham khảo phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng tận gốc của đông y. Thuốc đông y có cơ chế tác động từ căn nguyên cho đến triệu chứng, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức đề kháng nên phòng ngừa bệnh tái phát.
Theo quan điểm của YHCT, căn nguyên của viêm mũi dị ứng là chính khí suy yếu, Phế khí không đủ mạnh nên tạo cơ hội cho các tác nhân xấu từ môi trường xâm nhập vào cơ thể. Từ đó kinh lạc bị bít tắc, mũi bị ứ đọng và chảy nhiều dịch.

Do đó việc điều trị phải bắt nguồn từ hồi phục chính khí, đồng thời tăng cường chức năng của tạng Phế và Thận, Tỳ (các tạng phủ có mối liên hệ mật thiết với Phế). Hiện nay, Tiêu xoang linh dược thang là một trong số ít bài thuốc có khả năng vừa điều trị bệnh vừa tăng cường chức năng ngũ tạng, nâng cao sức đề kháng.

Dựa trên nguyên lý bổ chính khu tà, bài thuốc kết hợp đa dạng các thảo dược quy vào Phế, Thận, Tỳ, Can. Do các tạng chủ về lưu thông khí huyết và sinh dịch trong cơ thể được nâng cao nên chức năng mũi được tăng cường. Từ đó đẩy lùi ngoại tà và triệt tiêu mọi triệu chứng viêm nhiễm hiệu quả.

Điểm nổi bật của Tiêu xoang linh dược thang là bài thuốc sử dụng 100% nam dược sạch. Tất cả thảo dược đều được thu hái trực tiếp tại vườn biệt dược theo tiêu chuẩn GACP – WHO của Trung tâm Đông y Việt Nam. Đồng thời trải qua nhiều khâu kiểm nghiệm nghiêm ngặt về độc tính tại Trung tâm phòng chống độc của Học viện Quân Y.

Do đó, Tiêu xoang linh dược thang rất an toàn và phù hợp dùng cho nhiều đối tượng. Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, đang cho con bú…có thể sử dụng mà không lo tác dụng phụ. Ngoài ra, tùy theo từng mức độ viêm nhiễm và thể trạng người bệnh mà bác sĩ có thể điều chỉnh, gia giảm dược liệu cho phù hợp, giúp người bệnh hấp thụ thuốc tốt và đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
TÌM HIỂU KĨ HƠN: Chữa viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang có thực sự KHỎI, HIỆU QUẢ TỐT?
3. Điều trị bằng biện pháp dân gian
Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể kiểm soát và quản lý triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết bằng các cách dân gian sau đây:
+ Nghệ
Nghệ là một trong những nguyên liệu tự nhiên giúp cải thiện triệu chứng bệnh khá an toàn và rẻ tiền. Sở dĩ, nghệ được nhiều bệnh nhân lựa chọn là vì chúng chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm và chống khuẩn tốt. Do đó, chúng có tác dụng quản lý triệu chứng bệnh như khô môi, nghẹt mũi, chảy nước mũi hoặc hắt hơi.
+ Cách làm và sử dụng như:
- Sử dụng 6 muỗng mật ong và 6 muỗng bột nghê, trộn đều và cho vào hộp kín
- Mỗi ngày uống 1 muỗng cà phê
Để tăng khả năng hồi phục bệnh, người bệnh nên uống liên tục đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm thì ngừng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng sữa nghệ để tăng hệ miễn dịch cho cơ thể và phòng chống bệnh tái phát. Hoặc cũng có thể dùng nghệ làm gia vị trong chế biến món ăn.
+ Giấm táo
Theo một vài nghiên cứu cho biết, giấm táo có chứa chất kháng histamine. Bên cạnh đó, chúng còn có đặc tính kháng viêm và chống khuẩn, giúp giảm triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi và đau đầu. Chưa kể đến, việc sử dụng giấm táo đúng liều lượng và đúng cách có thể giúp hỗ trợ tăng cường và nâng cao hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật.
+ Cách thực hiện đơn giản sau đây:
- Sử dụng 2 muỗng cà phê giấm táo hòa tan với 1 ly nước ấm
- Sau đó thêm vào một ít mật ong và 1 muỗng cà phê nước cốt chanh
+ Cách dùng:
Chia hỗn hợp nước giấm táo làm 3 phần và uống trong ngày sau khi ăn 30 phút. Uống liên tục cho đến khi thấy cơ thể khỏe hẳn và triệu chứng bệnh giảm dần thì ngưng.

+ Gừng
Gừng là một trong những nguyên liệu giúp cải thiện viêm mũi dị ứng ngay tại nhà không thể bỏ qua. Với đặc tính kháng viêm, chúng giúp ngăn ngừa vi khuẩn, vi rút xâm nhập sâu gây viêm xoang. Đồng thời, các thành phần hóa học tự nhiên chứa trong gừng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa bệnh tái phát.
+ Cách thực hiện đơn giản sau:
- Gừng tươi đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ và giã nát
- Sau đó cho vào ấm đun sôi cùng với 1 chén nước, một ít đinh hương và quế
- Sau 5 phút đun sôi, tắt bếp, lọc lấy nước thuốc và thêm một ít chanh và mật ong, hòa tan đều
Để quản lý tốt triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh nhân nên uống nước thuốc thảo dược này 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng gừng làm gia vị chế biến món ăn, làm tăng công dụng điều trị.
+ Tỏi
Hoạt chất quercetin có trong tỏi được xem như một chất kháng histamine tự nhiên. Chính vì vậy, chúng có tác dụng hiệu quả trong việc kiểm soát và khắc phục triệu chứng bệnh. Người bệnh có thể quản lý nghẹt mũi, hắt hơi hoặc chảy nước mũi bằng cách ăn 2 – 3 tép tỏi sống mỗi ngày. Hoặc đơn giản hơn, bệnh nhân thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày, giúp tăng hệ miễn dịch, thúc đẩy bệnh mau chóng bình phục. Tuy nhiên, không ăn quá nhiều tỏi trong một ngày, vì chúng chứa acid có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
Biện pháp phòng ngừa viêm mũi dị ứng thời tiết
Để chủ động phòng ngừa bệnh, bệnh nhân nên tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, mũi và tay chân mỗi khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh
- Chú ý vệ sinh tai mũi họng đúng cách. Tốt nhất không ngoáy hoặc xì mũi thường xuyên
- Nên vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thường xuyên giặt mùng mền, chăn ga
- Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, bao gồm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
- Nên thăm khám khi thấy dấu hiệu đầu tiên của viêm mũi dị ứng thời tiết xuất hiện
- Không nên tự ý dùng thuốc kháng viêm hoặc kháng sinh khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ tránh tình trạng bệnh chuyển nặng và gây tai biến
Viêm mũi dị ứng thời tiết thường xảy ra theo mùa. Do đó, người bệnh cần chủ động trong việc phòng và điều trị bệnh ngay từ đầu để tránh trường hợp bệnh chuyển nặng, làm tăng nguy cơ biến chứng.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!