Khàn tiếng nhưng không đau họng do đâu & cách khắc phục?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Khàn tiếng nhưng không đau họng là tình trạng mà rất nhiều bệnh nhân gặp phải khi mùa đông đến. Bệnh lý này do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu không được kiểm soát kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với tình trạng mất tiếng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giọng nói.

khàn tiếng nhưng không đau họng
Khàn tiếng nhưng không đau họng cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân gây khàn tiếng nhưng không đau họng

Khàn tiếng là sự thay đổi bất thường ở giọng nói, nhất là vào mùa đông. Tiếng nói của con người được tạo ra bởi 2 dây thanh nằm trong thanh quản. Trong tình trạng bình thường, 2 dây thanh sẽ giãn ra. Khi con người phát âm, dây thanh quản sẽ nhanh chóng khép sát lại với nhau ở đường giữa và rung lên dưới áp lực của luồng không khí thở ra, tạo nên tiếng nói. Nếu 1 trong 2 dây thanh quản có đờm sẽ khiến cho âm thanh bị rè và khàn tiếng đi. Tình trạng này do một số nguyên nhân sau gây ra.

1. U nang dây thanh âm hoặc polyp dây thanh âm

Người bệnh khàn tiếng nhưng không đau họng là do trên dây thanh âm xuất hiện khối u. Với những người thường xuyên phải nói nhiều, nói quá to như giáo viên, MC, diễn viên,… sẽ khiến cho vùng họng bị tổn thương. Nếu bệnh nhân nói thường xuyên trong khoảng thời gian dài sẽ đứng trước nguy cơ khàn tiếng khá cao, nhất là vào ngày đông giá rét. 

2. Trào ngược dạ dày thực quản

Với những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ khiến cho axit trong dạ dày bị trào ngược lên dây thanh âm. Người bệnh sẽ thường xuyên bị khàn tiếng nhưng không đau họng. Tình trạng này sẽ tăng dần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Ngoài ra, bệnh nhân bị khàn tiếng nhưng không kèm theo dấu hiệu ợ hơi, ợ chua nên rất khó phát hiện kịp thời.

3. Suy giáp, ung thư tuyến giáp

khàn tiếng nhưng không đau họng
Ung thư tuyến giáp khiến người bệnh bị khàn tiếng nhưng không đau họng.

Ở những bệnh nhân mắc bệnh suy giáp, ung thư tuyến giáp sẽ khiến cho tuyến giáp sẽ hoạt động kém hiệu quả. Đồng thời khối u nhanh chóng sưng to, viêm nhiễm gây tổn thương đến dây thanh quản. Bệnh nhân mắc bệnh suy giáp sẽ đứng trước nguy cơ bị khàn tiếng nhưng không đau họng. Người bệnh nên thường xuyên kiểm tra tuyến giáp để tránh bị mất tiếng trong khoảng thời gian dài.

4. Ung thư gan, phổi

Khàn tiếng nhưng không đau họng là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc các bệnh lý ung thư gan, phổi. Đây là những căn bệnh có thể di căn lên vùng họng và gây ra tình trạng khàn tiếng. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp nhiều triệu chứng nguy hiểm khác nếu không phát hiện sớm.

5. Bệnh lý về thần kinh

Tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng còn xuất phát từ nguyên nhân do người bệnh mắc các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh như đa xơ cứng, Parkinson,… Những bệnh lý này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây thanh quản, khiến bệnh nhân bị khan tiếng, mất giọng. 

6. Liệt dây thần kinh thanh quản

Một số bệnh nhân bị khàn tiếng nhưng không đau họng là do bị liệt dây thần kinh thanh quản. Sau các phẫu thuật tuyến giáp hoặc tim, dây thanh quản của bệnh nhân bị ảnh hưởng và khiến người bệnh không thể nói rõ được. Với tình trạng này, nếu bệnh nhân không chữa trị sẽ rất dễ bị mất tiếng vĩnh viễn.

7. Sử dụng corticosteroid dạng hít

Nếu người bệnh thường xuyên sử dụng corticosteroid dạng hít trong một khoảng thời gian dài sẽ gặp phải tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng. Trường hợp này thường xuất hiện phổ biến ở những bệnh nhân bị hen hoặc COPD. Đây là những bệnh nhân thường xuyên sử dụng corticosteroid để điều trị bệnh nhiều lần.

8. Hút thuốc lá

Khàn tiếng nhưng không đau họng còn xuất phát từ nguyên nhân do người bệnh hút thuốc lá quá nhiều. Thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi và dây thanh quản. Không chỉ những người hút thuốc lá mà người hít phải khói thuốc cũng đứng trước nguy cơ bị khàn tiếng khá cao.

9. Viêm thanh quản

Thời tiết thay đổi liên tục và người bệnh nói quá nhiều sẽ khiến cho dây thanh quản bị viêm. Căn bệnh này là một trong những nguyên nhân khiến cho người bệnh bị khàn tiếng nhưng không đau họng. Do đó, bệnh nhân nên biết cách điều tiết, kiểm soát giọng nói và giữ ấm vùng cổ để tránh bị viêm dây thanh quản, khàn tiếng.

10. Viêm họng, viêm amidan

khàn tiếng nhưng không đau họng
Viêm amidan là nguyên nhân gây khàn tiếng nhưng không đau họng.

Đây là những căn bệnh khiến bệnh nhân bị khàn tiếng nhưng không đau họng. Khi mắc phải những bệnh lý này, vùng họng của người bệnh nhanh chóng bị sưng to. Đồng thời, khối amidan nhanh chóng chèn ép cổ họng làm cho bệnh nhân khó nói, nói không ra tiếng và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp.

11. Dị ứng thời tiết

Thời tiết thay đổi liên tục theo mùa là một trong những nguyên nhân khiến cho người bệnh bị khàn tiếng nhưng không đau họng. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị chảy nước mắt, nước mũi và nhiều dấu hiệu khác. Nước mũi chảy ngược vào cổ họng sẽ khiến cho người bệnh bị khàn tiếng liên tục và sưng đỏ ở cổ họng do ho nhiều.

12. Hít phải dị vật, tiếp xúc với chất kích thích 

Bệnh nhân tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, hít phải các dị vật bên ngoài sẽ rất dễ bị khàn tiếng nhưng không đau họng. Ngoài ra, các chất tẩy rửa được sử dụng trong gia đình cũng là một trong những tác nhân gây ra tình trạng khàn tiếng cho người bệnh.

13. Chấn thương

Một số chấn thương ở cổ họng do tai nạn cũng là nguyên nhân khiến người bệnh bị khàn tiếng nhưng không đau họng. Các chấn thương có thể là tai nạn lao động, tai nạn giao thông, phẫu thuật đặt nội khí quản, nội soi phế quản,… làm cho dây thanh âm của con người bị ảnh hưởng và khiến tiếng nói phát ra không rõ ràng. 

14. Chứng khó phát âm 

Với trường hợp bất thường về hệ thần kinh sẽ khiến cho người bệnh gặp phải chứng khó phát âm do co thắt (spasmodic dysphonia). Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến các khối cơ ở vùng thanh quản. Đồng thời khiến cho giọng nói của người bệnh bị vỡ, khan tiếng.

Khàn tiếng nhưng không đau họng – Cách khắc phục?

Với tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng, người bệnh nên sớm thăm khám kịp thời. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất, Nếu bị khàn tiếng do tình trạng viêm nhiễm gây ra thì việc điều trị bằng thuốc sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Bệnh nhân sẽ được sử dụng các loại thuốc kiểm soát bệnh, ức chế vi khuẩn phát triển.

khàn tiếng nhưng không đau họng
Người bị khàn tiếng nhưng không đau họng nên tiến hành thăm khám bác sĩ sớm.

Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị khàn tiếng nhưng không đau họng là kháng sinh diệt khuẩn (beta- lactam, macrolid, cephalosporin), thuốc chống viêm, chống dị ứng,… Ngoài ra, người bệnh còn có thể áp dụng các phương pháp dân gian đơn giản để hỗ trợ điều trị bệnh nếu ở mức độ nhẹ như ngậm kẹo bạc hà, ngậm chanh đào, mật ong,…

Nếu bệnh nhân bị khàn tiếng nhưng không đau họng do các nguyên nhân khác gây ra thì tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiến hành chữa trị khác nhau. Chẳng hạn, người bệnh bị khàn tiếng do trào ngược dạ dày sẽ được chữa trị dứt điểm bệnh dạ dày mới dùng thuốc trị khán tiếng. Khi bệnh nhân bị khàn tiếng do tuyến giáp sẽ được chữa trị tuyến giáp trước và chữa khàn tiếng sau.

Kiểm soát khàn tiếng nhưng không đau họng hiệu quả

Song song với việc chữa trị bệnh theo các chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau để giúp kiểm soát tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng tốt nhất.

khàn tiếng nhưng không đau họng
Súc miệng bằng nước muối cải thiện tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng.
  • Hạn chế ăn, uống những thực phẩm lạnh như nước đá, kem, sữa chua lạnh,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, uống nước ấm là cách giúp cải thiện khàn tiếng hiệu quả
  • Thường xuyên súc miệng nhiều lần với nước muối. Đồng thời, sử dụng nước ấm pha với mật ong để ngậm vào mỗi buổi sáng.
  • Ngưng hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích gây ảnh hưởng đến vùng họng và quá trình điều trị bệnh
  • Giữ nhiệt độ phòng thích hợp, nên ngủ trong phòng kín, tránh gió lùa
  • Khi thời tiết trở lạnh, người bệnh nên mặc áo ấm và sử dụng các vật dụng khác để bảo vệ cơ thể của mình.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng để bệnh nhanh chóng khỏi
  • Thường xuyên theo dõi và thăm khám theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Trên đây là những thông tin giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng. Dấu hiệu này do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có các bệnh lý nguy hiểm nên người bệnh không được quá chủ quan. Sau khi điều trị bệnh dứt điểm, bạn cũng nên chú ý, tránh bệnh tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và công việc hàng ngày. Ngoài ra, người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 04:48 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:15 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Viêm họng xung huyết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm họng xung huyết thường gặp trong thời điểm chuyển mùa. Đây là một loại viêm họng nguy hiểm, cần…

Ngứa họng – Vạch trần nguyên nhân, cách nhận biết & điều trị

Hầu như tất cả mọi người đều gặp phải tình trạng ngứa họng ít nhất một lần trong đời. Tình…

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho – Nguyên nhân & Cách trị

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể liên quan đến một số vấn đề gây kích thích, viêm và…

Bài thuốc Thanh Hầu bổ phế thang đặc trị viêm họng tại Nhất Nam y viện [GIẢI MÃ] Bài thuốc chữa viêm họng cấp – mãn tính hiệu quả tại Nhất Nam y viện

Thanh Hầu bổ phế thang là bài thuốc là đặc trị viêm họng cấp - mãn tính kế thừa tinh…

Ngứa họng nên ăn gì để làm dịu đi cơn ngứa?

Cổ họng không chỉ là cơ quan của đường hô hấp trên mà còn là cơ quan thuộc hệ tiêu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua