Ngứa họng nên ăn gì để làm dịu đi cơn ngứa?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Cổ họng không chỉ là cơ quan của đường hô hấp trên mà còn là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa. Do đó khi niêm mạc họng bị tổn thương và kích thích, bạn cần kết hợp việc dùng thuốc với xây dựng chế độ ăn hợp lý. Vậy khi bị ngứa họng nên ăn và kiêng gì để hỗ trợ quá trình điều trị?

Ngứa họng nên ăn gì
Ngứa họng nên ăn gì để làm dịu đi cơn ngứa?

Bị ngứa họng nên ăn gì?

Ngứa họng là triệu chứng xảy ra khi niêm mạc vòm họng bị kích thích và tổn thương do virus, vi khuẩn hoặc do dị ứng. Thông thường cổ họng bị ngứa thường đi kèm với hiện tượng sưng viêm, ho, khàn tiếng và đau rát.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, bạn cũng có thể giảm làm dịu niêm mạc cổ họng với các loại thực phẩm lành mạnh như:

1. Mật ong giúp giảm ngứa rát cổ họng

Mật ong là loại thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn và sát trùng tốt. Nếu ngứa họng do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, mật ong có thể ức chế tác nhân gây nhiễm trùng, làm dịu niêm mạc cổ họng và giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Ngứa họng nên ăn gì
Mật ong có tác dụng làm dịu niêm mạc cổ họng và hỗ trợ ức chế nhiễm trùng ở cơ quan này

Ngoài ra với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, mật ong còn có tác dụng giảm các triệu chứng đi kèm như ho, khàn tiếng, đau họng, nghẹn khi nuốt,…

2. Giảm ngứa họng bằng gừng tươi

Ngoài ra bạn cũng có thể giảm ngứa ngáy cổ họng bằng cách ngậm gừng tươi. Hợp chất phenolic trong gừng có khả năng kích thích tiết nước bọt, giúp cải thiện hiện tượng khô miệng và giảm mức độ kích thích ở niêm mạc hầu họng.

Hơn nữa, hàm lượng vitamin C trong gừng còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ ức chế nhiễm trùng ở cơ quan tiêu hóa trên. Bên cạnh đó các nghiên cứu mới nhất cũng cho thấy, bổ sung gừng vào chế độ ăn còn hỗ trợ làm giảm hiện tượng viêm ở các cơ quan trong cơ thể.

Ngứa họng nên ăn gì
Các thành phần trong gừng tươi có tác dụng giảm khô họng, ngứa ngáy và đau rát

Để giảm ngứa ngáy ở cổ họng, bạn nên bổ sung gừng tươi vào chế độ ăn hàng ngày hoặc có thể ngậm trực tiếp từ 2 – 3 lát gừng. Nếu cổ họng bị ngứa đi kèm với triệu chứng ho có đờm, bạn có thể pha trà gừng mật ong để cải thiện tình trạng này.

3. Giấm táo giảm viêm và khó chịu ở họng

Dùng giấm táo khi cổ họng ngứa ngáy có thể làm giảm triệu chứng trong một thời gian ngắn. Hàm lượng acid acetic trong loại thực phẩm này có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh như E. coli, trực khuẩn, liên cầu khuẩn, virus cúm,…

Ngứa họng nên ăn gì
Giấm táo có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh như E. coli, trực khuẩn, liên cầu khuẩn, virus cúm,…

Vì vậy ngoài tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, đau cổ họng, giấm táo còn có khả năng hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,… Do có nồng độ acid acetic cao nên khi sử dụng, bạn nên pha loãng 1 thìa giấm táo với 1 cốc nước đầy và có thể thêm mật ong để tăng hương vị.

4. Bổ sung các loại trái cây họ cam chanh

Ngứa họng là triệu chứng điển hình của các bệnh lý ở đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, cảm lạnh, cảm cúm,… Do đó để ức chế được các triệu chứng của bệnh, bạn cần bổ sung các loại thực phẩm có khả năng kiểm soát nhiễm trùng và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Trái cây họ cam chanh không chỉ chứa lượng chất xơ dồi dào mà còn chứa hàm lượng lớn vitamin C. Vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch của cơ thể, giúp tiêu trừ virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng cổ họng.

Ngứa họng nên ăn gì
Vitamin C trong trái cây họ cam chanh có giúp tăng sức đề kháng và hỗ trợ ức chế vi khuẩn gây bệnh

Bên cạnh đó, nhóm trái cây này còn chứa nhiều nước và khoáng chất, giúp bù nước và điện giải thất thoát do hiện tượng nhiễm trùng gây ra.

5. Lựu – giảm đau và viêm cổ họng

Lựu được đánh giá là loại trái cây đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, lựu còn chứa phytochemical, polyphenol, flavonol, vitamin K,…

Ngứa họng nên ăn gì
Uống nước ép lựu thường xuyên còn có tác dụng giảm viêm và ngứa ngáy cổ họng

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, lựu có khả năng tăng cường sức đề kháng, nâng cao miễn dịch và nồng độ nội tiết trong cơ thể. Ngoài ra uống nước ép lựu thường xuyên còn có tác dụng giảm viêm và ngứa cổ họng.

6. Thêm trứng vào chế độ dinh dưỡng

Trứng chứa nhiều protein và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra trứng còn có kết cấu mềm mịn và không gây đau rát cổ họng khi ăn.

Ngứa họng nên ăn gì
Trứng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và hỗ trợ hoạt động ức chế vi khuẩn của hệ miễn dịch

Do đó khi cổ họng bị kích thích, bạn nên bổ sung trứng vào chế độ ăn nhằm làm dịu các triệu chứng khó chịu và cung cấp thêm vi chất dinh dưỡng cho cơ thể.

7. Rau xanh giúp làm dịu cổ họng

Rau xanh là nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin và các hợp chất thực vật. Bổ sung rau xanh không chỉ đem lợi ích cho cơ quan tiêu hóa mà còn hỗ trợ làm dịu hầu họng và cân bằng điện giải.

Bên cạnh đó, các hợp chất thực vật từ rau xanh còn có khả năng phục hồi niêm mạc họng và amidan bị tổn thương.

Các thực phẩm và đồ uống cần tránh khi bị ngứa họng

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh một số thực phẩm và đồ uống có khả năng kích thích niêm mạc và làm nghiêm trọng hóa các triệu chứng ở cổ họng.

1. Thực phẩm chứa nhiều gia vị, dầu mỡ

Gia vị, dầu mỡ có khả năng kích thích và khiến cổ họng ngứa ngáy, khó chịu. Hơn nữa bổ sung thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và gia vị còn gây ra các triệu chứng đau họng, ho, khàn tiếng,…

Ngứa họng nên ăn gì
Tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ và gia vị có thể nghiêm trọng các triệu chứng ở cổ họng

Vì vậy trong thời gian điều trị, bạn nên hạn chế một số loại thực phẩm như snack, thức ăn nhanh, thịt xông khói, lạp xưởng, xúc xích, đồ hộp,…

2. Thực phẩm khô và cứng

Thực phẩm khô, cứng như bánh mì sấy, các loại hạt sấy khô, bánh quy giòn,… cũng được xếp trong nhóm thực phẩm cần kiêng cử khi bị ngứa cổ họng. Bởi khi dung nạp, các mảnh thực phẩm này có thể ma sát với niêm mạc, gây ngứa, khó chịu và đau rát.

Ngứa họng nên ăn gì
Dung nạp các thực phẩm khô, cứng có thể gây kích thích hầu họng, gây ngứa và đau rát cơ quan này

Hơn nữa việc bổ sung các thực phẩm này còn làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan,…

3. Cà phê và trà đặc

Cà phê và trà đặc chứa hàm lượng caffeine lớn. Caffeine có tác dụng giúp não bộ tập trung và làm việc với hiệu suất cao. Tuy nhiên thành phần này có thể khiến cơ thể dễ mất nước và mệt mỏi.

Ngứa họng nên ăn gì
Caffeine trong cà phê khiến cơ thể dễ mất nước, khô miệng và mệt mỏi

Nếu dùng nhiều trà đặc và cà phê trong thời gian điều trị các bệnh về họng, những triệu chứng như khô họng, ngứa ngáy, mệt mỏi, ho,… có thể tiến triển theo chiều hướng nghiêm trọng hơn.

4. Rượu bia và đồ uống chứa cồn

Rượu bia và đồ uống chứa cồn có thể tác động xấu đến niêm mạc amidan và hầu họng. Nguyên nhân là các loại thức uống này có chứa cồn – tác nhân khiến cơ thể mất nước.

Do đó trong thời gian điều trị các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên, bạn nên hạn chế rượu bia và các đồ uống chứa cồn khác.

Những điều cần lưu ý khi bị ngứa họng

Tình trạng ngứa họng thường có cải thiện rõ rệt sau khi áp dụng các biện pháp điều trị và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Ngứa họng nên ăn gì
Nên uống nhiều nước để bù chất lỏng cho cơ thể và làm dịu niêm mạc sưng viêm

Tuy nhiên để rút ngắn thời gian phục hồi, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Tránh la hét hoặc nói quá nhiều khi cổ họng đang bị tổn thương. Áp lực từ các hoạt động này có thể khiến niêm mạc bị kích thích và sưng đau hơn bình thường.
  • Nên giữ ấm vùng cổ và đeo khẩu trang khi di chuyển ngoài trời.
  • Cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.
  • Dọn dẹp không gian sống nhằm loại bỏ nấm mốc và bụi bẩn. Đồng thời cần tránh xa các tác nhân kích thích như phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất, mạt bụi,…
  • Súc miệng với nước muối 2 – 3 lần/ ngày có thể giảm ngứa cổ họng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở cơ quan hô hấp trên.
  • Nên ăn thực phẩm mềm, lỏng và dễ tiêu hóa. Các loại thực phẩm này không chỉ cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể mà còn có tác dụng làm dịu cổ họng.
  • Uống từ 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày. Hoặc có thể bổ sung xen lẫn giữa nước lọc và nước ép từ rau củ, trái cây.

Bài viết đã giải đáp vấn đề “Bị ngứa họng nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ quá trình điều trị?”. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, bạn nên phối hợp với việc dùng thuốc và lối sống lành mạnh để tác động tích cực đến tiến triển của bệnh.

Hiện nay, một trong những bài thuốc nam giúp điều trị hiệu quả tình trạng ngứa họng do viêm họng, viêm amidan là BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN ĐỖ MINH ĐƯỜNG.

Đây là bài thuốc độc quyền của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường:

  • Phòng chẩn trị YHCT lâu đời, được Sở Y Tế cấp phép hoạt động đầy đủ
  • Có đội ngũ lương y, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm
  • Được nhận giải thưởng “Sản phẩm tin cậy – Nhãn hiệu ưa dùng – Dịch vụ hoàn hảo” năm 2017
  • Thuộc Top 20 Thương hiệu nổi tiếng năm 2020

Về bài thuốc nam Đỗ Minh Đường chữa viêm họng, viêm amidan: Theo chúng tôi được biết, bài thuốc này đã được chuyên gia giới thiệu trong chương trình “Khỏe thật đơn giản” – VTV2, số phát sóng ngày 6/2/2017. 

Theo đánh giá của hầu hết người bệnh, đây là bài thuốc:

Dễ sử dụng:

Chị Thanh Loan chia sẻ: “Trước đây mình chẳng bao giờ nghĩ đến việc dùng thuốc nam vì thấy công đoạn đun sắc lỉnh kỉnh mất nhiều thời gian. Nhưng sau này khi dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường, mình mới biết thuốc nam cũng có nhiều loại. Vì không có thời gian đun sắc nên mình có nhờ nhà thuốc hỗ trợ bào chế thành dạng cao. Theo đó, mỗi lần sử dụng chỉ cần hòa tan cao thuốc với nước nóng là uống được”.

Video: Chia sẻ cụ thể của chị Loan sau 3 tháng sử dụng bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh

Bên cạnh nhận xét về vấn đề dễ sử dụng, người bệnh còn cho biết bài thuốc nam Đỗ Minh Đường chữa viêm họng, viêm amidan dễ uống, không đắng, thơm mùi thảo dược, mùi không nồng, không hắc. Vì thế, trẻ em dưới 5 tuổi cũng uống được.

Do đó, nếu mọi người có nhu cầu dùng thuốc dạng cao sắc sẵn thì cứ nói với các lương y, bác sĩ đang trực tiếp thăm khám và tư vấn cho mình nhé.

Không gây tác dụng phụ gì cả:

Bài thuốc nam Đỗ Minh Đường chữa viêm họng, viêm amidan đến nay đã được ứng dụng điều trị trong suốt hơn 150 năm, chữa khỏi bệnh cho hàng ngàn bệnh nhân và điều đáng mừng là 100% không gặp tác dụng phụ. Kết quả đó có được là nhờ thành phần dược liệu trong bài thuốc đạt chuẩn chất lượng, 100% SẠCH – LÀNH TÍNH.

Hơn nữa, gần 50 vị thuốc (kim ngân hoa, ké đầu ngựa, hạ khô thảo, bồ công anh, sinh địa, thục địa,…) đều có nguồn gốc trong nước, thu hái tại các vườn thảo dược sạch Đỗ Minh ở Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội). Tất cả cây thuốc được kiểm định cẩn thận trước khi đưa vào sơ chế và hòa trộn theo tỷ lệ vàng bí truyền 5 đời dòng họ Đỗ Minh.

Thêm một ý nữa, trong quá trình bào chế, các lương y dòng họ Đỗ Minh không sử dụng tân dược hay chất bảo quản. Nhờ đó, bài thuốc lành tính, không gây tác dụng phụ cho người dùng. Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện YHCT Trung Ương) khi đánh giá về bài thuốc có nói: “Dược liệu có trong bài thuốc được nhà thuốc Đỗ Minh Đường ươm trồng và chăm sóc cẩn thận, không dùng hóa chất độc hại. Trong quá trình thử nghiệm, tất cả dược liệu đều cho kết quả tốt”.

KHÁM PHÁ: Bài thuốc nam trị viêm họng, viêm amidan của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có tốt như lời đồn không?

Cho hiệu quả điều trị tốt:

Hầu hết người bệnh bị viêm họng, viêm amidan mức độ nhẹ đều thấy hiệu quả rõ ràng sau 1-2 tháng dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường. Với người bị mãn tính, thời gian dùng thuốc có thể kéo dài 2-3 tháng.

Sở dĩ bài thuốc cho hiệu quả tốt vì nó có cơ chế điều trị rõ ràng, tác động vào sâu bên trong cơ thể, loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh, chấm dứt tình trạng ngứa họng, sưng đau họng và amidan, hết ho han, tiêu đờm. Không những vậy, bài thuốc còn hỗ trợ cân bằng âm dương trong cơ thể, đẩy lùi tà khí, mạnh chính khí, phục hồi tổn thương ở niêm mạc họng, tăng sức đề kháng cho người bệnh.

Liệu trình bài thuốc nam Đỗ Minh Đường chữa viêm họng, viêm amidan gồm có 2 loại thuốc và tác dụng cụ thể như sau:

Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh và cơ địa của mỗi người, sau khi thăm khám, các lương y, bác sĩ tại Nhà thuốc Đỗ Minh Đường sẽ tư vấn liệu trình điều trị phù hợp. Do đó, người bệnh nào đang bị ngứa họng do viêm họng, viêm amidan, có thể liên hệ ngay cho nhà thuốc để được thăm khám, tư vấn cụ thể:

Địa chỉ Nhà thuốc Đỗ Minh Đường:

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 12:16 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 16:59 - 01/10/2023
Chia sẻ:
Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh nhiễm trùng cổ họng do virus Streptococcus gây ra Viêm họng liên cầu khuẩn – Cách nhận biết và điều trị dứt điểm

Viêm họng liên cầu khuẩn là một dạng viêm họng do vi khuẩn, có thể gây nhiều biến chứng nguy…

7 cách chữa viêm họng ở trẻ em đơn giản không dùng thuốc

Viêm họng ở trẻ thường xuất hiện với triệu chứng đau nhức, sưng tấy ở cổ họng hoặc khó mở…

Dấu hiệu của ung thư vòm họng không rõ ràng ở giai đoạn đầu Nuốt nước bọt vướng như có khối u có phải ung thư vòm họng?

Hai trong những triệu chứng thường thấy của ung thư vòm họng là xuất hiện hạch và nuốt nước bọt…

Thành sau họng nổi cục nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm?

Thành sau họng nổi cục thường do viêm họng hạt. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cho…

5 cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ (tự nhiên + thuốc)

Hiện tượng tăng tiết đờm trong cổ họng là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhiễm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua