Trẻ bị viêm họng nhưng không ho – Nguyên nhân & Cách trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể liên quan đến một số vấn đề gây kích thích, viêm và tổn thương ở cổ họng. Các nguyên nhân có thể bao gồm các bệnh lý tiềm ẩn hoặc tác nhân gây ảnh hưởng khác. Do đó, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân để có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

biện pháp điều trị viêm họng nhưng không ho ở trẻ em
Tình trạng viêm họng nhưng không ho có thể liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Lương y Đỗ Minh Tuấn (Cố vấn chuyên môn trên các chương trình sức khỏe uy tín kênh VTV2, VTC2; Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020; GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường) cho biết, tình trạng bé bị viêm họng không kèm ho có thể liên quan đến một số vấn đề y tế và bệnh lý tiềm ẩn khác. Cụ thể các nguyên nhân phổ biến thường bao gồm:

1. Hội chứng nhỏ giọt mũi sau

Hội chứng nhỏ giọt mũi sau ở trẻ em xảy ra khi chất nhầy dư thừa chảy xuống phía sau cổ họng. Tình trạng này khiến họng bị khô, gây đau và viêm họng. Hội chứng nhỏ giọt mũi sai có thể liên quan đến sự thay đổi thời tiết, dị tật lệch vách ngăn mũi, không khí khô và dị ứng.

Bên cạnh việc gây viêm họng ở trẻ em, bệnh có thể gây ra một số triệu chứng khác như:

  • Hôi miệng
  • Buồn nôn nếu chất nhầy chảy vào dạ dày
  • Khó chịu ở cổ họng

2. Thường xuyên thở bằng miệng

Nếu trẻ có thói quen thở bằng miệng, đặc biệt là khi ngủ, có thể dẫn đến viêm họng. Cơn đau họng sẽ phổ biến vào buổi sáng khi trẻ thức dậy và sẽ thuyên giảm sau khi bú sữa hoặc được cho ăn.

bé viêm họng nhưng không ho
Thở bằng miệng có thể khiến bé bị đau họng, khô miệng

Các triệu chứng phổ biến khác có thể bao gồm:

  • Khô miệng
  • Khô cổ họng
  • Khàn tiếng
  • Mệt mỏi và khó chịu khi thức dậy
  • Hôi miệng
  • Xuất hiện quầng thâm dưới mắt

Trong hầu hết các trường hợp, thở bằng miệng có thể là do tắc nghẽn mũi và khiến trẻ không thể thở bằng mũi. Điều này có thể bao gồm các nguyên nhân như nghẹt mũi, tình trạng ngưng thở khi ngủ hoặc viêm Amidan.

3. Trào ngược dạ dày thực quản

Chứng ợ nóng hoặc bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em xảy ra khi cơ co thắt cơ thực quản dưới yếu đi và không hoạt động đúng chức năng. Điều này khiến axit và thức ăn ở dạ dày trào ngược lên thực quản. Đôi khi, trong một số trường hợp, trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến viêm họng, đặc biệt là khi tình trạng này kéo dài mà không được điều trị hợp lý.

trẻ em bị viêm họng mà không ho
Trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể dẫn đến viêm họng nhưng không ho ở trẻ em

Ngoài trừ khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho, bệnh có thể dẫn đến một số triệu chứng như:

  • Ợ nóng
  • Nôn mửa
  • Khó nuốt
  • Chán ăn

4. Viêm Amidan ở trẻ em

Viêm Amidan ở trẻ em có thể khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho. Viêm Amidan tương đối phổ biến ở trẻ em và có thể liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.

Viêm Amidan thường có liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Ngoài ra, bệnh có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc ho, hắt hơi hoặc trong môi trường không khí ở trường học và các trung tâm giữ trẻ.

nguyên nhân khiến bé bị viêm họng nhưng không ho
Viêm Amidan có thể khiến bé bị viêm họng nhưng không ho

Một số dấu hiệu nhận biết viêm Amidan ở trẻ bao gồm:

  • Sốt và đau họng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Khàn giọng
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Hôi miệng
  • Xuất hiện các mảng màu vàng hoặc trắng ở phía sau cổ họng
  • Phát ban trên cơ thể hoặc trong miệng
  • Khó nuốt và chán ăn
  • Sưng các hạch ở cổ hoặc đau ở quai hàm

5. Bệnh bạch cầu đơn nhân

Bệnh bạch cầu đơn nhân là bệnh do virus gây ra và có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng. Trong hầu hết các trường hợp bệnh không gây nguy hiểm và có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Ở trẻ em, bệnh có thể dẫn đến một số triệu chứng tương tự như cúm và cảm lạnh. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Viêm họng nhưng không ho
  • Sưng Amidan
  • Sốt
  • Sưng các tuyến ở cổ và nách
  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Thường xuyên đổ mồ hôi, đặc biệt là ban đêm

6. Áp xe quanh Amidan

Tình trạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng ở Amidan có thể dẫn đến áp xe quanh Amidan. Tình trạng này có thể gây viêm họng nghiêm trọng và hình thành một túi chứa mủ ở gây Amidan. Khi túi chứa mủ này vỡ ra có thể khiến các mô xung quanh Amidan bị nhiễm trùng.

bé bị viêm họng nhưng không ho
Tình trạng áp xe quanh Amidan có thể khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Các dấu hiệu phổ biến khi trẻ bị áp xe quanh Amidan bao gồm:

  • Đau họng, thường nghiêm trọng hơn ở một bên
  • Sưng, đau cổ họng và hàm
  • Đau tai ở cạnh họng bị ảnh hưởng
  • Nhiễm trùng một hoặc cả hai bên Amidan
  • Khó mở miệng một cách hoàn toàn
  • Khó nuốt, kén ăn, suy dinh dưỡng
  • Khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói
  • Sốt
  • Hôi miệng

Để giúp con điều trị dứt điểm tình trạng viêm họng, viêm amidan

Hãy CLICK NGAY để trao đổi cụ thể với lương y Đỗ Minh Tuấn

Cách điều trị viêm họng mà không ho ở trẻ em

Lương y Tuấn cho biết, trong một số trường hợp trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể tự cải thiện trong vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến một số bệnh lý nghiêm trọng hơn và cần điều trị y tế phù hợp. Việc điều trị thường phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cụ thể, các biện pháp điều trị bao gồm:

1. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Nếu tình trạng viêm họng của trẻ không liên quan đến nhiễm trùng, cha mẹ và người chăm sóc có thể điều trị các triệu chứng tại nhà. Một số biện pháp cải thiện các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Cho trẻ uống nhiều nước để làm ẩm cổ họng và tránh mất nước.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm để làm sạch cổ họng.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều để tránh suy nhược cơ thể.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng để tránh không khí khô gây kích ứng mũi, cổ họng.
  • Cho trẻ uống trà mật ong chanh để cải thiện tình trạng đau họng. Tuy nhiên, không cho trẻ dưới  một tuổi sử dụng mật ong để tránh gây ngộ độc.
  • Không để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa.

2. Thuốc điều trị viêm họng không ho

Trong một số trường hợp, tình trạng viêm họng không ho ở trẻ có thể cần được điều trị y tế. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ có thể kê các loại thuốc như:

ĐỌC NGAY: Chuyên gia tư vấn bài thuốc nam hiệu quả ĐÁNH BAY bệnh viêm họng, viêm amidan, được người bệnh đánh giá cao

trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị viêm họng cho trẻ em
  • Thuốc kháng axit để cải thiện các triệu chứng nếu tình trạng viêm họng có liên quan đến trào ngược axit dạ dày.
  • Thuốc chống dị ứng theo toa thông qua đường uống, tiêm hoặc xịt nếu bé bị viêm họng do dị ứng, đặc biệt là dị ứng theo mùa.
  • Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng có liên quan đến viêm Amidan.
  • Thuốc Steroid để giảm đau và sưng.

Đối với tình trạng áp xe quanh Amidan, bác sĩ có thể đề nghị cho bé nhập viện để theo dõi và sử dụng thuốc kháng sinh thông qua đường tiêm tĩnh mạch. Trong một số trường hợp, bé có thể cần phẫu thuật để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Điều trị viêm họng ở trẻ bằng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường

Ra đời từ những năm đầu thế kỷ XIX, ứng dụng điều trị cho rất nhiều trường hợp bệnh nhân viêm họng khác nhau, bài thuốc nam Đỗ Minh Đường được nhiều bậc phụ huynh tin dùng. Vậy tại sao bài thuốc VIÊM HỌNG ĐỖ MINH lại là sự lựa chọn hàng đầu cho trẻ em.

Thứ nhất, vì bài thuốc đảm bảo được yếu tố lành tính, không tác dụng phụ

Trẻ nhỏ vốn có sức đề kháng kém, cơ địa nhạy cảm do đó dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công và sinh bệnh. Khi dùng bất cứ phương pháp điều trị nào cho con, bố mẹ cũng phải chú ý đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu.

Bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh đảm bảo được yếu tố đó vì:

  • Được bào chế từ 100% dược liệu sạch: Bảng thành phần vàng của bài thuốc không thể thiếu kim ngân hoa, ké đầu ngựa, hạ khô thảo, bồ công anh, sinh địa, thục địa,… Tất cả dược liệu đều được chứng nhận và kiểm định sạch 100%. Bài thuốc không sử dụng dược liệu bẩn trôi nổi ngoài thị trường.
  • Dược liệu lành tính 100%: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến độ an toàn của bài thuốc. Mỗi cây thuốc sau khi thu hái được chiết tách dược tính cẩn thận, loại bỏ hết độc dược.
  • Dược liệu có nguồn gốc trong nước: Lương y Tuấn (người trực tiếp tối ưu, hoàn thiện bài thuốc này) khẳng định, 90% cây thuốc sử dụng cho bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh là được nhà thuốc ươm trồng thuần tự nhiên, không dùng hóa chất độc hại. 10% cây thuốc còn lại sẽ được thu hái trên rừng.
  • Quy trình bào chế thuốc được thực hiện cẩn thận: Lương y Tuấn và đội ngũ lương y, bác sĩ tại nhà thuốc sẽ giám sát trực tiếp quá trình bào chế thuốc. Họ nói không với tân dược và chất bảo quản. Từng khâu đều được thực hiện một cách cẩn thận, bài bản.

Chính nhờ những yếu tố trên, trong quá trình sử dụng bài thuốc, bố mẹ không lo con sẽ gặp tác dụng phụ.

THAM KHẢO: Thực hư hiệu quả bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh qua phản hồi của ++150.000 người bệnh

Thứ hai, không chỉ giúp trị bệnh, bài thuốc còn hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ

Bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh là sự kết hợp hoàn hảo của 2 phương thuốc nhỏ là:

  • Thuốc điều trị bệnh
  • Thuốc giải độc, chống viêm

Bài thuốc có tác dụng TIÊU ĐỜM – BỔ PHẾ – DƯỠNG THÂN:

  • Tiêu đờm: Loại hết đờm rãi, dịch viêm trong cổ họng, giúp họng hết sưng đỏ
  • Bổ phế: Thuốc thẩm thấu vào bên trong cơ thể giúp cân bằng âm dương trong cơ thể, bồi bổ tạng phế, nâng cao chức năng tạng phủ
  • Dưỡng thân: Bài thuốc có tác dụng loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ, đẩy lùi tà khí, mạnh chính khí, từ đó giúp củng cố sức khỏe, bồi bổ tốt cho sức khỏe của trẻ, nâng cao sức đề kháng, từ đó giúp con ít bị ốm vặt.

Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ viêm họng và cơ địa của trẻ, sau khi thăm khám, lương y Tuấn hoặc các lương y, bác sĩ khác tại Nhà thuốc Đỗ Minh Đường sẽ tư vấn LIỆU TRÌNH CÁ NHÂN HÓA. Với những trường hợp trẻ có sức đề kháng kém, trong quá trình bào chế thuốc, lương y Tuấn có thể sẽ bổ sung, gia giảm liều lượng để tăng hiệu quả điều trị.

Video: Bé 9 tuổi khỏi hẳn viêm họng sau khi sử dụng bài thuốc theo đúng chỉ định của lương y Tuấn

Thứ ba, bài thuốc dễ uống, không gây khó chịu cho trẻ

Bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh hiện có 2 hình thức:

  • Thuốc sắc bốc theo thang: Bố mẹ cần đun sắc thuốc trước khi cho con sử dụng
  • Thuốc dạng cao: Nếu người bệnh có nhu cầu, nhà thuốc sẽ hỗ trợ bào chế thành dạng cao, cô thành từng viên, đóng thành các gói nhỏ và đóng vào lọ thủy tinh. Mỗi lần cho con uống, các mẹ hãy hòa tan cao thuốc với nước nóng, đợi nguội bớt là dùng được. Nhờ cách dùng dễ dàng như vậy nên với những bé tầm từ 10 tuổi trở lên, các con hoàn toàn có thể tự pha thuốc uống mà không cần đến sự trợ giúp của bố mẹ.

Từ 3 yếu tố trên, chúng tôi tin rằng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường chính là sự lựa chọn “đáng đồng tiền bát gạo” cho mẹ nào có con bị viêm họng. Bài thuốc vừa hiệu quả, vừa an toàn lại dễ sử dụng. Nếu các mẹ có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về bài thuốc, hãy nhắn tin trực tiếp cho nhà thuốc, các chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể.

Biện pháp phòng ngừa viêm họng ở trẻ em

Mặc dù không có biện pháp cụ thể để phòng ngừa tuyệt đối viêm họng ở trẻ. Tuy nhiên, lương y Tuấn cho biết, cha mẹ và người chăm sóc có thể phòng ngừa viêm họng ở trẻ bằng một số phương pháp sau:

  • Cho trẻ tránh khỏi những người bị cảm lạnh, cúm hoặc viêm họng.
  • Giữ trẻ ở nhà, không nên để trẻ đến trường nếu trẻ bị viêm họng.
  • Rửa tay trước khi cho trẻ ăn và tiếp xúc với trẻ.
  • Dạy trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi ho, hắt hơi.
  • Cho trẻ tránh khỏi môi trường ô nhiễm và khói thuốc lá.
  • Tránh để trẻ dùng chung thức ăn và đồ uống với người khác, kể cả người thân trong gia đình.

Trong hầu hết các trường hợp, viêm họng không ho ở trẻ có thể tự cải thiện trong vòng 7 – 10 ngày, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, đôi khi các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và kéo dài trong nhiều tháng. Do đó, điều quan trọng là đưa trẻ đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp. Nếu cần hỗ trợ, mọi người hãy CLICK NGAY để kết nối trực tiếp với lương y Đỗ Minh Tuấn.

Ngày đăng 11:09 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 15:57 - 01/10/2023
Chia sẻ:
Viêm họng cấp J02 là gì? Dấu hiệu & cách điều trị

Bệnh viêm họng cấp J02 là giai đoạn đầu của bệnh nhiễm trùng họng do vi khuẩn liên cầu gây…

An Phế Khang trị viêm họng tốt không? Mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

TPCN An Phế Khang được sản xuất bởi Công ty cổ phần True Pharmaco. Sản phẩm được bào chế ở…

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Phản hồi người bệnh Viêm họng, amidan

Hơn 1 thế kỷ tồn tại, bài thuốc Viêm họng, amidan Đỗ Minh Đường đã được cả bệnh nhân trong…

Viêm họng nổi hạch ở cổ sưng đau là bệnh gì?

Viêm họng nổi hạch ở cổ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm có thể…

dịch đờm chảy từ mũi xuống họng Dịch đờm chảy từ mũi xuống họng – Khó chịu, làm sao hết?

Dịch đờm chảy từ mũi xuống họng thường gặp ở những người bị dị ứng hoặc viêm nhiễm ở mũi,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua