Đột Quỵ Nên Ăn Gì? 12+ Loại Thực Phẩm Tốt Cần Bổ Sung

Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có thể hỗ trợ quá trình phục hồi, giúp cải thiện các di chứng do đột quỵ để lại. Đây cũng là lý do khiến nhiều người thắc mắc đột quỵ nên ăn gì kiêng gì, đâu là những thực phẩm tốt nhất mà người bị đột quỵ nên sử dụng. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị đột quỵ như thế nào cho tốt thì có thể tham khảo những thông tin dưới đây.

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị đột quỵ

Đột quỵ để lại rất nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống tinh thần của người bệnh. Đối với những người sống sót sau đột quỵ, thời gian để hồi phục tốt nhất là sau vài tháng đầu tiên. Trong thời điểm này, người bệnh nên được hỗ trợ điều trị bằng các bài tập di chuyển, tập vận động kỹ năng, các liệu pháp điều trị tâm lý, nhận thức kết hợp với một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Sau đột quỵ nên ăn gì kiêng gì tốt cho sức khỏe là thắc mắc chung của nhiều người
Sau đột quỵ nên ăn gì kiêng gì tốt cho sức khỏe là thắc mắc chung của nhiều người

Nhiều người thường chú trọng đến việc tăng cường rèn luyện khả năng vận động, nhận thức, điều trị tâm lý, rối loạn giao tiếp cho người bệnh mà không biết rằng, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hồi phục của người bị tai biến mạch máu não. Người bị đột quỵ thì có nguy thiếu hụt dinh dưỡng cao do tâm lý chán nản, không muốn ăn uống, gặp vấn đề về thần kinh, trí nhớ, gặp khó khăn trong việc cử động tay chân hoặc gặp vấn đề trong việc nhai nuốt. Trước khi tìm hiểu người bị đột quỵ nên ăn gì, chúng ta nên nắm được nguyên tắc dinh dưỡng khi xây dựng khẩu phần ăn cho người bệnh. 

Theo khuyến cáo của WHO, nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đột quỵ chính là cần cung cấp đầy đủ, đa dạng dưỡng chất, cần bằng giữa carbohydrate, chất béo và protein. Khẩu phần ăn nên được giảm bớt để duy trì cân nặng hợp lý, giảm nhẹ hoạt động cho hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa. Ngoài ra cũng cần chú ý đến những vấn đề sau: 

  • Nên chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, nhẹ bụng và chế biến ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo để người bệnh dễ nuốt, không bị nghẹn, không làm tổn thương phổi, không gây áp lực cho hệ tiêu hóa
  • Với người bị tai biến, không cho người bệnh ăn quá no mà nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn nhiều lần trong ngày để đảm bảo sức khỏe
  • Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, năng lượng nạp vô mỗi ngày với người bị đột quỵ là từ 30 – 35kcal/kg cân nặng/ngày, lượng đạm cần ít hơn người bình thường, chỉ khoảng 0.8g/kg cân nặng/ngày
  • Về lượng chất béo, nên ở mức 25 – 30g chất béo/ngày, hạn chế mức cholesterol nạp vào cơ thể, tốt nhất là phải dưới 300mg/ngày
  • Đối với acid folic, nên bổ sung ít nhất 300mcg/ngày, tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất, muối khoáng, kali 
  • Đặc biệt, lượng muối được sử dụng phải dưới 4 – 5g/ngày… 

Người bị đột quỵ nên ăn gì?

Được biết, người bị đột quỵ nên tăng cường sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa (giúp làm giảm sự phát hủy mạch máu), chất xơ (làm giảm cholesterol), Folate (làm giảm nguy cơ đột quỵ), Kali (giúp kiểm soát huyết áp)… Sau đây là những thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp giải đáp thắc mắc người bị đột quỵ nên ăn gì mà bạn có thể tham khảo:

1. Các loại cá

Các loại cá tốt cho sức khỏe người đột quỵ có thể kể đến như cá mòi, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồi… Những loại cá này được đánh giá là rất giàu acid béo omega-3, có tác dụng hạn chế hình thành mảng bám trong lòng mạch, tốt cho sức khỏe tim mạch. Cá thuộc nhóm thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe và có chứa nhiều đạm, có thể phục hồi tốt cho người bị tai biến. 

Ngoài ra, các loại cá này là nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất, nhất là canxi, sắt, kẽm. Cá nên được bổ sung vào khẩu phần ăn của người bệnh đều đặn hàng tuần để giảm thiểu các di chứng và ngừa nguy cơ đột quỵ lần 2. Không chỉ vậy, omega-3 trong cá cũng giúp giảm nồng độ triglyceride trong máu, cải thiện tình trạng máu vón cục và giúp ngăn chặn các vấn đề như chứng mất trí nhớ, đau xương khớp ở người già.

2. Thịt đùi gà

Thịt gà nói chung và thịt đùi gà nói riêng là loại thực phẩm đặc biệt tốt cho người bị đột quỵ và tiểu đường. Loại thịt này có chứa ít chất béo, rất giàu dinh dưỡng, giúp cung cấp đủ dưỡng chất để bổ sung năng lượng cho cơ thể, cải thiện cơ bắp và tăng cường sức khỏe sau đột quỵ.

Thịt gà, đặc biệt là phần thịt đùi gà rất tốt cho sức khỏe người đột quỵ
Thịt gà, đặc biệt là phần thịt đùi gà rất tốt cho sức khỏe người đột quỵ

Thịt gà thuộc nhóm thịt trắng, phần thịt đùi gà sẽ là phần tốt nhất cho người bệnh đột quỵ. Ngoài ra, những bộ phận khác cũng rất tốt, có thể sử dụng được, tuy nhiên, khi nấu và chế biến, bạn nên loại bỏ phần da gà vì nó không tốt, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Bên cạnh thịt gà, cũng nên duy trì, bổ sung các loại thịt khác như thịt thăn lợn, thịt heo, thịt vịt… với lượng vừa phải để đảm bảo đa dạng dưỡng chất, ngăn ngừa tình trạng chán ăn do phải sử dụng liên tục một loại thịt. 

3. Tôm

Người bị đột quỵ cũng nên bổ sung tôm vào khẩu phần ăn của mình. Tôm giàu canxi, đạm, acid béo, photpho lại không chứa cholesterol nên rất thích hợp để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Ăn tôm thường xuyên, đúng cách, đúng liều lượng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và hỗ trợ củng cố hệ xương khớp. 

Có rất nhiều loại tôm mà người bị đột quỵ có thể sử dụng như tôm sú, tôm hùm, tôm càng xanh, tôm đồng, tép… Chỉ nên ăn từ 50 – 60g tôm/ngày, tối đa 100g tôm/ngày, tuyệt đối không ăn quá nhiều vì ăn nhiều sẽ gây chướng bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa… Hạn chế ăn phần vỏ tôm vì vỏ tôm có chứa độc tố có thể gây hại cho sức khỏe. Không ăn tôm với các loại rau xanh, thực phẩm giàu vitamin C như súp lơ vì dễ gây hình thành độc tố nguy hiểm cho sức khỏe. 

4. Đột quỵ nên ăn gì? – Các loại trái cây 

Trái cây là một trong những thực phẩm được rất nhiều người yêu thích do hương vị thơm ngon, dễ sử dụng lại rất tốt cho sức khỏe. Những loại trái cây mà người đột quỵ nên ăn có thể kể đến như:

  • Bơ: Trong bơ có chứa acid oleic, có tác dụng giúp chất xám xử lý thông tin tối ưu, bổ sung bơ vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ rất tốt cho quá trình hồi phục của người bị tai biến.
  • Trái cây giàu vitamin C: Các loại trái cây họ cam quýt, đu đủ, kiwi, dâu tây, ổi… Vitamin C là chất chống oxy hóa có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch và hỗ trợ hồi phục sau khi đột quỵ.
  • Táo: Táo là loại thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất như acid citric, acid malic, vitamin A, B, C, có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, chống xơ vữa động mạch, hỗ trợ điều hòa huyết áp. Đây là loại quả rất tốt cho sức khỏe người bị tai biến, cao huyết áp.
  • Ổi: Như đã đề cập, ổi là thực phẩm rất giàu vitamin C, không chỉ vậy nó còn chứa nhiều acid folic, chất xơ, có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức khỏe, rất tốt cho người bị đột quỵ. 
  • Kiwi: So với các loại trái cây khác, kiwi giàu vitamin và kali, cũng là loại quả tốt cho người bị tai biến giai đoạn hồi phục. 
  • Dâu tây: Dâu tây cũng được xếp vào nhóm trái cây giàu vitamin C, tốt cho sức khỏe người bị tai biến, người bệnh nên ăn 1 – 3 quả dâu tây mỗi ngày để tăng cường đề kháng. 
  • Chuối: Chuối giàu vitamin và Kali, ngoài ra còn chứa canxi, sắt, photpho, chất xơ, hydrat. Ăn chuối đều độ sẽ giúp giảm đau đầu, cải thiện lưu thông máu ở não và phòng ngừa tai biến. 
  • Mâm mọng: Các loại quả mọng có màu đỏ như mâm xôi, dâu rừng, dâu tây… đều rất giàu chất xơ, vitamin… nên được bổ sung vào khẩu phần ăn của bệnh nhân tai biến. 

5. Cải bó xôi

Cải bó xôi hay rau bina là thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt là vitamin K, vitamin A, chất xơ. Ngoài ra, loại rau này còn chứa các thành phần như protein, chất béo, natri, kali, kẽm, sắt, magie, photpho, vitamin C, E, K, canxi… Sử dụng cải bó xôi có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngừa thiếu máu, thiếu sắt, tăng cường sức khỏe tim mạch, tăng cường thị lực, chống viêm, hỗ trợ phục hồi các tổn thương của cơ thể.

Cải bó xôi có giá trị dinh dưỡng cao, là thực phẩm mà người bị đột quỵ nên ăn
Cải bó xôi có giá trị dinh dưỡng cao, là thực phẩm mà người bị đột quỵ nên ăn

Với cải bó xôi chúng ta có thể chế biến thành các món ăn như luộc, xào, nấu với các loại thịt cá. Loại rau này có vị ngọt dịu, khi được chế biến thì khá mềm, dễ tiêu hóa nên rất thích hợp với những người gặp vấn đề về nhai nuốt. Tuy nhiên, cải bó xôi không thích hợp sử dụng cho người bị sỏi thận, bị bệnh tim mạch đang dùng thuốc chống đông máu, người thiếu sắt, canxi, người bị bệnh gout, bị rối loạn tuyến giáp… 

6. Người bị đột quỵ nên ăn gì? – Cua 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị đột quỵ thường xuyên ăn cua, ăn với liều lượng thích hợp sẽ rất tốt cho cơ thể. Cua chứa nhiều magie, đây là khoáng chất có vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh. Không chỉ vậy, nó còn giúp ổn định và duy trì sự khỏe mạnh của huyết áp.

Thịt cua cũng chứa nhiều acid béo Omega-3 có tác dụng ngăn ngừa các mảnh xơ vữa, giảm thiểu lượng mỡ trong máu, giảm nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Cua cần được nấu chín, mỗi bữa ăn chỉ nên ăn từ 1 – 2 con cua, tối đa 2 – 3 lần/tuần, đặc biệt, người bị tai biến không nên ăn gạch cua vì chứa nhiều cholesterol, không ăn cua kèm theo các thực phẩm giàu vitamin C như ổi, cà chua, dâu tây… vì dễ làm các asen hữu cơ chuyển thành asen vô cơ (thạch tín) gây hại cho sức  khỏe. 

7. Rau có màu xanh đậm

Các loại rau có màu xanh đậm có chứa Nitrat, chất này có tác dụng giảm huyết áp, hỗ trợ làm giãn các mạch máu, tăng cường chức năng của các tế bào lót trong mạch máu, giảm xơ vữa động mạch… Do đó, với thắc mắc bị đột quỵ nên ăn gì thì loại thực phẩm mà người bị đột quỵ không nên bỏ qua chính là các loại rau có màu xanh đậm. Chúng không chỉ chứa Nitrat mà còn chứa vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe. Các loại rau này là súp lơ xanh, cải xoăn, rau bina, bắp cải, rau cải, xà lách, rau đay, rau ngót…

8. Các thực phẩm giàu chất xơ 

Chất xơ là nhóm thực phẩm có thể hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh đột quỵ, giảm lượng đường trong máu… Người bị đột quỵ nên tăng cường bổ sung chất xơ vào chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ hồi phục. Các thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như cà rốt, bông cải xanh, củ cải đường, atiso, nấm, khoai tây, khoai lang, hạt chia, yến mạch, hạnh nhân, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu bầu dục, đậu đen, đậu xanh, các loại trái cây… 

Chất xơ rất tốt cho cơ thể nhưng không nên lạm dụng, nếu dùng thực phẩm chứa nhiều chất xơ thì cần uống nhiều nước hoặc chất lỏng. Người ít ăn chất xơ nên tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn một cách từ từ để cơ thể thích nghi. Khi chế biến thì không nấu quá nhừ, tốt nhất nên vừa ăn là được. 

9. Đột quỵ nên ăn gì? – Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe, có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ lên đến 14% so với các thực phẩm khác. Không chỉ vậy, ngũ cốc nguyên hạt cũng giúp tăng cường hệ tiêu hóa, giảm viêm, giảm nguy cơ ung thư, béo phì, tiểu đường type 2, nguy cơ tử vong do bệnh mãn tính…

Người bệnh nên ăn ngũ cốc nguyên hạt vào bữa phụ để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ hồi phục
Người bệnh nên ăn ngũ cốc nguyên hạt vào bữa phụ để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ hồi phục

Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa, chất đạm, các khoáng chất như kẽm, sắt, mangan, magie, các hợp chất thực vật như sterol, stanol, polyphenol… Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng loại thực phẩm này khoảng 45g/lần, không dùng quá nhiều, quá thường xuyên. Không dùng cho người mắc hội chứng ruột kích thích, bệnh Celiac, nhạy cảm với gluten… 

10. Một số thực phẩm khác 

Bên cạnh những thực phẩm đã đề cập, người bị đột quỵ cũng nên bổ sung một số thực phẩm sau vào khẩu phần dinh dưỡng như: 

  • Cà chua: Chứa lycopene, có thể bảo vệ các tế bào não khỏi sự tổn thương do oxy hóa, giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
  • Sữa: Người bị đột quỵ nên chọn các loại sữa ít béo hoặc các sản phẩm từ sữa không chứa chất béo để bổ sung canxi, khoáng chất cho cơ thể
  • Đậu tương lên men: Là thực phẩm chứa nhiều vitamin K2, enzyme Nattokinase, acid amin, có tác dụng tăng cường tuổi thọ, ngăn ngừa quá trình hình thành các cục máu đông và giúp phòng chống đột quỵ. 

11. Người bị đột quỵ nên uống gì? 

Bên cạnh thắc mắc bị đột quỵ nên ăn gì, nhiều người cũng băn khoăn không biết khi bị đột quỵ nên uống gì tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị. Sau đây là một số loại thức uống tốt cho sức khỏe mà người bệnh có thể bổ sung:

  • Sữa đậu nành: Đây được xem là thức uống phù hợp cho người cao huyết áp, người gặp vấn đề về tim mạch. Loại sữa này chứa acid béo Omega – 3, 6, chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ mạch máu, ngừa xơ vữa động mạch, hỗ trợ hạ huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. 
  • Sữa chua uống: Sữa chua uống là thức uống rất tốt cho sức khỏe, nhất là đối với người đang điều trị cần hồi phục sau cơn tai biến. Sữa chua chứa hàm lượng men vi sinh cao, có nhiều protein và khoáng chất, có thể tăng cường đề kháng và nâng cao sức khỏe tiêu hóa. 
  • Trà xanh: Trà xanh chứa EGCG, là hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể ổn định huyết áp, giảm cholesterol trong cơ thể. Uống trà xanh sẽ tốt cho sự hồi phục của sức khỏe đồng thời giảm thiểu 20% nguy cơ đột quỵ. 
  • Các loại nước ép: Các loại nước ép rất giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy, nếu bổ sung đúng cách sẽ rất tốt cho sự hồi phục của người bị đột quỵ. Các loại nước ép này là nước cam, nước ép quả lựu, nước ép cà rốt, nước ép cà chua… 

12. Món ăn tốt cho người đột quỵ

Người bị đột quỵ nên ăn gì, món ăn nào tốt cho người bị đột quỵ? Thực tế, có rất nhiều món ăn tốt cho sức khỏe người bệnh, chỉ cần chế biến đúng cách, dễ nhai nuốt là được. Một số món ăn giúp người bệnh phục hồi tốt hơn có thể kể đến như:

  • Hoàng kỳ nấu đại táo: Có tác dụng sinh huyết, tăng cường khí huyết, thích hợp với người bị các di chứng như tê liệt, bán thân bất toại, không thích hợp cho người mắc chứng cảm nóng. Bạn dùng 10 quả táo tàu; hoàng kỳ, kỷ tử, đương quy mỗi loại 10g cùng 100g thịt nạc thái lát ninh nhừ cùng nhau, nêm nếm gia vị vừa ăn để sử dụng.
  • Cháo hoa cúc: Thích hợp với người bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, cao huyết áp, không thích hợp với người tỳ hư, đái tháo đường. Lấy 100g gạo tẻ nấu cháo đến khi chín thì cho 15g bột hoa cúc vào, đun sôi vài phút là có thể dùng được. 
  • Cháo hoàng kỳ bạch thược: Có tác dụng hỗ trợ điều trị di chứng đột quỵ cho người bị xuất huyết não, giúp cải thiện tình trạng chân tay tê liệt, huyết áp cao. Bạn lấy 15 hoàng kỳ và 15g bạch thược sao vàng, 15g gừng tươi, 15g quế cho vào nồi, sắc lấy nước. Sau đó cho khoảng 100g gạo tẻ, 4 quả táo tàu vào 1 cái nồi riêng với lượng nước vừa đủ vào, nấu nhừ thành cháo. Khi cháo chín thì cho nước thuốc vào, khuấy đều rồi ăn hết trong ngày. 
  • Món ăn khác: Một số món ăn khác tốt cho người bị đột quỵ có thể kể đến như hoàng kỳ nấu địa long, hoàng kỳ nấu đại táo, xương sống heo nấu đỗ trọng, thịt thỏ nấu hoàng kỳ, móng giò heo nấu sơn tra… 

Bị đột quỵ không nên ăn gì? 

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe, có rất nhiều loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh, khiến người đột quỵ lâu phục hồi. Những thực phẩm không tốt mà người bị đột quỵ cần tránh xa có thể kể đến như:

1. Muối và thực phẩm nhiều muối

Muối và các thực phẩm nhiều gia vị, nhiều muối chẳng những không tốt cho sức khỏe người đột quỵ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là huyết áp của người bình thường. Muối làm tăng huyết áp, gây tình trạng tích nước, gia tăng nguy cơ tái xuất hiện của cơn đột quỵ. Chính vì vậy, người bị đột quỵ cần hạn chế sử dụng muối và các thực phẩm nhiều muối. Nên tránh những thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, thức ăn nhanh nhất là đồ khô, đồ muối, lạp xưởng, thịt heo xông khói, xúc xích… Tuyệt đối không dùng quá 4 – 5g muối/ngày để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Hạn chế ăn muối để ngừa tăng huyết áp, đột quỵ
Hạn chế ăn muối để ngừa tăng huyết áp, đột quỵ

2. Các loại thịt đỏ

Chúng ta vẫn có thể sử dụng thịt đỏ nhưng cần hạn chế. Lý do là thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa, gây gia tăng hàm lượng cholesterol xấu, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, làm tăng sự hình thành của các mảng xơ vữa gây tắc nghẽn động mạch. Thịt đỏ còn chứa sắt heme, có thể sinh ra các hoạt chất phá hủy tế bào, từ đó làm gia tăng nguy cơ ung thư. Do đó, nếu dùng thịt đỏ thì tốt nhất nên ăn phần nạc, chỉ dùng với một lượng nhỏ, hạn chế nấu ở nhiệt độ cao đặc biệt là nướng. Các loại thịt đỏ là thịt cừu, thịt lợn, thịt bò, thịt dê, thịt nai… 

3. Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Các thực phẩm chứa nhiều chất béo rất không tốt cho sức khỏe của người sau đột quỵ tai biến. Khi người bệnh sử dụng, chúng sẽ được hấp thụ vào cơ thể, gây gia tăng hàm lượng cholesterol, dẫn đến sự hình thành của các mảnh xơ vữa động mạch, rất nguy hiểm cho người từng mắc đột quỵ. Chính vì vậy, người bệnh cần tránh xanh các loại sữa đặc, mỡ động vật, các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thịt mỡ, các loại nội tạng động vật, bơ… 

4. Thực phẩm chứa nhiều đường

Không chỉ muối, đường cũng là loại thực phẩm mà người đang điều trị hồi phục sau tai biến cần tránh xa. Các thực phẩm chứa nhiều đường, các loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt đóng chai làm gia tăng đường huyết. Nếu sử dụng nhiều hoặc thường xuyên sẽ làm gia tăng nguy cơ tái phát, rất nguy hiểm cho người đã bị đột quỵ. 

5. Rượu, bia, chất kích thích 

Để cơ thể phục hồi tốt nhất sau tai biến, người bệnh cần tuyệt đối kiêng cử rượu bia, các chất kích thích. Theo thống kê, hút 1 điếu thuốc/ngày làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 48%, uống 2 ly rượu/ngày làm gia tăng nguy cơ đột quỵ lên khoảng 34%. Đặc biệt, đối với người sau đột quỵ, sử dụng rượu bia, chất kích thích vô cùng nguy hiểm, không chỉ làm giảm khả năng phục hồi của cơ thể mà còn tăng nguy cơ xuất hiện các cơn đột quỵ sau đó.

Gợi ý xây dựng chế độ ăn cho người sau đột quỵ 

Sau đột quỵ, người bệnh nên đa dạng các loại thực phẩm sử dụng, ăn ít nhất 5 loại trái cây, rau quả mỗi ngày đồng thời nên chọn thức ăn nhiều màu sắc để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, cũng cần giảm lượng đường, hạn chế chất béo bão hòa, các thực phẩm giàu cholesterol, nhiều dầu mỡ, nhiều muối… 

Sau đây là gợi ý xây dựng thực đơn, chế độ ăn cho người bị đột quỵ mà bạn có thể tham khảo: 

  • Nên ưu tiên chọn thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc thực vật, sử dụng các loại dầu thực vật, ưu tiên thực phẩm giàu kali, giàu folic. Trong bữa sáng, nên chọn các thực phẩm nhẹ, dễ nhai nuốt như các món cháo, súp hoặc ăn yến mạch với sữa tươi, sữa chua, ăn bánh mì kết hợp cùng sữa lúa mạch… Ngoài ra, nên bổ sung thêm các loại trái cây như bưởi, cam, táo, các loại nước ép trái cây.
  • Đối với bữa trưa và bữa tối, nên xây dựng bữa ăn có đầy đủ dưỡng chất. Nên ăn các loại rau củ có màu xanh đậm, mỗi ngày dùng ít nhất 5 loại rau, chọn rau củ có màu sắc đa dạng. Thịt nạc, cá nên dùng không quá 150g kết hợp cùng rau xanh, trái cây. Các món ăn này nên chế biến ở dạng luộc, hấp là tốt nhất, nếu là cá thì có thể nấu canh, sốt hoặc hấp đều được. 
  • Đối với bữa ăn phụ, nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, ăn các loại hạt, các loại trái cây hoặc dùng các loại sữa, thức uống dành riêng cho người đột quỵ. 

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc đột quỵ nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe, thúc đẩy quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe của người bệnh. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn. 

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 15:45 - 07/09/2022 - Cập nhật lúc: 15:45 - 07/09/2022
Chia sẻ:
Vận động sớm rất cần thiết trong quá trình hồi phục của người sau đột quỵ 6 Cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà phục hồi nhanh

Chăm sóc cho bệnh nhân đột quỵ tại nhà đúng cách sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng sức…

Chi phí điều trị đột quỵ bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau Chi Phí Điều Trị Đột Quỵ Bao Nhiêu? Bảng Giá Chuẩn

Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, gây tổn thương não…

Chích máu đầu ngón tay bằng kim được khẳng định là trò bịp bợm, đánh lừa cộng đồng, tuyệt đối không nên áp dụng Sơ Cứu Đột Quỵ Bằng Kim Như Thế Nào Là Đúng Cách?

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là một trong những mẹo được nhiều người chia sẻ, truyền tai nhau cho…

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, xảy ra hết sức đột ngột Đột Quỵ: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Các Cách Phòng Chống

Đột quỵ là một trong những bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, hay xảy ra đột ngột, thường gây ra…

Viên uống hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ của Đức GinkGo & Mehr Top 5 Viên Uống Chống Đột Quỵ Của Đức Có Hiệu Quả Tốt

Viên uống chống đột quỵ của Đức là một trong những sản phẩm được nhiều người tiêu dùng biết đến…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua