Khám tiêu hóa gồm những gì? Quy trình thực hiện

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Khám tiêu hóa bao gồm nhiều vấn đề như bệnh ở dạ dày, đại tràng, gan, mật… Bạn nên tìm hiểu trước về quy trình chẩn đoán bệnh để việc thăm khám được nhanh chóng, cho kết quả chính xác.

khám tiêu hóa
Khám tiêu hóa bao gồm nhiều vấn đề về gan, mật, tuyến tụy và đường ruột

Khám tiêu hóa là khám những gì?

Trong cơ thể, hệ thống tiêu hóa có chức năng tiêu hóa thức ăn đưa vào và chuyển hóa các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể duy trì sự sống. Hệ thống này được tạo thành bởi nhiều cơ quan khác nhau như:

  • Đường tiêu hóa: Đi từ trên xuống dưới, đường tiêu hóa bắt đầu từ miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già ( đại tràng và trực tràng ) → Hậu môn
  • Gan
  • Tuyến tụy
  • Túi mật

Như vậy, khám tiêu hóa là khám tất cả các vấn đề sức khỏe phát sinh ở những bộ phận nằm trong hệ thống tiêu hóa được liệt kê ở trên. Chẳng hạn như bệnh viêm thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược axit dạ dày, ung thư dạ dày thực quản, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm loét đại trực tràng, viêm ruột thừa, bệnh trĩ, áp xe hậu môn, viêm gan, viêm tuyến tụy, sỏi mật…

Khi nào cần đi khám tiêu hóa?

Các bệnh lý đường tiêu hóa có thể tiến triển theo chiều hướng xấu một cách nhanh chóng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Bạn nên tìm đến bệnh viện khám khi có các dấu hiệu bất thường như:

Đau bụng:

Cơn đau có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như vùng thượng vị, xung quanh rốn, đau bụng dưới, đau dọc theo khung đại tràng hoặc đau khắp ổ bụng. Cơn đau có thể chỉ diễn ra âm ỉ nhưng cũng có trường hợp bị đau bụng dữ dội.

Thông thường, nếu bạn bị đau bụng ở bên phải kèm theo các biểu hiện như sốt, buồn nôn thì có thể đã bị viêm ruột thừa. Trường hợp bị đau âm ỉ ở thượng vị kèm theo ợ chua, ợ nóng thì có thể nghĩ đến bệnh dạ dày.

Đau bụng cũng là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều căn bệnh khác như bệnh ở đại tràng, gan, túi mật. Việc khám tiêu hóa để chẩn đoán chính xác bệnh là rất cần thiết.

– Chướng bụng, đầy hơi:

Hiện tượng này cảnh báo nhiều vấn đề như mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thiếu men chuyển hóa, hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn như trào ngược axit dạ dày thực quản, ung thư dạ dày.

– Thay đổi thói quen đại tiện:

Bao gồm:

  • Tiêu chảy, táo bón kéo dài
  • Phân lúc đầu táo, đuôi lại lỏng
  • Thay đổi thời gian đi đại tiện trong ngày

Những bất thường trên có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề ở ruột già, cụ thể là đại tràng và trực tràng.

– Buồn nôn, nôn ói:

Triệu chứng này có thể xảy ra do ăn quá no, vận động mạnh ngay sau khi ăn. Đôi khi nó có thể là biểu hiện của viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm hoặc tắc nghẽn ruột.

khám tiêu hóa là khám những gì
Buồn nôn, nôn ói nhiều là dấu hiệu cảnh báo bạn nên đi khám tiêu hóa

– Ăn lâu tiêu, chán ăn:

Dù ăn rất ít nhưng nhiều người vẫn luôn cảm thấy đầy bụng và chẳng muốn ăn thêm. Nguyên nhân là do bị loạn khuẩn đường ruột, viêm loét dạ dày tá tràng hoặc nguy hiểm hơn là ung thư. Hiện tượng này kéo dài tất yếu sẽ dẫn đến sụt cân, mệt mỏi và nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.

Quy trình khám tiêu hóa

Thủ tục thăm khám, sàng lọc bệnh đường tiêu hóa bao gồm các bước sau:

– Bước 1: Thăm khám lâm sàng

Bệnh nhân sẽ được khám tổng quát nhiều vấn đề để đánh giá được sức khỏe cũng như tình trạng hiện tại của đường tiêu hóa. Chẳng hạn như:

  • Đo huyết áp, cân nặng
  • Xem xét màu da, mắt, mô
  • Quan sát bên ngoài bụng để nắm được kích thích, vị trí đau, âm thanh phát ra

Ngoài ra, bác sĩ cũng trao đổi về tiền sử bệnh, thực phẩm và thuốc mới sử dụng, số lần đi tiêu, thời điểm xuất hiện các cơn đau bụng, màu sắc phân… Đây sẽ là căn cứ để bác sĩ chỉ định nội soi, chụp x- quang, làm các xét nghiệm khác hoặc kê luôn đơn thuốc điều trị.

– Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng

Tùy theo bệnh lý mắc phải và chỉ định của bác sĩ, bạn có thể cần thực hiện một trong các xét nghiệm sau:

  • Chuẩn đoán hình ảnh: Chụp x- quang, siêu âm tổng quát ổ bụng, nội soi dạ dày, nội soi dạ dày
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra các thông số AST, ALT, BILLIRUBIN, GLUCOSE máu đói, HBSAG, ANTI HBS, ANTI HBC, UREA, CREATININE. Chúng được thực hiện nhằm đánh giá được chức năng gan, thận, đo lượng đường trong máu và tìm kháng nguyên virus viêm gan A, B, C.
  • Xét nghiệm phân tìm máu và vi khuẩn
  • Lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn HP dạ dày, ung thư thông qua nội soi
  • Tổng phân tích nước tiểu nhằm chuẩn đoán các bệnh lý ở gan và thận
quy trình khám tiêu hóa
Siêu âm bụng là một trong những kỹ thuật dùng để chẩn đoán bệnh tiêu hóa

– Bước 3: Nhận kết quả và tư vấn điều trị

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ chuyên khoa ra kết luận chính xác về dạng bệnh, mức độ, nguyên nhân gây bệnh và hướng điều trị.

Lưu ý khi đi khám tiêu hóa

  • Bệnh nhân nên đi khám vào buổi sáng, nhịn ăn để kết quả xét nghiệm được chính xác và nội soi thuận tiện.
  • Bệnh nhân có tiền sử bị hen suyễn, dị ứng thuốc, tim mạch, bà bầu, người nghi ngờ có thai nên thông báo cho bác sĩ biết trong quá trình khám lâm sàng.
  •  Tránh các thức ăn có màu xanh, đỏ, tím trong vòng vài ngày trước khi làm nội soi.
  • Mang theo đầy đủ các kết quả xét nghiệm, sổ sách thăm khám cũ ( nếu có ) để bác sĩ tiện theo dõi, chẩn đoán bệnh.

Trên đây là các vấn đề bạn cần biết khi đi khám tiêu hóa. Điều quan trọng bạn cần làm là tìm kiếm một địa chỉ chuyên khoa uy tín, có bác sĩ giỏi để việc thăm khám và điều trị mang lại kết quả tốt nhất.

>> Bạn đã biết chưa: 10 địa chỉ khám tiêu hóa tốt nhất tại TP HCM và Hà Nội

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 08:02 - 14/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:46 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Cách chữa đau bụng đi ngoài hiệu quả [Thuốc & Mẹo tại nhà]

Có nhiều cách cách chữa đau bụng đi ngoài như dùng thuốc hoặc áp dụng các mẹo tự nhiên để…

Thuốc dân tộc chữa bệnh trĩ cho NS Bình Xuyên Thăng trĩ Dưỡng huyết thang chữa trĩ – Bí quyết co búi trĩ TỰ NHIÊN từ YHCT

Bệnh trĩ luôn nằm trong TOP các bệnh lý gây đau đớn, phiền toái nhất với người bệnh. Vì thế…

Thuốc Meteospasmyl có công dụng điều trị các triệu chứng rối loạn chức năng ruột. Thuốc Meteospasmyl – Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc Meteospasmyl là thuốc dùng để điều trị các triệu chứng rối loạn chức năng ruột. Thuốc được bào chế…

Hình ảnh viêm loét đại tràng Viêm loét đại tràng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị tận gốc

Tỷ lệ người viêm loét đại tràng đang ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa phân biệt…

Ba giai đoạn chính của trĩ nội Bốn giai đoạn chính của trĩ nội – Bạn cần phải biết rõ

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn khác nhau theo từng mức độ. Tùy vào mức độ phát…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua