Điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc – Điều cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Thai ngoài tử cung là bệnh lý sản khoa ngoài ý muốn phụ nữ. Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị thai ngoài tử cung phổ biến là điều trị bằng thuốc và phẫu thuật. Trong đó, điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. 

Những điều cần biết về mang thai ngoài tử cung

Bình thường, khi trứng “chín” sẽ được buồng trứng giải phóng và di chuyển đến vòi trứng hoặc ống dẫn trứng. Lúc này, nếu trứng gặp tinh trùng sẽ xảy ra diễn ra quá trình thụ thai, ngược lại trường hợp không thụ tinh sẽ xảy ra giai đoạn hành kinh. Sau khi hoàn thành giai đoạn thụ tinh, phôi thai hình thành và di chuyển đến tử cung, lúc này phôi tiếp tục phát triển trong lòng tử cung cho đến khi đứa em bé ra đời. 

Điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng phôi thai nằm bên ngoài tử cung, có thể là vòi trứng, buồng trứng…

Tuy nhiên, khi trứng đã được thụ tinh nhưng lại không nằm trong tử cung, ngược lại làm tổ và phát triển bên ngoài buồng tử cung sẽ được gọi là hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Một số vị trí ngoài tử cung thai thường làm tổ như buồng trứng, vết sẹo do mổ thai cũ, ổ bụng… Theo một thống kê cho thấy có đến 95% thai làm tổ trong vòi trứng. 

Các chuyên gia đánh giá mang thai ngoài tử cung là bệnh lý rất nguy hiểm vì túi thai không được tử cung bảo vệ, dễ vỡ và dễ chảy máu ngược vào trong ổ bụng. Thực tế, phụ nữ mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ bầu lẫn em bé.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mang thai ngoài tử cung. Trong đó, một số nguyên nhân chủ yếu gây ra sự bất thường này là do:

  • Bị viêm vòi trứng do viêm nhiễm vùng chậu hoặc do nạo phá thai nhiều lần. 
  • Bị hẹp vòi trứng sau khi tạo hình vòi trứng. 
  • Trong lòng vòi trứng xuất hiện khối u hoặc bị khối u ngoài vòi trứng đè lên làm hẹp vòi trứng, vòi trứng bị co thắt nhiều lần. 

Phụ mang thai ngoài tử cung cũng sẽ xuất hiện những dấu hiệu mang thai thông thường như mất kinh, buồn nôn, căng tức ngực, đau bụng… Tuy nhiên, cơ thể của người phụ nữ cũng sẽ xuất hiện một số triệu chứng khác biệt như: đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo, đau nhức vai, tay chân bủn rủn, hoa mắt chóng mặt, toát nhiều mồ hôi, thậm chí là ngất xỉu…

Mang thai ngoài tử cung càng để lâu càng nguy hiểm, vì thai nhi ngày càng phát triển lớn hơn nhưng vị trí thai làm tổ lại không đủ khả năng chứa thai, dần dần khiến cho túi thai bị vỡ ra, dẫn đến chảy máu tràn ra khắp ổ bụng gây sảy thai, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ

Điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc có hiệu quả không?

Theo các chuyên gia, thai ngoài tử cung không thể phát triển bình thường, thậm chí nó còn gây hại cho sức khỏe và tính mạng của người mẹ. Vì vậy, việc điều trị mang thai ngoài tử cung càng sớm càng tốt là điều hết sức quan trọng. Hiện nay, có 2 phương pháp chủ yếu được dùng để điều trị thai ngoài tử cung gồm phẫu thuật (mổ hở và mổ nội soi) và dùng thuốc. 

Trong đó, điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc là phương pháp được áp dụng phổ biến vì đem lại hiệu quả cao, ít biến chứng và chi phí thấp hơn so với biện pháp phẫu thuật. Ưu điểm của phương pháp điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc nhằm giảm tối đa tỷ lệ phát sinh biến chứng (vỡ và chảy máu) hoặc khiến người mẹ mất mạng, ngăn ngừa tái phát và bảo tồn chức năng sinh sản. 

Điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc
Điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc là phương pháp hiệu quả, tránh các biến chứng phẫu thuật

Loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị mang thai ngoài tử cung là thuốc Methotrexate (MTX). Khi thuốc được dung nạp vào cơ thể sẽ phát huy công dụng thông qua cơ chế ngăn chặn sự phân chia của tế bào, khối thai sẽ được cơ thể hấp thu sau khoảng 4 – 6 tuần, làm chết thai và kết thúc thai kỳ nhưng vẫn đảm bảo ống dẫn trứng vẫn được bảo tồn chức năng. 

Tuy nhiên, phương pháp điều trị thai ngoài tử cung nội bằng phương pháp nội khoa cũng tồn tại một số nhược điểm như:

  • Thời gian theo dõi điều trị khá dài từ 2 – 6 tuần. Trong trường hợp điều trị thất bại, người bệnh phải sử dụng thêm liều thuốc khác (tối đa 3 liều). 
  • Sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, viêm loét dạ dày, chóng mặt, loét miệng, rụng tóc, nhạy cảm với ánh sáng, tiêu chảy, chán ăn…
  • Sau khi điều trị bằng thuốc xong cần thực hiện các biện pháp ngừa thai ít nhất trong vòng 3 tháng. 
  • Người bệnh phải thực hiện tái khám thường xuyên để theo dõi nồng độ βhCG cho đến khi chỉ số này âm tính. 

Điều trị nội khoa mang thai ngoài tử cung

Phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung có nhiều ưu điểm là vậy nhưng không phải người bệnh nào cũng có thể áp dụng được.

1. Chỉ định điều trị thai ngoài tử cung bằng Methotrexate đơn liều

  • Nồng độ βhCG < = 5000 mIU / ml.
  • Kích thước khối thai < 3 – 4 cm (qua siêu âm).
  • Huyết động học ổn định (không có choáng).
  • Không có phôi thai, tim thai trong khối thai ngoài tử cung (qua siêu âm).

2. Chỉ định điều trị Methotrexate đa liều

  • Nồng độ βhCG > 5.000 mIU / ml và < = 10.000 mIU / ml.
  • Kích thước khối thai < 5 cm (qua siêu âm).
  • Nồng độ βhCG > 5.000 mIU / ml và < = 10.000 mIU / ml.
  • Thai ngoài tử cung đoạn kẽ < 3cm.

Sử dụng Methotrexate đơn liều hay đa liều dưới dạng tiêm, nồng độ tùy thuộc vào diện tích da của bệnh nhân, liều dùng thông thường là 50mg. 

3. Chống chỉ định điều trị bằng thuốc

  • Huyết động học không ổn định (tiền choáng, có choáng) như nồng độ HA tụt, Hb/ Hct giảm, mạch đập nhanh, da dẻ xanh nhợt, cơ thể vã nhiều mồ hôi, buồn nôn, nôn…
  • Nghi ngờ có dấu hiệu bị vỡ vòi trứng: tăng tần suất và mức độ đau bụng, khi siêu âm thấy có dịch bên trong hơn 300ml hoặc có xuất hiện dịch bên trong ổ bụng. 
  • Những người mẹ đang có thêm thai bên trong tử cung hoặc phụ nữ đang cho con bú. 
  • Những người bị dị ứng hoặc không đáp ứng điều trị bằng thuốc Methotrexate
  • Có bệnh lý nội khoa như viêm loét dạ dày, suy thận, bệnh phổi, suy giảm hệ miễn dịch…
  • Kết quả xét nghiệm tiền hóa trị có vấn đề như (BC < 3000, tiểu cầu < 100.000, tăng men gan SGOT, SGPT > 100UI/L, rối loạn đông máu, tăng creatinine…)
  • ….
Điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc
Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm liên quan để đảm bảo đủ điều kiện thực hiện điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc

4. Một số xét nghiệm cần thực hiện trước khi điều trị bằng thuốc

Để đảm bảo người bệnh đáp ứng đầy đủ các tiêu chí điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc, sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm nhóm máu, huyết đồ, Rh
  • Đông máu toàn bộ
  • Kiểm tra chức năng gan, thận, xét nghiệm đường huyết
  • Chụp X quang tim phổi thẳng, điện tâm đồ…

5. Theo dõi điều trị nội khoa

Nhằm đảm bảo quá trình điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc đạt hiệu quả cao, người bệnh sẽ được theo dõi kỹ càng. Một số triệu chứng có thể gặp trong quá trình điều trị như sau:

  • Đau nhức: Khoảng 2 – 3 ngày sau khi tiêm thuốc, người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau bụng ngày càng tăng dần lên. Triệu chứng này được lý giải là do hiện tượng sảy thai hoặc do tụ máu trong vòi trứng gây căng giãn quá mức. Triệu chứng đau nhức sẽ giảm dần vào các ngày sau đó. Tuy nhiên, nếu cơn đau ngày càng tăng lên nên phải thực hiện khám lâm sàng, siêu âm, xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng huyết động học để xem có bị xuất huyết nội hay không. 
  • Nồng độ βhCG: Khi kiểm tra nếu thấy tăng nồng độ βhCGtrong ngày thứ 4 so với ngày đầu tiên cũng là điều bình thường. Thời gian để kiểm soát nồng độ βhCG < 15mUI/ml là 35 ngày, tối đa là 109 ngày. 
  • Đánh giá khối máu tụ: Một số thay đổi về khối máu tụ như:
    • 56% khối thai ngoài tử cung tăng kích thước sau khi điều trị MTX.
    • Khi siêu âm thấy khối cạnh tử cung dù βHCG < 5mUI/ml và mất đi sau khoảng 3 – 6 tháng. 

6. Một số lưu ý trong điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc

Trong quá trình điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc cần chú ý một số điều sau đây:

  • Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại để tránh nguy cơ gây ra vỡ ống dẫn trứng. 
  • Bắt buộc sử dụng các biện pháp tránh thai ít nhất trong vòng 3 tháng và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ nếu đang dự định có thai. 
  • Tránh sử dụng các loại thuốc kháng viêm như Ibuprofen hoặc Aspirin.
  • Không sử dụng các loại vitamin hoặc các loại thực phẩm chứa chất axit folic vì có thể làm giảm hiệu quả điều trị bằng Methotrexate. 
  • Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, chất kích thích vì có thể làm tăng nguy cơ khởi phát tác dụng phụ. 
  • Sau khi tiêm thuốc nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng 2 – 3 ngày. Vì tác dụng phụ của thuốc khiến da tăng nhạy cảm với ánh sáng. 
Điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc
Điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc cần lưu ý kiêng quan hệ tình dục, tránh ánh sáng mặt trời và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc là phương pháp tương đối hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh, đặc biệt là có thể tránh được cuộc phẫu thuật cũng như bảo tồn chức năng sinh sản của người phụ nữ. Biện pháp này hiện nay được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện chuyên khoa phụ sản, chị em nên tìm đến các cơ sở y tế đáng tin cậy nhằm đảm bảo kết quả điều trị hiệu quả, an toàn. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:39 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 23:22 - 05/06/2023
Chia sẻ:
Các loại que thử thai tốt nhất 2023 – Chính xác tuyệt đối

Lựa chọn que thử thai tốt và chất lượng sẽ đảm bảo mang lại kết quả chính xác đến 90%.…

dấu hiệu mang thai đôi Dấu hiệu mang thai đôi, ba…sớm nhất – Mẹ nên biết

Dấu hiệu mang thai đôi, ba... thường có nhiều điểm đặc trưng hơn so với những trường hợp mang thai…

Bà bầu ăn nha đam được không? (chè, sữa chua, nước...) Bà bầu ăn nha đam được không? (chè, sữa chua, nước…)

Nha đam ngoài tác dụng giải nhiệt, mát gan còn có hiệu quả cải thiện hoạt động tiêu hóa, nhuận…

Các món ăn tốt cho bà bầu – Con thêm khỏe, thông minh

Cá hồi áp chảo, vịt hầm hạt sen, cháo cá chép, canh rong biển... là các món ăn tốt cho…

Có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch do đâu? Có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch do đâu?

Có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch là một trong những vấn đề khiến đa số chị…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua