Dấu hiệu mang thai đôi, ba…sớm nhất – Mẹ nên biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Dấu hiệu mang thai đôi, ba… thường có nhiều điểm đặc trưng hơn so với những trường hợp mang thai đơn. Nữ giới chỉ cần quan sát kỹ những biểu hiện bất thường của cơ thể là có thể nhận ra. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin chính về tình trạng mang song thai hay đa thai.

dấu hiệu mang thai đôi
Tìm hiểu các dấu hiệu giúp mẹ bầu nhận biết mang thai đôi sớm nhất

Các dấu hiệu giúp nhận biết mang thai đôi sớm nhất

Hầu hết các trường hợp mang thai, mẹ bầu chỉ có 1 em bé ở trong bụng mà thôi. Tuy nhiên nếu là mang song thai thì sẽ có 2 em bé trong bụng mẹ. Ngoài ra mặc dù hiếm gặp hơn nhưng vẫn có một số mẹ bầu mang thai ba, thai bốn… Đây được gọi chung là các trường hợp đa thai.

Số liệu thống kê ghi nhận rằng, có đến 90% phụ nữ mang đa thai là song thai. Số còn lại là sinh ba, sinh tư hoặc có thể nhiều hơn. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc mang song thai bao gồm di truyền, quá trình dùng thuốc tránh thai, chế độ dinh dưỡng, độ tuổi…

Mang đa thai thường có nhiều đặc điểm khác hơn so với các trường hợp mang thai đơn. Dưới đây là một số dấu hiệu mang thai đôi, ba… giúp mẹ bầu phát hiện sớm:

1. Nồng độ hCG tăng cao

Sự thay đổi của nồng độ hCG trong máu và nước tiểu là một trong những dấu hiệu giúp nhận biết mang thai đôi hay đa thai. Thực tế cho thấy, chỉ số này ở phụ nữ mang đa thai thường lớn hơn nhiều so với những phụ nữ mang thai đơn.

Theo nhận định của các chuyên gia, hCG chính là 1 loại hormone được sản sinh từ nhau thai. Chính vì vậy, có càng nhiều nhau thai đang phát triển thì nồng độ hCG sẽ càng cao. Có thể nhận biết chỉ số này dựa vào xét nghiệm máu từ tuần thứ 2 của thai kỳ.

2. Tăng cân nhanh

Tăng cân nhanh cũng là một dấu hiệu nhận biết mang thai đôi hay đa thai khá đặc trưng. Việc mang cùng lúc 2 hoặc nhiều em bé khiến cơ thể của mẹ tăng cân nhanh là điều dễ hiểu. Đặc biệt là khi tuần thai tăng dần lên thì dấu hiệu này sẽ càng được thể hiện rõ ràng.

dấu hiệu mang thai đôi
Tăng cân nhanh là biểu hiện dễ hiểu khi mẹ bầu mang thai đôi hoặc đa thai

3. Ốm nghén nặng

Ốm nghén là tình trạng mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Nó biểu hiện bằng dấu hiệu buồn nôn, nôn ói khi ngửi thấy mùi lạ hay gặp vấn đề trong ăn uống.

Tuy nhiên, với những bà bầu mang thai đôi hay đa thai thì triệu chứng ốm nghén thường nặng hơn nhiều. Đặc biệt, thời gian nghén có thể kéo dài hơn. Cho đến khoảng giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 thì mới có xu hướng hạ nhiệt.

4. Khó thở, mệt mỏi

Khó thở là dấu hiệu rất phổ biến ở những mẹ bầu mang song thai cùng trứng. Bởi dịch ối có xu hướng tích tụ nhiều khiến cho không gian trong bụng bị thu hẹp. Điều này sẽ vô tình gây ảnh hưởng tới phổi và khiến mẹ bầu thường xuyên bị khó thở.

Sức nặng của bụng cùng với việc tăng cân nhanh khiến cho cơ thể mẹ bầu bị mệt mỏi rất nhiều. Ngoài ra mẹ bầu còn chịu nhiều áp lực từ việc bổ sung dưỡng chất hay chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Tình trạng mệt mỏi khi mang song thai hay đa thai thường kéo dài và nặng nề hơn với các trường hợp mang đơn thai.

5. Nhận biết dựa vào cảm giác

Nhiều mẹ bầu khi mang thai thường không gặp phải bất cứ một dấu hiệu cụ thể nào. Hay một số mẹ cũng có thể chỉ gặp các dấu hiệu mang thai thông thường như buồn nôn, chuột rút, cơ thể mệt mỏi…

Tuy nhiên mẹ bầu có thể tự cảm nhận sự tồn tại của nhiều hơn 1 em bé trong bụng dựa vào cảm giác. Bởi cảm giác của phụ nữ về cơ thể của mình thường tương đối nhạy bén. Nhưng không phải tất cả các trường hợp,  trực giác đều cho kết quả chính xác.

6. Một số dấu hiệu khác

Ngoài những dấu hiệu đề cập ở trên, mẹ bầu mang thai đôi hay đa thai có thể nhận thấy qua một số biểu hiện khác. Đa phần giống với các trường hợp mang đơn thai nhưng biểu hiện ở mức độ nặng hơn.

triệu chứng mang thai đôi
Tình trạng đau lưng khi mang thai đôi thường nặng hơn các trường hợp mang thai đơn

Cần chú ý đến một số dấu hiệu sau:

  • Bụng to vượt mức bình thường
  • Tăng huyết áp tâm trương
  • Gặp các vấn đề tiêu hóa
  • Khó ngủ, mất ngủ
  • Đau nhức lưng thường xuyên
  • Đau bụng dưới và đầu vú
  • Tim đập nhanh
  • Thường xuyên đi tiểu
  • Dễ mắc chứng trầm cảm

Phương pháp chẩn đoán song thai và đa thai

Một số dấu hiệu có thể giúp nhận biết mang thai đôi hay đa thai. Tuy nhiên chỉ dựa vào các dấu hiệu này sẽ không thể đưa ra kết luận chính xác.

Muốn đưa ra chẩn đoán xác định, mẹ bầu cần sớm thăm khám bác sĩ. Dưới đây là một số phương pháp giúp bác sĩ xác định mẹ bầu đang mang song thai hay đa thai:

– Khám lâm sàng:

Bác sĩ sản khoa sẽ dùng 1 ống nghe tim thai để xác định nhịp tim của em bé trong bụng mẹ. Cách này thường được áp dụng từ tuần 18 đến khoảng tuần 20 của thai kỳ.

Trong quá trình nghe tim thai, bác sĩ có sẽ sẽ phát hiện ra có hơn 1 nhịp tim. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm để xác định cụ thể trong bụng mẹ đang có sự tồn tại của bao nhiêu em bé.

– Siêu âm:

Đây là biện pháp thăm khám phổ biến nhất với bất cứ trường hợp mang thai nào. Đặc biệt để xác định chính xác mẹ bầu đang mang song thai hay đa thai không thì siêu âm chính là lựa chọn tốt. Quan sát hình ảnh hiển thị lên trên màn mình sẽ giúp bác sĩ phát hiện được mẹ có đang mang song thai hay đa thai không.

chẩn đoán mang thai đôi
Siêu âm là xét nghiệm hình ảnh có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng mang thai đôi hay đa thai

– Chụp cộng hưởng từ:

Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp bác sĩ còn nghi ngờ về kết quả siêu âm. Chụp MRI trong tam cá nguyệt thứ nhất vẫn sẽ đảm bảo được sự an toàn cho thai nhi. Cần trao đổi với bác sĩ về những tác dụng phụ có thể gặp phải để cân nhắc xem có nên áp dụng phương pháp này hay không.

Một số rủi ro có thể gặp khi mang thai đôi

Mang thai đôi không phải là tình trạng hiếm gặp. Bên cạnh niềm vui tuyệt vời bởi sự xuất hiện của những thiên thần thì các mẹ bầu cũng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề trở ngại trong thai kỳ.

Đặc biệt, với các trường hợp mang thai đôi, đa thai thì biến chứng rất dễ phát sinh. Dưới đây là một số biến chứng mà các mẹ bầu có thể gặp:

1. Sinh non

Sinh non đặc trưng bởi tình trạng chuyển dạ diễn ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. thông thường, thời gian mang thai có xu hướng giảm dần nếu bạn mang song thai hay đa thai.

Hầu hết các trường hợp, mang thai đơn thì thai kỳ kéo dài 39 tuần, thai đôi là 36 tuần, thai ba là 32 tuần, thai bốn là 30 tuần và thai năm là 29 tuần. Số liệu sống kê cho thấy, có khoảng 60% cặp song sinh là sinh non. Còn đối với sinh ba thì tỷ lệ sinh non lên đến 90%.

2. Thai nhẹ cân

Những em bé sinh non thường sẽ bị nhẹ cân. Cơ thể cũng như các hệ thống cơ quan của trẻ vẫn chưa được phát triển đầy đủ. Chính vì vậy, việc chăm sóc bé sinh non thường sẽ khó khăn hơn.

Ngoài ra, trẻ sinh thiếu cân còn có nguy cơ gặp phải các vấn đề dài hạn. Ví dụ như trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, giảm thị lực, thính lực hay bại não. Trường hợp trẻ sinh ra trước 28 tuần thì sẽ càng dễ bị tổn thương hơn, cần được chăm sóc đặc biệt.

3. Tiền sản giật

Tiền sản giật cũng là một trong những rủi ro thường gặp khi mang thai đôi hay đa thai. Các chuyên gia cho biết mang thai đôi khiến nguy cơ bị tiền sản giật cao gấp đôi so với thai đơn. Nguyên nhân thường bắt nguồn từ vấn đề trọng lượng của nhau thai tăng lên.

rủi ro khi mang song thai
Những mẹ bầu mang thai đôi hay đa thai sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn

Tình trạng này có thể gây ra rất nhiều triệu chứng. Điển hình như cao huyết áp, phù chân, mắt cá, tay và mặt, nhức đầu, nồng độ protein niệu cao, mệt mỏi, đau bụng… Ngoài ra, bà bầu cũng rất dễ bị bầm tím, không chịu được ánh sáng mạnh…

4. Tiểu đường thai kỳ

Các chuyên gia cho biết, phụ nữ mang song thai hay đa thai thường dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hơn. Đây có thể là kết quả của sự phát triển nhau thai làm tăng sức đề kháng với insulin. Thêm vào đó là sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ.

Mẹ mắc tiểu đường thai kỳ thì thai nhi có thể phát triển quá lớn. Điều này rất dễ làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng khi sinh nở. Mẹ bầu thường sẽ phải sinh mổ. Hơn nữa bé cũng dễ gặp các vấn đề hô hấp hay bị hạ đường huyết ngay sau sinh.

5. Các rủi ro khác

Ngoài những biến chứng thường gặp được đề cập ở trên thì phụ nữ mang song thai hay đa thai còn có thể gặp phải các vấn đề rủi ro khác. Phải kể đến như:

  • Nhau bong non
  • Hư thai
  • Hội chứng truyền máu song thai
  • Hội chứng thai chậm phát triển trong tử cung
  • Có khả năng phải sinh mổ

Mẹ bầu cần làm gì khi mang thai đôi trở lên

Việc mang song thai hay đa thai thường dễ gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Ngoài ra, vấn đề chăm sóc sức khỏe thai kỳ cũng sẽ trở nên khó khăn hơn.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh khi mang song thai hoặc đa thai, mẹ bầu cần chú ý đến một số vấn đề sau:

1. Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ là vấn đề mà mỗi mẹ bầu cần chú ý tuân thủ. Kể cả mang đơn thai, song thai hay đa thai thì việc thăm khám cũng đều rất cần thiết.

Tuy nhiên với trường hợp mang song thai hoặc đa thai thì lịch khám thai của mẹ thường sẽ dày đặc hơn. Thăm khám thường xuyên giúp kiểm soát tốt sức khỏe thai kỳ. Hơn nữa còn giúp phát hiện sớm nếu có sự phát sinh của các vấn đề rủi ro.

chăm sóc sức khỏe thai kỳ
Thăm khám thai định kỳ là cách tốt nhất giúp mẹ bầu kiểm soát sức khỏe thai kỳ

Khi thăm khám, mẹ bầu nên chia sẻ với bác sĩ về tất cả những vấn đề mà mình gặp phải. Kể cả các vấn đề cảm xúc hay những triệu chứng, dấu hiệu bất thường trong thai kỳ. Và cần đặc biệt chú ý lựa chọn cơ sở khám thai đảm bảo uy tín và chất lượng.

2. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe thai kỳ. Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ mang bầu nên bổ sung thêm khoảng 300 calo mỗi ngày cho 1 thai nhi. Tức là cần thêm 600 calo nếu mẹ mang song thai và 900 calo nếu mẹ mang thai ba.

Thực tế cho thấy, chế độ ăn uống đáp ứng đủ calo với đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh, cứng cỏi và đủ tháng. Các mẹ cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Mẹ bầu cần  cân bằng chế độ ăn uống. Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm từ 4 nhóm dưỡng chất. Bao gồm chất đạm, đường – tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Lên bảng kế hoạch thời gian cụ thể cho các bữa ăn chính và ăn nhẹ. Điều này sẽ giúp mẹ bầu cân bằng được hàm lượng dưỡng chất nạp vào cho thai nhi.
  • Sữa ít béo, sữa chua và phomat rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Bởi sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng và calo rất hữu ích với sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu hãy đảm bảo rằng mình đang uống đủ sữa mỗi ngày.
  • Thêm vào thực đơn nhiều trái cây, rau xanh, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt. Một số loại trái cây rất tốt cho bà bầu gồm bơ, dâu tây, nho chín, trái cây có múi…
  • Hãy luôn mang theo đồ ăn vặt bên mình. Ví dụ như trái cây khô, các loại hạt hay bánh giòn làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Đây đều là những món ăn rất tốt cho bà bầu. Đồng thời chúng còn cung cấp nhiều calo cho mẹ bầu mang thai đôi hay đa thai.
  • Đảm bảo duy trì lượng nước đầy đủ cho cơ thể. Mẹ bầu cần đáp ứng đủ nhu cầu về nước trong suốt thai kỳ.
  • Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu khi mang thai sẽ tăng cao. Trong đó, mẹ bầu mang thai đôi hay đa thai còn cần bổ sung nhiều hơn nữa chất sắt và axit folic Đặc biệt là vấn đề bổ sung sắt cho bà bầu là cực kỳ quan trọng. Do đó mẹ nên đi thăm khám bác sỹ thường xuyên để được đảm bảo là mình đang nạp đủ dinh dưỡng cần thiết.
cần làm gì khi mang thai đôi
Mẹ bầu cần đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất khi mang thai đôi hay đa thai

3. Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Trong thời kỳ mang thai, sức khỏe tinh thần và cảm xúc của mẹ bầu bị ảnh hưởng rất nhiều. Đặc biệt với các trường hợp mang song thai hay đa thai thì áp lực sẽ tăng lên. Thêm vào đó là những thay đổi bên trong cơ thể khiến các mẹ luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, lo lắng.

Tinh thần và cảm xúc của mẹ là yếu tố chi phối rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi còn đang trong bụng. Nhất là khi mang bầu song thai hoặc đa thai. Vì vậy, các mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần.

Dưới đây là một số giải pháp có thể giúp ích:

  • Chia sẻ cảm xúc và áp lực khi mang bầu với chồng hay người thân.
  • Lựa chọn các bài tập yoga hay đi bộ nhẹ nhàng để vận động mỗi ngày.
  • Đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền, tắm nước ấm… cũng là những giải pháp tốt khi bị căng thẳng.
  • Cố gắng để đầu óc thoải mái, luôn suy nghĩ đến những vấn đề tích cực.
  • Trường hợp bị lo lắng, căng thẳng quá mức thì nên thăm khám để được bác sĩ giúp đỡ.

Bài viết đã chia sẻ các dấu hiệu mang thai đôi, thai ba… giúp mẹ dễ dàng nhận biết. Hơn nữa còn hướng dẫn các giải pháp giúp chăm sóc sức khỏe thai kỳ trong trường hợp này. Thăm khám thai thường xuyên là vấn đề được khuyến nghị giúp kiểm soát sức khỏe cho mẹ và bé. Đồng thời dự phòng các vấn đề rủi ro phát sinh.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 07:00 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 23:19 - 05/06/2023
Chia sẻ:
Mổ nội soi thai ngoài tử cung Mổ nội soi thai ngoài tử cung và thông tin cần biết

Mổ nội soi thai ngoài tử cung là một trong những kỹ thuật điều trị thai ngoài tử cung chưa…

Mẹ bầu bị nghẹt mũi kéo dài và kèm các triệu chứng khác có thể ảnh hưởng đến thai nhi Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu bị nghẹt mũi - tình trạng tưởng bình thường nhưng nếu kéo dài có thể ảnh hưởng rất…

Mới có thai không nên ăn gì và cần bổ sung gì? Mới có thai không nên ăn gì và cần bổ sung gì?

Khi mới có thai, thai kỳ của mẹ bầu cần được bổ sung những nguồn dinh dưỡng quan trọng để…

Bà bầu kiêng ăn gì? Những món tuyệt đối tránh khi mang thai

Khi mang thai, chị em phụ nữ được khuyên nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để bổ…

Sau sinh nên ăn gì? Đây là những loại thực phẩm tốt cho cả mẹ và bé

Sau khi sinh con, chế độ dinh dưỡng của người mẹ là rất quan trọng. Chế độ ăn uống hợp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua