Ngứa Vùng Kín Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối Phải Làm Sao?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối là hậu quả của việc vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc do rối loạn nội tiết trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài kèm theo một số biểu hiện khó chịu khác thì chị em nên thận trọng đi khám vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa cần được điều trị.

Triệu chứng ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối

Ngứa vùng kín là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Cơn ngứa thường xuất hiện ở khu vực lông mu, 2 bên kẽ háng, cửa mình hay hậu môn. 

ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối
Ngứa vùng kín là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối

Hầu hết các trường hợp, cơn ngứa chỉ xuất hiện thoáng qua. Nhưng đôi khi, tình trạng ngứa vùng kín xuất hiện thường xuyên, liên tục cả ngày lẫn đêm. Chị em có thể bị ngứa râm ran hoặc ngứa ngáy dữ dội. Một số trường hợp còn kèm theo một trong các dấu hiệu sau:

  • Có cảm giác châm chích trong da
  • Đau rát ở vùng kín
  • Nổi mẩn, rôm sảy, mụn nước hay mụn mủ
  • Vùng kín xuất hiện nhiều vết lằn giống như sẹo
  • Ra nhiều khí hư, huyết trắng
  • Vùng kín ẩm ướt, có mùi hôi

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng trên, bà bầu nên tích cực tìm hiểu nguyên nhân để có hướng xử lý đúng đắn, kịp thời.

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối

BS Ngô Thị Hằng (Chuyên gia phụ khoa tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Cố vấn y khoa đài PTTH Hà Nội) cho biết, hiện tượng ngứa vùng kín ở phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ 3 có thể do một hoặc nhiều yếu tố tác động. Điển hình nhất phải kể đến những yếu tố sau:

Các nguyên nhân thông thường:

  • Rạn da:

Càng về những tháng cuối của thai kỳ, cân nặng của người mẹ tăng cộng với sự phát triển của thai nhi khiến cho làn da của mẹ bầu bị rạn nứt ở nhiều nơi, da ở vùng kín cũng không ngoại lệ. 

Làn da ở các khu vực háng, mông và lông mu bị căng giãn quá mức nên sinh cảm giác ngứa râm ran, xuất hiện các lằn da màu hồng hay nâu đỏ trông như vết sẹo. Hiện tượng này có thể gặp ở 20% thai phụ.

  • Thay đổi nội tiết:

Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cho phụ nữ bị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối. Sự thay đổi nội tiết có thể gây mất cân bằng nồng độ PH trong âm đạo, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công vào vùng kín gây ngứa ngáy, viêm nhiễm.

  • Do tăng sinh mạch máu ngoài da khi có thai:

Hiện tượng này thường xảy ra ở phụ nữ mang thai để đáp ứng cho nhu cầu chuyển hóa cơ bản. Tuy nhiên sự thay đổi này khiến làn da của bà bầu trở nên nhạy cảm, dễ bị kích ứng, ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là ở vùng bẹn và lông mu.

  • Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh:

Khi mang thai, các tuyến mồ hôi ở các khu vực như dưới háng, môi lớn cũng hoạt động mạnh hơn do ảnh hưởng của rối loạn nội tiết. Vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công gây rôm sảy, nổi mẩn ngứa.

  • Vùng kín không được vệ sinh đúng cách và sạch sẽ:

Không vệ sinh vùng kín thường xuyên, dùng sữa tắm hay các dung dịch chứa chất tẩy mạnh để rửa vùng kín có thể khiến “cô bé” bị nhiễm khuẩn, kích ứng. Cảm giác ngứa ngáy là điều không thể tránh khỏi.

  • Thiếu vitamin B12:

Bà bầu thiếu vitamin B12 có thể bị ngứa vùng kín và nhiều khu vực da khác trên cơ thể. Các triệu chứng khác có thể gặp bao gồm: Chóng mặt, mệt mỏi, khó thở, tê bì tay chân, da tái nhợt, viêm lưỡi, táo bón, chán ăn, giảm thị lực…

Các triệu chứng trên rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Vì vậy, cần tiến hành thăm khám, làm xét nghiệm công thức máu để chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây ngứa da.

Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối do bệnh lý:

Bên cạnh các nguyên nhân thông thường, hiện tượng ngứa vùng kín ở bà bầu trong 3 tháng cuối còn là dấu hiệu cho thấy chị em đang mắc các bệnh lý như:

  • Viêm nang lông vùng kín:

Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 4 trở nên có nguy cơ bị bệnh viêm nang lông vùng kín hơn cả, đặc biệt là ở khu vực có lông. Nguyên nhân là do hiện tượng tăng tiết mồ hôi hoặc khâu vệ sinh vùng kín không được chú trọng đúng mực. 

nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối
Bệnh viêm nang lông có thể gây ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối

Ngoài cảm giác ngứa ngáy, bệnh viêm nang lông vùng kín ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối còn có các dấu hiệu khác như: Nổi mụn đỏ hoặc mụn mủ xung quanh chân lông, đau rát da, vùng kín ẩm ướt do mụn bị vỡ, tiết dịch.

  • Viêm âm đạo:

Bệnh viêm âm đạo cũng là thủ phạm phổ biến gây ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối. Bệnh khởi phát khi có vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng tấn công vào da và gây viêm nhiễm, ngứa vùng kín.

Cơn ngứa do viêm âm đạo gây ra thường có khuynh hướng kéo dài, ngứa cả ngày lẫn đêm. Quan sát bên ngoài vùng kín thấy sưng đỏ, nổi mụn nhỏ li ti, ra nhiều huyết trắng và khí hư kèm theo mùi hôi khó chịu.

  • Viêm đường tiết niệu:

Vi khuẩn E.Coli là thủ phạm chính gây viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai. Không chỉ gây ra những triệu chứng bất thường trong hoạt động tiểu tiện, vi khuẩn còn ảnh hưởng đến cả vùng kín khiến bà bầu bị ngứa ngáy, đau rát.

  • Bệnh rậm mu:

Bệnh do ký sinh trùng Pthirus pubis gây ra và có khả năng lây truyền qua đường tình dục. Loại côn trùng này sống ký sinh trên các sợi lông hoặc đào hầm dưới da hút máu người để sống. Chất thải do chúng tiết ra có thể gây kích ứng, phồng rộp và ngứa da ở vùng kín.

  • Bệnh truyền nhiễm qua quan hệ tình dục: 

Bao gồm các bệnh lý như lậu, giang mai hay Chlamydia. Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối cũng có thể mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục do có tiền sử bị bệnh từ trước đó hoặc mới bị lây nhiễm từ bạn tình. 

Bà bầu nên thận trọng khi thấy các dấu hiệu như ngứa rát vùng kín, sưng đỏ âm hộ, ra nhiều huyết trắng màu đục, đau buốt khi đi tiểu, đau hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục.

  • Bệnh trĩ

Phụ nữ mang thai rất dễ bị trĩ. Ở giai đoạn nặng, búi trĩ sưng to và sa ra ngoài gây đau đớn, chảy máu khi đi cầu, đồng thời tiết ra nhiều chất nhầy khiến cho hậu môn và vùng kín bị ngứa.

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối. Việc tự chẩn đoán và chữa trị tại nhà có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong bụng.

Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Cơn ngứa vùng kín diễn ra thường xuyên sẽ khiến chị em không tránh khỏi cảm giác khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt cũng như mất tập trung khi làm việc. 

Nghiêm trọng hơn, nếu chị em bị ngứa do các bệnh lý ở vùng kín mà không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ ngày càng nặng hơn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Chị em còn có nguy cơ bị xảy thai, sinh non cao.

Ngoài ra, nếu tới ngày sinh mà bệnh vẫn chưa được giải quyết triệt để, trẻ có thể bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn khi được sinh qua âm đạo.

Bị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối phải làm sao?

Việc lựa chọn phương pháp điều trị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối cần phải thận trọng bởi bất cứ sai lầm nào cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến em bé trong bụng. Nếu tình trạng không quá nghiêm trọng, bà bầu có thể thử một số biện pháp khắc phục tự nhiên dưới đây để đảm bảo an toàn:

Chăm sóc vùng kín đúng cách

Để ngăn ngừa và chống lại hiện tượng ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối, việc vệ sinh khu vực ảnh hưởng đúng cách là điều cần thiết.

ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối phải làm sao
Vệ sinh vùng kín đúng cách giúp giảm ngứa khi mang thai 3 tháng cuối

Khi rửa vùng kín, bà bầu không nên dùng nước quá nóng hoặc sử dụng các loại xà phòng có tính tẩy mạnh. Thay vào đó, hãy sử dụng nước lạnh, nước ấm hoặc các sản phẩm dịu nhẹ để rửa vùng kín mỗi ngày khoảng 3 lần.

Tránh thụt rửa vào sâu bên trong hoặc kỳ cọ mạnh làm khu vực tam giác vàng bị tổn thương, trầy xước và nhiễm trùng. Ngoài ra, chú ý rửa vùng kín từ trước ra sau hậu môn để ngăn không cho vi khuẩn có cơ hội tấn công vào âm đạo.

Sử dụng kem dưỡng ẩm

Nếu bị ngứa vùng kín khi mang thai ở những tháng cuối do rạn da hoặc khô da, sử dụng kem dưỡng ẩm có thể hữu ích.

Chị em nên lựa chọn các sản phẩm chứa thành phần dưỡng ẩm thiên nhiên như mật ong, nha đam, dầu ô liu.. để cân bằng độ ẩm cho da, ngăn chặn sự phát triển của các vết rạn. Nhờ đó mà tình trạng ngứa cũng được cải thiện đáng kể.

Hiện nay, trên thị trường cũng có nhiều sản phẩm kem chống rạn da dành cho bà bầu được bổ sung hàm lượng chất dưỡng ẩm cao. Bà bầu có thể tìm mua các sản phẩm uy tín về dùng.

Áp dụng mẹo dân gian chữa ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối

Dân gian có nhiều mẹo chữa ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối. Chúng đều sử dụng các nguyên liệu tự nhiên nên rất an toàn, mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng.

  • Dùng lá trầu không:

Lấy 1 nắm lá trầu tươi rửa sạch, ngâm nước muối. Sau đó vò nhẹ cho hơi nát rồi nấu với 1 lít nước. Phụ nữ mang thai dùng nước lá trầu xông vùng kín mỗi tuần 3 – 4 lần có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng phụ khoa.

  • Rửa vùng kín bằng nước chè xanh

 Hoạt chất EGCG được tìm thấy trong lá chè xanh có thể giúp giảm ngứa vùng kín cho bà bầu trong 3 tháng cuối bằng cách kháng khuẩn, chống oxy hóa và bảo vệ các tế bào da ở khu vực tam giác vàng. 

trà xanh chữa ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối
Nước trà xanh có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối

Mẹ chỉ cần lấy nước chè xanh đem rửa chỗ ngứa 2 – 3 lần trong ngày. Lưu ý không nên nấu nước chè quá đặc và đừng quên rửa lại vùng kín bằng nước sạch.

  • Mẹo trị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối bằng nước muối loãng

Nước muối hoạt động như một chất sát khuẩn ngoài da. Bà bầu có thể dùng nước muối pha loãng rửa vùng kín để giảm ngứa. Tuy nhiên đừng quá lạm dụng bởi rửa nước muối quá nhiều có thể làm khô da và mất cân bằng môi trường vi khuẩn trong âm đạo. Tốt nhất chúng ta chỉ nên dùng nước muối pha loãng theo tỷ lệ 9g muối : 1 lít nước để vệ sinh vùng kín 2 – 3 lần trong tuần.

Ngoài ra, bà bầu cũng có thể mua muối vệ sinh phụ nữ Natri bicarbonat có bán sẵn tại các cửa hiệu thuốc tây về pha và sử dụng theo đúng hướng dẫn.

Thuốc Đông y điều trị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối

Hiện tại, có rất nhiều bài thuốc Đông y có thể được sử dụng cho chị em phụ nữ bị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối. Trong số đó, bài thuốc Diệp Phụ Khang của Thuốc dân tộc được tin tưởng sử dụng nhiều nhất. Theo đánh giá của nhiều bệnh nhân cũng như các chuyên gia YHCT, Diệp Phụ Khang có nhiều đặc điểm phù hợp giúp điều trị cho những bệnh nhân trong trường hợp này.

DIỆP PHỤ KHANG – Giải pháp AN TOÀN, HIỆU QUẢ cho phụ nữ ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối

Diệp Phụ Khang là một trong những giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa được nhiều người quan tâm. Đây là thành tựu của Ths.Bs Đỗ Thanh Hà cùng đội ngũ chuyên gia Thuốc dân tộc thực hiện, dựa trên thành tựu “Ứng dụng YHCT vào điều trị bệnh lý sản phụ khoa” kết hợp với nhiều công thức được thừa kế từ cuốn “Phụ đạo xán nhiên” của Hải thượng Lãn ông – Lê Hữu Trác. Bài thuốc đã nhận được rất nhiều đánh giá tích cực, nhận xét khách quan từ các chuyên gia YHCT nhiều kinh nghiệm.

Theo đánh giá của TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội BV YHCT Trung ương, Diệp Phụ Khang là bài thuốc điều trị theo hướng YHCT biện chứng, có tính AN TOÀN cao, phù hợp với những bệnh nhân ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối. Bác sĩ lý giải: 

“Tôi đã từng có vinh dự được chứng kiến quy trình sản xuất bài thuốc Diệp Phụ Khang và cảm thấy đây thực sự là sự đầu tư tuyệt vời của đội ngũ Thuốc dân tộc. Thành phần của thuốc được chiết xuất tự nhiên từ 100% thảo dược, trong đó có tới 90% là các loại lá cây có dược tính cao. Sau đó, để đảm bảo tính an toàn, chất lượng thuốc, những thảo dược này còn được đưa vào quy trình xử lý khép kín tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP – WHO. Vì vậy, sự an toàn, lành tính ở đây là không thể phủ nhận.”

Thành phần chuẩn sạch, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh

Nhắc đến thành phần TINH CHẤT DIỆP LỤC của bài thuốc Diệp Phụ Khang chữa bệnh Phụ khoa, có rất nhiều ý kiến khác. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện YHCT Trung ương, tinh chất diệp lục được dùng trong bài thuốc Diệp Phụ Khang không chỉ đem lại sự an toàn trong điều trị mà còn cho hiệu quả tốt hơn nhiều việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc đặt cho phụ nữ ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối.

Tinh chất này chứa nhiều khoáng chất, chất chống viêm, chất chống oxy hóa, vitamin,… có thể loại bỏ các tác nhân gây viêm ngứa và từ đó cải thiện chứng ngứa vùng kín hiệu quả. Đồng thời, chúng giúp nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên, phòng ngừa bệnh lý Phụ khoa trong thời gian “nhạy cảm”, giúp chị em có thể yên tâm hơn.

Đối với cơ chế điều trị của bài thuốc này, bác sĩ Lê Phương – Nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Hà Đông chia sẻ: 

“Diệp Phụ Khang là bài thuốc có cơ chế điều trị đặc biệt nhất mà tôi từng biết. Là một bài thuốc thực hiện theo phương pháp YHCT biện chứng, căn cứ vào kết quả thăm khám của người bệnh để tác động lên căn nguyên, điều trị bệnh, thuốc được chia thành 3 chế phẩm: Thuốc uống, viên đặt và giải độc hoàn. Các chế phẩm này được tính toán kỹ lưỡng về thành phần và tỷ lệ, đem đến cho người bệnh một bài thuốc điều trị chuyên sâu, loại bỏ từ gốc tới ngọn của vấn đề.

Những chế phẩm đặc trị và thành phần được đưa vào bài thuốc Diệp Phụ Khang chữa u xơ tử cung

Kết hợp với việc điều trị theo 3 TẦNG độc đáo, tôi thực sự đánh giá cao hiệu quả tác động vào các bệnh gây viêm ngứa Phụ khoa của bài thuốc này. Các tầng điều trị tương ứng với từng giai đoạn, triệu chứng viêm ngứa sẽ được cải thiện thấy rõ từ 15-20 ngày.”

Lộ trình cụ thể điều trị bệnh Phụ khoa với Diệp Phụ Khang

Diệp Phụ Khang ngoài được các chuyên gia đánh giá cao còn được người bệnh tin dùng. Đối với các vấn đề gây ngứa vùng kín, các vấn đề về viêm nhiễm Phụ khoa, bài thuốc đã điều trị thành công cho hơn 10.786 phụ nữ với lộ trình như sau:

Viêm âm đạo, khí hư với 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (từ 7 – 10 ngày): Giảm ngứa rõ rệt, giảm khí hư, không còn mùi hôi, tanh
  • Giai đoạn 2 ( từ 10 – 15 ngày): Hết ngứa hoàn toàn, độ pH cân bằng ở 3,8 – 4.5
  • Giai đoạn 3 (15– 25 ngày): Cân bằng nội tiết, ăn ngủ tốt, đời sống tình dục được cải thiện rõ rệt.

XEM THÊM: Phản hồi của bệnh nhân về bài thuốc Diệp Phụ Khang chữa viêm Phụ khoa, liệu có hiệu quả?

Bài thuốc Diệp Phụ Khang chữa bệnh Phụ khoa đã giúp HÀNG NGÀN phụ nữ thoát khỏi các vấn đề Phụ khoa

Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung với 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Giảm tiết dịch, dọn sạch tổn thương
  • Giai đoạn 2: Chống viêm (khi mặt loét chỉ còn viêm đỏ)
  • Giai đoạn 3: Tái tạo tổ chức
  • Giai đoạn 4: Cân bằng nội tiết, cải thiện sức khỏe sinh sản, nâng cao đời sống tình dục

VIDEO: Bệnh nhân phản hồi về quá trình điều trị viêm Phụ khoa tại Thuốc dân tộc

Nhận được nhiều sự ủng hộ, phương pháp điều trị của Thuốc dân tộc nhanh chóng được báo chí, truyền thông biết tới, quan tâm. Sau khi kiểm chứng, nhiều trang báo, trang tin đã đưa tin giới thiệu về bài thuốc cũng như cách điều trị bệnh Phụ khoa của bác sĩ Đỗ Thanh Hà. 

BÁO CHÍ NÓI VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CỦA BS HÀ

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà cùng những chia sẻ về điều trị viêm Phụ khoa hiệu quả trên VTV2
Không còn lo ngại bệnh viêm ngứa với giải pháp đặc biệt từ chuyên gia hơn 40 năm kinh nghiệm

Trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” VTV2, bác sĩ Hà cũng được mời đến và đã có những chia sẻ chi tiết nhất về bài thuốc, cách thức tác động của Diệp Phụ Khang. Xem chi tiết chương trình TẠI ĐÂY!

Để được hướng dẫn cũng như có thêm những thông tin cụ thể, bạn đọc hãy CLICK NGAY!

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt giảm ngứa vùng kín cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối

Điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt cho hợp lý và lựa chọn các thực phẩm có lợi là cách đơn giản để chữa ngứa vùng kín cho bà bầu ở tam cá nguyệt thứ 3. 

Trong sinh hoạt hàng ngày:

  • Ngủ đủ giấc, không thức quá khuya hoặc để thần kinh căng thẳng quá mức khiến nội tiết tố bị rối loạn
  • Tránh mặc quần áo, đặc biệt là quần lót khi chưa khô hẳn
  • Không tắm bằng nước quá nóng. Sau khi tắm xong, chị em cũng cần lau khô người trước khi mặc quần áo.
  • Sử dụng trang phục có kích cỡ vừa vặn, không bó sát, chất liệu thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Tránh ngồi một chỗ quá lâu khi ở nơi nóng nực khiến cho vùng kín đổ nhiều mồ hôi và ngứa ngáy.
  • Cạo lông vùng kín đúng cách với các dụng cụ hợp vệ sinh

Trong ăn uống:

  • Ăn sữa chua mỗi ngày 1 – 2 hũ để bổ sung vi khuẩn có lợi nhằm ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ giúp cơ thể có chống đỡ tốt hơn với các tác nhân gây bệnh ở vùng kín.
  • Thêm trái cây và rau xanh vào khẩu phần ăn 
  • Sử dụng các thực phẩm có thể giúp kháng viêm, giảm ngứa một cách tự nhiên như tỏi, nghệ, dầu ô liu, các loại cá béo.
  • Uống nhiều nước để hạn chế tình trạng khô da, rạn da ở vùng kín và thải độc  cho cơ thể.
  • Cắt giảm đường, đồ ngọt, chất béo, gia vị cay và các thức ăn chế biến sẵn trong bữa ăn
  • Hạn chế các thực phẩm có thể khiến cơn ngứa trở nên nghiêm trọng như hải sản, tôm, cua, thịt đỏ hoặc bất cứ thực phẩm nào từng khiến bà bầu bị dị ứng.

Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối có nên dùng thuốc không?

Việc dùng thuốc trị ngứa vùng kín sẽ được xem xét nếu bà bầu không đáp ứng được với các biện pháp chữa trị tại nhà hoặc bị ngứa vùng kín kéo dài, ngứa do mắc bệnh phụ khoa.

Tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc điều trị tại chỗ dạng kem, viên đạn đặt âm đạo như: Thuốc chống nấm, thuốc kháng sinh hay thuốc giảm ngứa… Hiếm khi các thuốc đường uống được chỉ định vì chúng có tác dụng toàn thân nên tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với thai nhi.

Để đảm bảo an toàn, bà bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối cần luôn nhớ dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, cần tái khám thường xuyên để điều trị bệnh đứt điểm trước ngày sinh.

Để được khám và tư vấn sức khỏe kịp thời, độc giả có thể liên hệ thông tin sau:

THUỐC DÂN TỘC

Bạn có thể tham khảo thêm:

Ngày đăng 09:25 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:35 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
Bị ngứa vùng háng ở nam do bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị

Bị ngứa vùng háng ở nam có thể là do bệnh rận mu, nấm vùng kín hoặc do viêm bao…

Bị ngứa 2 bên mép vùng kín: Nguyên nhân và cách trị dứt điểm

Ngứa 2 bên mép vùng kín là tình trạng mà rất nhiều chị em gặp phải. Tình trạng này gây…

Dị ứng thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra ngứa, rát khi sử dụng thuốc đặt phụ khoa Đặt Thuốc Phụ Khoa Bị Ngứa, Rát: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Đặt thuốc phụ khoa bị ngứa, rát là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em. Nếu không xác định…

Ngứa Vùng Kín Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối Phải Làm Sao?

Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối là hậu quả của việc vệ sinh vùng kín không đúng…

ngứa cửa mình Bị ngứa cửa mình là bệnh gì? Cách chữa khỏi đơn giản

Ngứa cửa mình là tình trạng dễ kích hoạt, có thể chỉ là do vùng háng đổ nhiều mồ hôi…

Bình luận (1)

  1. Phạm thị diễm lệ
    Phạm thị diễm lệ says: Trả lời

    Chào bác sĩ e bi ngứa vùng kín ở tuần 31 có ra dịch trắng giờ e đạt thuốc có anhtlr hưởng đến thai ko ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua