Đau Dạ Dày Có Ăn Được Đu Đủ (Xanh + Chín) Không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau dạ dày có ăn được đu đủ không và nên ăn loại chín hay xanh là những thắc mắc của rất nhiều người. Theo các chuyên gia, người bệnh đau dạ dày nên ăn đu đủ để đem lại những lợi ích hỗ trợ điều trị bệnh tích cực. Bởi loại quả này có chứa nhiều dưỡng chất có lợi tốt cho hệ tiêu hóa. 

Đau dạ dày có ăn được đu đủ không?
Đau dạ dày có ăn được đu đủ không và nên ăn loại chín hay còn xanh?

Đau dạ dày có ăn đu đủ được không? 

Đu đủ là loại trái cây khoái khẩu được nhiều người ưa thích. Quả đu đủ chín có vị ngọt thanh, mùi thơm nhẹ nên được dùng để làm món tráng miệng sau bữa ăn chính. Còn đu đủ xanh được dùng để chế biến thành những món ăn ngon hàng ngày như gỏi đu đủ, canh đu đủ hầm… 

Đối với người khỏe mạnh bình thường, ăn đu đủ đem lại những lợi ích tốt cho sức khỏe như cải thiện tim mạch, chức năng tiêu hóa, chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ làn da, hỗ trợ giảm cân, tăng sức đề kháng… Loại quả này còn được tổ chức Y tế thế giới WHO xếp vào danh sách nhóm các loại quả tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, với những người bị đau dạ dày thì có nên ăn đu đủ không? Câu trả lời là CÓ. 

Đau dạ dày có ăn được đu đủ không?
Quả đu đủ chín chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu và hỗ trợ tốt cho việc điều trị đau dạ dày

Theo các nghiên cứu hiện đại, trong quả đu đủ có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như protin, chất chống oxy hóa, calo, chất xơ cùng hàm lượng cao các vitamin, khoáng chất như vitamin A, C, E, K, kẽm, sắt, canxi… có lợi cho đường tiêu hóa, cụ thể là các vấn đề về dạ dày. Cụ thể những lợi ích của quả đu đủ đối với người đau dạ dày như:

  • Hàm lượng cao các loại vitamin gồm A, C, E, K… trong đu đủ có khả năng tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu phản ứng sưng viêm, hỗ trợ làm lành các tổn thương xuất hiện trong dạ dày và ức chế sự lan rộng của các vết loét. 
  • Đặc biệt, khả năng chữa bệnh đau dạ dày của đu đủ đến từ 2 hoạt chất là papain và enzyme chymopapain. Chúng giúp cân bằng chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa và nâng cao sức khỏe dạ dày nhờ khả năng phân hủy các loại protein khó tiêu hóa, từ đó giảm áp lực và phục hồi các tổn thương nhanh hơn 
  • Hoạt chất lycopene trong đu đủ giúp ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, hàm lượng cao chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng chống viêm, giảm đau và thúc đẩy cơ chế tự làm lành vết loét niêm mạc của cơ thể, bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây bệnh. 

Đau dạ dày nên ăn đu đủ chín hay xanh?

Với những lợi ích vừa kể trên, người bệnh đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn đu đủ để hỗ trợ chữa bệnh và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đau dạ dày nên ăn đu đủ chín hay xanh?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, để đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất nên sử dụng đu đủ chín. Vì quả đu đủ chín thường có kết cấu mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa, không tạo áp lực quá lớn đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày, nhờ đó giảm bớt kích thích lên các vết loét và giảm thiểu tổn thương trong dạ dày. 

Không nên sử dụng đu đủ xanh vì hàm lượng papain và nhựa khá cao, dễ làm bào mòn lớp niêm mạc, khiến vết loét lan rộng, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày và bùng phát các cơn đau nhức dữ dội. 

Hướng dẫn cách ăn đu đủ tốt cho người bị đau dạ dày

Mặc dù đu đủ rất tốt cho dạ dày nhưng mà chúng ta đưa vào dạ dày cũng là yếu tố rất quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh. Người bệnh đau dạ dày ăn đu đủ cần lưu ý một số hướng dẫn sau đây:

Đau dạ dày có ăn được đu đủ không?
Thời điểm sử dụng đu đủ tốt cho dạ dày là sau bữa ăn chính
  • Thời điểm sử dụng đu đủ tốt nhất là sau bữa ăn chính từ 15 – 20 phút. Không nên ăn đu đủ khi bụng đói để tránh gây kích thích khó chịu. 
  • Chỉ với 1 – 2 miếng đu đủ chín sẽ giúp tăng khả năng kháng khuẩn, giảm đau và những cơn nóng rát, co thắt ở vùng thượng vị. Đặc biệt, ăn đu đủ chín còn giúp ngăn ngừa và trị khỏi chứng táo bón. 
  • Những người có cơ địa mẫn cảm với men tiêu hóa có trong đu đủ gây ra tiêu chảy sau khi ăn nên hạn chế dùng đu đủ tươi. Thay vào đó nên chế biến thành nhiều món khác như canh, sinh tố, gỏi,… 
  • Phải loại bỏ vỏ và hạt đu đủ trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn. 
  • Nên chọn mua đu đủ chín ở những nơi uy tín, đảm bảo nguồn cung cấp đu đủ chất lượng, sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Gợi ý 5 cách ăn đu đủ chữa đau dạ dày hiệu quả

Hầu hết các bộ phận của cây đu đủ gồm quả, hoa, lá đều được tận dụng để chữa bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, đối với quả đu đủ chín để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn có thể chọn các cách chế biến đơn giản sau:

1. Ăn đu đủ chín trực tiếp 

Đây là cách đơn giản nhất mà người bệnh đau dạ dày có thể áp dụng, vừa hiệu quả vừa tiết kiệm thời gian chế biến. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 quả đu đủ chín, tốt nhất là trái được hái từ trên cây. 
  • Rửa sạch, gọt vỏ, bổ làm đôi, bỏ hết hạt đu đủ bên trong, chú ý không nên bỏ phần sơ màu trắng vì khá giàu dưỡng chất. 
  • Cắt thành từng miếng vừa ăn, có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. 
  • Người bệnh đau dạ dày chỉ cần ăn đu đủ từ 1 – 2 tháng sẽ cải thiện rõ rệt các triệu chứng bệnh. 

2. Sinh tố đu đủ

Sinh tố đu đủ là món khoái khẩu được nhiều người ưa thích, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn vì  có mùi vị thơm ngon, dễ sử dụng. 

Đau dạ dày có ăn được đu đủ không?
Người bệnh đau dạ dày sử dụng sinh tố đu đủ mỗi ngày sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 quả đu đủ chín, gọt vỏ, bỏ hạt rồi cắt thành từng miếng nhỏ. 
  • Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, đổ ra ly và sử dụng. 
  • Có thể xay chung với đá để dùng ngon hơn. Nên xay nhiều cùng lúc và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần trong ngày. 
  • Những người bị đau dạ dày chỉ cần uống sinh tố đu đủ đều đặn mỗi ngày, liên tục trong vòng 1 tháng sẽ cải thiện rõ rệt các triệu chứng bệnh. 

3. Nước đu đủ + nước táo tây + nước mía

Đây được xem là một trong những bài thuốc giúp giảm đau dạ dày, giảm co thắt thượng vị hiệu quả. Bởi đu đủ, táo tây và nước mía đều là những nguyên liệu tự nhiên giàu vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho đường tiêu hóa. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 30gr đu đủ chín, 30gr táo tây và 200ml nước mía nguyên chất. 
  • Sơ chế nguyên liệu, đu đủ và táo tây gọt vỏ, bỏ hạt và cắt nhỏ. 
  • Cho vào nồi nước mía đun sôi trong vòng 5 – 10 phút. 
  • Tắt bếp và chia hỗn hợp thu được làm 2 phần, dùng trước bữa ăn sáng và bữa ăn tối. 
  • Người bệnh đau dạ dày kiên trì áp dụng bài thuốc này trong vòng 45 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

4. Đu đủ nấu hạt chia

Hạt chia rất tốt cho hệ tiêu hóa, kết hợp với đu đủ sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị đau dạ dày. Cách chế biến này phù hợp với cả trẻ em và người lớn. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 quả đu đủ vừa chín tới và 500gr hạt chia.
  • Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn và ướp với một ít đường. 
  • Ngâm hạt chia cho nở. 
  • Đổ hạt chia vào tô đựng đu đủ, mang đi đun cách thủy từ 5 – 7 phút. 
  • Tắt bếp, lấy ra sử dụng khi còn ấm nóng để đạt hiệu quả tốt nhất. 

5. Chè đu đủ, táo đỏ, hạt sen

Món chè này không chỉ tốt cho sức khỏe của người bị đau dạ dày mà còn giúp làm đẹp da, thanh nhiệt, giải độc. 

Đau dạ dày có ăn được đu đủ không?
Chè đu đủ, táo đỏ, hạt sen giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng đường tiêu hóa, đặc biệt là giảm đau dạ dày

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các nguyên liệu sau: 1/2 quả đu đủ chín vừa, táo đỏ, hạt sen và nấm tuyết mỗi loại 20gr cùng một ít đường phèn. 
  • Tiếp theo đến bước sơ chế, đu đủ gọt vỏ, rửa sạch và cắt miếng vừa ăn, nấm tuyết ngâm nước cho nở rồi cắt bỏ gốc, hạt sen và táo đỏ rửa sạch rồi vớt ra để ráo. 
  • Đun 2 lít nước với khoảng 20gr đường phèn. Cho táo đỏ, hạt sen và nấm tuyết vào nấu trước 5 phút, khi sôi lên tiếp tục cho đu đủ vào. Nấu thêm 5 phút thì tắt bếp. 
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể chưng cách thủy các nguyên liệu trong thố sứ để tiết kiệm thời gian. 

6. Chế biến các món ăn từ đu đủ

Ngoài những cách đơn giản vừa kể trên, người bệnh đau dạ dày cũng có thể chế biến đu đủ thành những món ăn vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng. Và 2 món dưới đây là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn:

Gỏi đu đủ

Món gỏi đu đủ được rất nhiều người ưa chuộng. Sợi đu đủ ngọt, giòn hòa quyện với vị đậm đà của sốt nước mắm giúp cải thiện vị giác của người bệnh đau dạ dày. 

Cách chế biến

  • Chuẩn bị 1 quả đu đủ gần chín, đậu phộng, rau răm cùng các loại gia vị nêm nếm thông thường. 
  • Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, bào sợi, ngâm nước giấm pha loãng khoảng 2 phút rồi vớt ra để ráo. 
  • Đậu phộng rang thơm, đãi vỏ và đập dập, hành tím phi vàng cho thơm.
  • Rau răm rửa sạch để cho ráo nước. 
  • Giã nhuyễn tỏi ớt cùng một ít đường, bột ngọt, thêm nước cốt chanh 2 quả và 3 thìa nước mắm. 
  • Trộn đều tất cả các nguyên liệu lại với nhau, rắc thêm đậu phộng và rau răm lên trên là có thể thưởng thức. 

Đu đủ ngâm chua ngọt

Món đu đủ ngâm chua ngọt rất lạ miệng được dùng kèm trong bữa ăn chính. Không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng khi ăn ở người thường xuyên bị đau dạ dày. 

Đau dạ dày có ăn được đu đủ không?
Món đu đủ ngâm chua ngọt thơm ngon và tốt cho người bị đau dạ dày

Cách chế biến

  • Chuẩn bị 1 quả đu đủ vừa chín tới còn giòn, gọt vỏ, rửa sạch rồi bào miếng mỏng vừa ăn, ngâm vào thau nước muối rồi rửa nước nhiều lần. 
  • Gừng cắt sợi, tỏi cắt lát và vài quả ớt. 
  • Đem tất cả đi phơi nắng khoảng 4 tiếng để hơi héo lại. 
  • Nấu hỗn hợp giấm, đường, nêm nếm sao cho vừa với khẩu vị. 
  • Xếp đu đủ và tỏi, ớt, gừng vào hũ thủy tinh, đổ nước giấm đường đã để nguội vào ngập bề mặt. 
  • Đậy kín nắp, cho vào ngăn mát tủ lạnh ngâm. Sau 24 tiếng có thể lấy ra sử dụng được.

Trên đây là những thông tin về việc có nên ăn đu đủ khi bị đau dạ dày hay không và ăn loại quả xanh hay chín là tốt nhất. Chế độ ăn uống góp phần rất quan trọng trong việc chữa trị đau dạ dày, trong đó việc ăn đu đủ đúng cách sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện cơn đau và các triệu chứng đi kèm khác. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, tốt nhất nên trao đổi trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng để có những lời khuyên hữu ích nhất. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 09:21 - 21/05/2023 - Cập nhật lúc: 09:21 - 22/05/2023
Chia sẻ:
đau dạ dày bên nào Đau dạ dày là đau bên nào? Vị trí đau giúp chẩn đoán đúng bệnh

Đau dạ dày là vấn đề rất phổ biến mà nhiều người đang gặp phải. Tuy nhiên không phải bất…

Ung thư dạ dày giai đoạn 2 Ung thư dạ dày giai đoạn 2 và thông tin cần biết

Ung thư dạ dày giai đoạn 2 là 1 trong 5 giai đoạn tiến triển của bệnh. Trong đó, ung…

Vi khuẩn HP dạ dày có lây không & có chữa được không?

Chào Bác sĩ! Tôi năm nay 35 tuổi, hay bị đau dạ dày và được chẩn đoán là có vi…

điều trị vi khuẩn Hp bao lâu Điều trị vi khuẩn Hp bao lâu thì khỏi hoàn toàn, cần lưu ý gì?

Điều trị vi khuẩn Hp bao lâu thì khỏi hoàn toàn là vấn đề mà tất cả người bệnh quan…

Bệnh xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp

Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, kích thích gây chảy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua