Người đau dạ dày có ăn trứng được không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Người đau dạ dày có ăn trứng được không? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều bệnh nhân hiện nay. Theo chuyên gia khuyến cáo, người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể bổ sung trứng vào chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe, cải thiện hoạt động tiêu hóa và tăng cường hoạt động miễn dịch. Tuy nhiên khi dùng trứng, nên chế biến chín hoàn toàn và bổ sung với tần suất thích hợp.

Người đau dạ dày có ăn trứng được không
Người đau dạ dày có ăn trứng được không?

Ăn trứng đem lại lợi ích gì cho sức khỏe?

Trứng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Do đó trứng có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ, người trưởng thành, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.

Trung bình 1 quả trứng gà có thể cung cấp ít nhất 12 loại khoáng chất, vitamin và các chất chống oxy hóa như Lutein, Zeaxanthin, Vitamin B12, Vitamin D, Kẽm, Selen, Canxi, Sắt, Protein, Omega 3 và chất béo.

Người đau dạ dày có ăn trứng được không
Trứng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người

Với giá trị dinh dưỡng dồi dào, bổ sung trứng vào chế độ ăn hằng ngày có thể đem lại những công dụng sau:

  • Tăng cường sức khỏe: Trứng là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và đa dạng. Bổ sung trứng thường xuyên có thể tăng cường sức khỏe và nâng cao thể trạng.
  • Tăng nồng độ cholesterol HDL: Cholesterol HDL còn được gọi là nhóm cholesterol tốt. Duy trì nồng độ cholesterol HDL ở mức ổn định giúp thúc đẩy hoạt động vận chuyển các cholesterol dư thừa đến gan để được xử lý và đào thải.
  • Cải thiện sức khỏe xương: Hàm lượng canxi và protein trong trứng gà có thể tăng cường mật độ xương, tăng khối lượng cơ bắp và làm chậm quá trình thoái hóa mô sụn.

Ngoài ra bổ sung trứng thường xuyên còn có tác dụng duy trì làn da khỏe mạnh, ẩm mịn, tăng cường sức đề kháng, giảm số lượng tóc rụng, điều hòa huyết áp và duy trì thị lực.

Người đau dạ dày có ăn trứng được không?

Đau dạ dày là triệu chứng điển hình của bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày, hội chứng Zollinger-Ellison và trào ngược dạ dày thực quản.

Không giống với người bình thường, người có vấn đề về dạ dày cần hạn chế một số loại thực phẩm và đồ uống nhất định. Bởi một số thức uống và thực phẩm có thể kích thích lên niêm mạc dạ dày, gây đau thượng vị, ợ hơi, buồn nôn và khiến hiện tượng viêm loét tiến triển theo chiều hướng xấu.

Chính vì vậy khá nhiều bệnh nhân thắc mắc “Người đau dạ dày có ăn trứng được không?”. Về câu hỏi này, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Trưởng khoa tiêu hóa tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc đã có giải đáp như sau:

“Trứng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Bổ sung trứng đúng cách giúp nâng cao thể trạng, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa.

Chính vì vậy bệnh nhân bị đau dạ dày hoàn toàn có thể bổ sung trứng vào chế độ dinh dưỡng. Với hàm lượng chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và axit amin dồi dào, trứng có khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi niêm mạc viêm loét và cải thiện tình trạng suy nhược ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng.

Hơn nữa trứng còn có độ mềm, dễ tiêu hóa và hầu như không gây áp lực lên dạ dày hay các cơ quan tiêu hóa khác. Tuy nhiên do trứng chứa nhiều cholesterol, vì vậy chỉ nên bổ sung khoảng 5 – 6 quả trứng/ ngày (đối với người trưởng thành).”

Lưu ý khi bổ sung trứng vào chế độ ăn cho người đau dạ dày

Mặc dù được đánh giá là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, tuy nhiên bổ sung trứng sai cách có thể gây tiêu chảy, đầy bụng, táo bón và khó tiêu. Vì vậy khi bổ sung trứng vào chế độ ăn, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

Người đau dạ dày có ăn trứng được không
Nên chế biến trứng chín hoàn toàn nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
  • Bạn có thể bổ sung 5 – 6 quả trứng gà và trứng vịt/ tuần. Tuy nhiên với những loại trứng có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn (trứng ngỗng, trứng đà điểu, trứng vịt lộn) bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 quả/ tuần.
  • Khi bị đau dạ dày, nên hạn chế bổ sung quá nhiều đạm. Vì vậy khi ăn trứng, cần chủ động giảm lượng đạm thực vật trong thịt gà, thịt bò, hải sản,… Đồng thời nên tăng cường ăn rau xanh và trái cây để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.
  • Một số trường hợp có thể bị dị ứng với trứng. Do đó khi nhận thấy triệu chứng nổi ban đỏ, tiêu chảy, đầy bụng, ngứa ngáy,… bạn nên đến bệnh viện để được điều trị và xử lý kịp thời.
  • Trứng có chứa một số vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại. Do đó người bị đau dạ dày không nên ăn trứng sống và trứng lòng đào. Để đảm bảo an toàn, bạn nên luộc hoặc chiên trứng chín hoàn toàn để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Một số người thường có thói quen ngâm rửa trứng đã luộc với nước lạnh để dễ bóc vỏ. Tuy nhiên thói quen này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong trứng và gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
  • Khi chế biến các món ăn từ trứng, nên ưu tiên các phương pháp chế biến ít dầu mỡ và gia vị như hấp, chưng, nấu canh, súp và luộc. Hạn chế ăn trứng chiên hoặc ốp la vì dầu mỡ có thể gây đầy bụng và khó tiêu.

Bài viết đã giải đáp câu hỏi “Người đau dạ dày có ăn trứng được không?” và đề cập đến một số những điều cần lưu ý khi bổ sung loại thực phẩm này. Nếu có vấn đề phát sinh khi ăn trứng, bạn nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.

Điều trị ngay – Khỏi bệnh sớm cùng chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Tham khảo thêm: Người đau dạ dày có nên ăn cá không?

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 03:20 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 13:57 - 23/05/2023
Chia sẻ:
Đau thượng vị buồn nôn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh Đau thượng vị buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau thượng vị buồn nôn là tình trạng vùng thượng vị khó chịu đau nhức, cơn đau thường kéo dài…

Thuốc Varogel – SĐK, Tác dụng, Cách dùng và Giá bán

Thuốc Varogel là dược phẩm của Công ty Dược phẩm ShinPoong Daewoo Việt Nam. Thuốc được bào chế ở dạng…

Hẹp thực quản là gì, nguy hiểm không và cách điều trị?

Hẹp thực quản là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản,…

Các Phương Pháp Khám Dạ Dày Không Cần Nội Soi

Nội soi được ứng dụng trong chẩn đoán các bệnh lý ở cơ quan tiêu hóa. Tuy nhiên với trường…

Đau dạ dày sau sinh Đau Dạ Dày Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Đau dạ dày sau sinh là căn bệnh phổ biến xảy ra ở đường tiêu hóa của chị em phụ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua