Có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung? Điều cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung hiện đang là giải pháp hữu hiệu nhất giúp phòng tránh bệnh lý nguy hiểm này. Tuy nhiên hiệu quả của tiêm phòng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tìm hiểu rõ hơn thông qua nội dung bài viết dưới đây.

tiêm phòng ung thư cổ tử cung
Nữ giới nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung theo khuyến cáo của các chuyên gia

Có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung không?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm ở nữ giới, xảy ra khi có sự xuất hiện của các tế bào ác tính tại cổ tử cung. Đây là căn bệnh ung thư phụ khoa phổ biến có tỷ lệ tử vong cao, chỉ đứng sau ung thư vú.

Bệnh thường gặp ở phụ nữ sinh đẻ nhiều, có quan hệ tình dục sớm hay quan hệ bừa bãi với nhiều bạn tình. Do có các triệu chứng không đặc hiệu nên ung thư cổ tử cung rất dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh phụ khoa khác. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh được phát hiện và điều trị chậm trễ.

Hiện nay, vấn đề phòng chống bệnh ung thư cổ tử cung đang được khuyến nghị ngày càng mạnh mẽ. Mỗi ngày trôi qua, trên thế giới có khoảng 7 nữ giới bị tử vong bởi ung thư cổ tử cung và 14 trường hợp khác được chẩn đoán là mắc bệnh.

Trong các cách phòng tránh bệnh thì tiêm phòng được đánh giá là giải pháp hiệu quả nhất giúp chỉ em chủ động phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm. Bác sĩ khuyến cáo, trẻ em và nữ giới từ 9 – 26 tuổi tốt nhất nên sớm tiêm phòng ung thư cổ tử cung để bảo vệ cơ thể trước khi phơi nhiễm virus HPV gây bệnh.

Loại vắc xin nào có tác dụng phòng ung thư cổ tử cung?

Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 80% nữ giới bị nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời. Và không phải ai bị nhiễm HPV cũng sẽ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, có khoảng hơn 90% các trường hợp bị ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra.

Virus HPV có thể tồn tại âm thầm và phát triển mạnh mẽ trong cơ thể nhưng không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Hiện nay, vắc xin phòng HPV chính là loại vắc xin có tác dụng phòng ung thư cổ tử cung tốt nhất.

vắc xin phòng HPV
HPV Vaccine giúp bảo vệ cơ thể nữ giới khỏi bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm

Ngoài ra, vắc xin phòng HPV còn giúp phòng ngừa u nhú ở bộ phận sinh dục hay sùi mào gà do virus sinh u nhú ở người nhiễm HPV. HPV còn có liên quan đến bất thường ở cổ tử cung, mụn cóc, bệnh đa u nhú ở đường hô hấp tái diễn. Bên cạnh đó, HPV còn liên quan đến các ung thư khác như ung thư tế bào gai của hậu môn, âm đạo, âm hộ, dương vật…

Độ tuổi và đối tượng tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Vắc xin phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 cho đến 26 tuổi. Bất luận đã quan hệ tình dục hay chưa đều có thể tiêm được. Đây chính là thời điểm mà hiệu lực của các loại vắc xin phòng HPV đạt cao nhất.

Với trường hợp nữ giới dưới 40 tuổi đã có quan tình dục và đã có con thì vẫn có thể thực hiện tiêm phòng HPV. Tuy nhiên hiệu quả của vắc xin sẽ không thể đạt được như mong muốn.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, chị em phụ nữ nên chủ động chủng ngừa ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vắc xin sẽ có hiệu quả kéo dài lên tới khoảng 30 năm.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các bé trai ở tuổi dậy thì cũng có thể nhận được lợi ích khi tiêm phòng HPV. Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) thì cần xem xét mở rộng chương trình chủng ngừa HPV cho cả bé trai. Tuy nhiên đến nay thì điều này vẫn chưa được áp dụng phổ biến.

Liều và lịch tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Ở Việt Nam hiện nay, có 2 loại vắc xin phòng ngừa HPV được sử dụng phổ biến. Đó là vắc xin Cervarix (Bỉ) và Vắc xin Gardasil (Mỹ). Hai vắc xin này có các điểm khác nhau nhất định về số lượng chủng HPV có thể phòng ngừa. Đồng thời đối tượng tiêm và lịch tiêm cũng như tác dụng phòng ngừa cũng sẽ khác nhau.

Thông tin về từng loại vắc xin cụ thể như sau:

– Vắc xin Gardasil:

  • Xuất xứ: Mỹ.
  • Chủng phòng ngừa: 4 loại HPV bao gồm type 6, 11, 16, 18.
  • Đối tượng chủng ngừa: Nữ giới từ 9 đến 26 tuổi.
  • Công dụng: Giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, âm hộ, hậu môn và mụn cóc sinh dục.
  • Lịch tiêm: Tiêm tất cả 3 mũi. Mũi 1 chính là ngày tiêm mũi đầu tiên. Mũi 2 tiêm vào 2 tháng sau mũi đầu tiên. Mũi 3 tiêm vào 6 tháng sau mũi đầu tiên.
vắc xin phòng ung thư cổ tử cung
Vắc xin Gardasil là 1 trong 2 loại vắc xin phòng HPV được dùng phổ biến ở Việt Nam hiện nay

– Vắc xin Cervarix:

  • Xuất xứ: Bỉ.
  • Chủng phòng ngừa: 2 loại HPV, type 16, 18.
  • Đối tượng chủng ngừa: Nữ giới từ 10 đến 25 tuổi.
  • Công dụng: Giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung (bao gồm cả ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung).
  • Lịch tiêm: Cũng tiêm tất cả 3 mũi. Mũi 1 chính là ngày tiêm mũi đầu tiên. Mũi 2 tiêm vào 1 tháng sau mũi đầu tiên. Mũi 3 tiêm vào 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Mặc dù có một số đặc điểm khác nhau cơ bản như trên nhưng cả 2 loại vắc xin phòng HPV của Bỉ và của Mỹ đều có cách dùng giống nhau. Cụ thể như sau:

  • Tiêm bắp vùng cơ delta cánh tay hoặc cũng có thể tiêm vùng trước bên của phía trên đùi. Tuy nhiên, tuyệt đối không tiêm vào mạch máu trong bất cứ trường hợp nào.
  • Vắc xin sẽ được dùng nguyên dạng với đơn liều 0.5ml.
  • Cần lắc kỹ lọ vắc xin trước khi tiêm. Sau khi lắc sẽ thấy vắc xin là dịch đục màu trắng.
  • Vắc xin cần được tiêm ngay sau khi đã lấy ra khỏi ống bảo quản.

Một số câu hỏi thường gặp về tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Nhiều chị em phụ nữ vẫn còn hoài nghi và có nhiều thắc mắc về vấn đề tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Dưới đây là một số câu hỏi thường được đặt ra:

1. Trước khi tiêm phòng cần làm xét nghiệm không?

Trường hợp chưa quan hệ tình dục thì nữ giới có thể không cần làm xét nghiệm trước khi tiêm phòng HPV. Tuy nhiên với những chị em đã quan hệ thì nên đo khám phụ khoa để bác sĩ cho làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Việc khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm sẽ giúp đảm bảo an toàn khi tiêm chủng.

2. Đối tượng nào không nên tiêm phòng HPV

Như đã đề cập, nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 nên chích ngừa ung thư cổ tử cung trước lần quan hệ tình dục đầu tiên. Bởi đây là thời điểm vắc xin phát huy tốt nhất tác dụng. Tuy nhiên nữ giới đã lập gia đình, đã có quan hệ tình dục hay quá tuổi vẫn có thể tiêm phòng HPV.

có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung
Phụ nữ đang cho con bú là đối tượng không nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Đối tượng không nên tiêm phòng HPV bao gồm:

  • Nữ giới có tiền sử nhạy cảm với nấm men hay bất cứ thành phần nào có trong vắc xin.
  • Đang có dấu hiệu sốt cao cấp tính, nhiễm trùng ở mức độ vừa hoặc nặng. Cần điều trị dứt điểm sau đó mới được phép bắt đầu tiêm vắc xin.
  • Bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hay đang dùng các thuốc làm loãng máu.
  • Đang mang thai hay đang trong giai đoạn cho con bú. 

3. Các tác dụng phụ có thể gặp

Các loại vắc xin phòng HPV để đều được xác định là có độ an toàn cao. Rất nhiều người có thể chủng ngừa mà không gặp phải bất cứ một phản ứng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên một số người có thể gặp các phản ứng phụ từ nhẹ đến trung bình sau khi chủng ngừa.

Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm phòng HPV:

  • Các phản ứng tại chỗ tiêm (đau, sưng, có quầng đỏ)
  • Nổi mề đay, phát ban
  • Đau cơ, đau khớp
  • Sốt nhẹ
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Quá mẫn
tác dụng phụ của vắc xin phòng HPV
Sốt nhẹ là một trong những tác dụng phụ mà nữ giới có thể gặp sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Thông thường, sau khi tiêm phòng HPV, chị em được đề nghị ở lại theo dõi tại địa điểm tiêm trong vòng 30 phút. Sau đó tiếp tục theo dõi tại nhà các ngày kế tiếp. Nếu gặp phải các triệu chứng bất thường cần báo cho bác sĩ ngay để có cách xử lý kịp thời.

4. Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?

Các chuyên gia cho biết, nếu đã từng bị nhiễm HPV thì vẫn có thể tiêm phòng. Bởi loại virus này rất dễ tái nhiễm. Tức là sau khi cơ thể đã đào thải virus thì khả năng nhiễm lại vẫn rất cao. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể đôi khi không đủ để phòng tái nhiễm. Tuy nhiên vắc xin lại có thể làm được điều này.

Ngoài ra, virus HPV có rất nhiều các type khác nhau. Việc bạn đã từng bị nhiễm 1 type HPV trước đây thì vẫn nên thực hiện tiêm phòng. Điều này giúp bảo vệ cơ thể, tránh lây nhiễm những type HPV khác.

5. Sau tiêm phòng ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?

Để đảm bảo cho sức khỏe thai kỳ, các chuyên gia khuyến cáo, sau khi mũi tiêm ngừa HPV cuối cùng kết thúc khoảng 3 tháng thì nữ giới có thể mang thai. Đây là khoảng thời gian đủ an toàn để vắc xin không gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mẹ và bé.

Trường hợp phát hiện mang thai khi đang trong thời gian tiêm phòng HPV thì cần phải dừng tiêm. Sau khi sinh con xong nữ giới có thể tiêm các mũi tiếp theo. Tuy nhiên thời gian hoàn tất 3 mũi tiêm không được vượt quá 2 năm.

sau tiêm phòng HPV bao lâu có thể mang thai
Sau khi mũi tiêm phòng HPV cuối cùng kết thúc được 3 tháng, nữ giới có thể mang thai

6. Khả năng nhiễm bệnh nếu không tiêm phòng?

Virus HPV có khả năng lây lan rất nhanh. Một số thống kê chỉ ra rằng, có tới 20% trường hợp bị nhiễm HPV trong khoảng 4 tháng đầu phát sinh quan hệ tình dục. Và có tới 50% các trường hợp bị nhiễm HPV trong khoảng 2 năm đầu phát sinh quan hệ tình dục.

Virus HPV có thể xâm nhập vào biểu mô cổ tử cung. Từ đó tạo nên các biến đổi của tế bào. Quá trình diễn tiến này kéo dài từ 10 đến 20 năm. Chúng có biểu hiện từ tổn thương viêm nhiễm đơn giản cho đến tân sinh trong biểu mô, ung thư tại chỗ và xâm lấn.

Chính vì vậy, việc phát hiện sớm bằng tế bào học và xét nghiệm tầm soát là cần thiết. Điều này, giúp tăng khả năng dự phòng và điều trị sớm tổn thương cổ tử cung. Từ đó sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong của bệnh.

Trường hợp chưa tiêm vắc xin thì nữ giới có thể bị nhiễm HPV khi có các yếu tố sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Có nhiều bạn tình
  • Quan hệ tình dục đồng giới
  • Hệ thống miễn dịch suy giảm
  • Chế độ dinh dưỡng kém
  • Tiếp xúc với mụn cóc

7. Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không?

Sùi mào gà là bệnh lý đặc trưng bởi sự xuất hiện của các nốt mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Chúng có thể chỉ là 1 nốt sùi nhỏ hay nhiều nốt lớn có hình dạng như hoa mào gà. Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến, gây ra bởi virus HPV.

Nhiều người đặt ra câu hỏi là bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không? Các chuyên gia cho biết, tiêm vắc xin sẽ không đem lại tác dụng điều trị như các thuốc đặc hiệu.

Trường hợp đã bị sùi mào gà thì người bệnh nên thăm khám và làm xét nghiệm PCR HPV. Nếu chưa nhiễm các type HPV này thì vẫn có thể tiêm phòng. Còn nếu đã được chẩn đoán bị sùi mào gà và đang điều trị theo đơn thuốc thì có thể tiêm vắc xin phòng ngừa tái phát theo hướng dẫn của bác sĩ.

Việc tiêm phòng virus HPV sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy, chị em phụ nữ cần ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời thực hiện hoạt động quan hệ tình dục an toàn để giúp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 07:00 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:37 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung tốt nhất

Lựa chọn được phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung phù hợp sẽ giúp bệnh nhân có nhiều…

Chưa quan hệ có bị ung thư cổ tử cung hay không? Chưa quan hệ có bị ung thư cổ tử cung hay không?

Nhiều chị em chủ quan cho rằng ung thư cổ tử cung chỉ xảy ra ở những phụ nữ từng…

Bị ung thư cổ tử cung có quan hệ được không? Bị ung thư cổ tử cung có quan hệ được không?

Đời sống tình dục có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, tuy nhiên ung thư cổ tử cung…

ăn gì ngừa ung thư cổ tử cung Ăn gì ngừa ung thư cổ tử cung? 10 thực phẩm vàng

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với việc bảo vệ sức khỏe tổng thể. Trong…

ung thư cổ tử cung có di truyền không Ung thư cổ tử cung có lây hay di truyền không?

Bệnh ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh mãn tính nguy hiểm đe dọa sức khỏe…

Bình luận (1)

  1. Nguyễn Thị Thủy
    Nguyễn Thị Thủy says: Trả lời

    bác sỹ cho em hỏi, con em 18 tuổi, cháu đang đc bác sỹ cho uống thuốc chữa đau đầu và chống co giật động kinh, ( vì năm 13 tuổi cháu bị co giật một lần, năm 17 tuổi cháu lại bị một lần nữa, vào lúc ngủ gần sang, trong thời gian căng thẳng học hành) vậy cháu có tiêm đc vacxin ngừa ung thư cổ tử cung không ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua