VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn từ Y học cổ truyền [Đừng bỏ lỡ]

Biến chứng do thoái hóa khớp – Nguy hiểm hơn bạn tưởng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Giảm hiệu suất làm việc, gây mất ngủ, tăng nguy cơ trầm cảm, biến dạng khớp và bại liệt các biến chứng thường gặp của bệnh thoái hóa khớp. Tuy nhiên bạn có thể ngăn chặn các biến chứng này nếu chủ động trong quá trình thăm khám và điều trị.

biến chứng thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp có tiến triển mãn tính và dễ phát sinh biến chứng nếu không được điều trị

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng mô sụn bao quanh khớp bị bào mòn, dẫn đến tình trạng đau nhức, cứng khớp và khó khăn khi vận động.

Thoái hóa khớp là hệ quả do quá trình lão hóa, vận động nặng trong thời gian dài, béo phì – thừa cân, chấn thương không được điều trị dứt điểm,… Bệnh có xu hướng tiến triển mãn tính và không có phương pháp điều trị hoàn toàn. Điều này đồng nghĩa với việc người bị thoái hóa khớp phải sống chung với bệnh trong một thời gian dài.

Nếu có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách, mức độ tổn thương mô sụn có thể được kiểm soát và cải thiện đáng kể. Ngược lại tình trạng chủ quan có thể khiến quá trình thoái hóa tiến triển nhanh và làm phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp có thể gây ra một số biến chứng như sau:

1. Giảm hiệu suất làm việc

Cơn đau nhức ở khớp vai, khớp gối hoặc khớp cổ tay có thể khiến bạn gặp khó khăn khi thực hiện các công việc thường ngày. Bên cạnh đó, tình trạng đau nhức ở khớp cũng có thể làm gián đoạn và trì trệ công việc.

biến chứng thoái hóa khớp gối
Triệu chứng của thoái hóa khớp có thể làm gián đoạn và trì trệ công việc

Ở một số trường hợp, cơn đau nhức ở khớp có thể kéo dài trong nhiều ngày khiến bạn phải xin nghỉ phép để dành thời gian nghỉ ngơi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất làm việc và cuộc sống của người bệnh.

2. Gây khó ngủ và mất ngủ

Tình trạng đau và cứng khớp có thể phát sinh vào bất cứ thời điểm nào trong ngày – ngay cả khi ngủ. Các triệu chứng của bệnh gây ra cảm giác khó chịu, căng thẳng não bộ và dẫn đến chứng khó ngủ, ngủ trằn trọc, không ngon,… Nếu tình trạng này kéo dài, bạn có thể bị mất ngủ và suy nhược cơ thể.

3. Vôi hóa sụn khớp

Khi mô sụn bị bào mòn, cơ thể có xu hướng sửa chữa tổn thương bằng cách hình thành các tinh thể canxi ở những vị trí này. Tuy nhiên sự hình thành tinh thể canxi bất thường ở khớp gối có thể gây chèn ép dây chằng, dây thần kinh và mô mềm xung quanh.

biến chứng thoái hóa khớp gối
Thoái hóa mô sụn kéo dài có thể hình thành gai xương ở khớp

Hơn nữa tinh thể canxi có thể phát triển dần và tạo thành gai xương. Gai xương khiến cấu trúc khớp mất ổn định, dẫn đến hiện tượng đau nhức, sưng viêm, cứng khớp và giảm phạm vi chuyển động. Trong trường hợp thoái hóa khớp xảy ra ở cột sống, gai xương có thể phát triển gây nứt, rách đĩa đệm và tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

4. Lo âu và tăng nguy cơ trầm cảm

Theo các chuyên gia, người mắc bệnh thoái hóa khớp thường hay lo lắng và có nguy cơ trầm cảm cao hơn người khỏe mạnh. Nguyên nhân là do các triệu chứng của bệnh tái phát nhiều lần khiến cơ thể suy nhược và mệt mỏi.

Hơn nữa bệnh thoái hóa khớp còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Trong khi đó, mất ngủ là một trong những yếu tố làm tăng áp lực lên não bộ và gây ra chứng trầm cảm.

5. Gãy xương

Khi mô sụn bị bào mòn trên diện rộng, khớp xương có thể bị tổn thương nặng nề và có nguy cơ nứt, gãy cao. Ngoài chức năng giảm ma sát khi vận động, sụn khớp còn có vai trò giảm áp lực lên đầu xương. Vì vậy khi mô sụn bị bào mòn, xương khớp có thể bị gãy khi có lực mạnh tác động.

6. Tổn thương các cơ quan xung quanh

Tổn thương ở mô sụn không chỉ ảnh hưởng đến xương mà còn gây chèn ép và kích thích dây chằng, bao hoạt dịch và dây thần kinh xung quanh.

Các chuyên gia cho biết, thoái hóa khớp gối kéo dài có thể làm tăng nguy cơ viêm bao hoạt dịch, yếu cơ,… Trong khi đó, thoái hóa cột sống còn có thể gây chèn ép dây thần kinh và làm phát sinh hội chứng đau thần kinh tọa.

7. Biến dạng khớp và bại liệt

Với những trường hợp không tiến hành điều trị, quá trình thoái hóa ở mô sụn có thể diễn ra với tốc độ nhanh chóng khiến mô sụn bị bào mòn hoàn toàn. Lúc này khớp thường có dấu hiệu biến dạng do gai xương phát triển bất thường và cấu trúc ổ khớp mất ổn định.

biến chứng thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp kéo dài có thể gây biến dạng khớp và tăng nguy cơ bại liệt

Nếu không tiến hành can thiệp, khớp có thể bị hư hại hoàn toàn và dẫn đến tình trạng bại liệt.

Phòng ngừa biến chứng do thoái hóa khớp

Mặc dù thoái hóa khớp là bệnh mãn tính nhưng nếu chủ động trong việc chăm sóc và điều trị, bạn có thể ngăn ngừa các biến chứng của bệnh, cải thiện các biểu hiện lâm sàng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

biến chứng thoái hóa khớp gối
Tập luyện thường xuyên có thể cải thiện chức năng khớp và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm

Các biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng của bệnh thoái hóa khớp:

  • Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên thăm khám và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Dành 15 – 30 phút/ ngày để luyện tập các bộ môn có cường độ thích hợp. Nếu bị thoái hóa khớp gối, bạn có thể tập các bộ môn ít gây áp lực lên vùng khớp này như bơi lội, đạp xe, yoga,… Ngoài tác dụng tăng cường chức năng vận động, hoạt động thể chất thường xuyên còn nâng cao sức khỏe, duy trì cân nặng vừa phải và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
  • Nên ngồi, đứng và nằm đúng tư thế. Các tư thế sai lệch có thể làm tăng áp lực lên mặt khớp và tăng nguy cơ thoái hóa mô sụn.
  • Hạn chế mang vác vật nặng và vận động quá mức.
  • Chỉ nên làm việc từ 7 – 8 giờ đồng hồ/ ngày và nên dành thời gian nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe, tái tạo mô sụn và giảm căng thẳng thần kinh.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, nên tập trung các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng như canxi, vitamin A, C, E, magie, kali, đạm, sắt, chất xơ,… Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị và thức uống chứa cồn.

Bài viết đã tổng hợp các biến chứng thường gặp của thoái hóa khớp và đề ra một số biện pháp giúp phòng ngừa, kiểm soát bệnh. Hy vọng qua thông tin trên, bạn đọc có thể hình dung được mức độ nghiêm trọng của bệnh và chủ động hơn trong việc chăm sóc, điều trị.

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 04:11 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 14:12 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Đau khớp cổ chân – Nguyên nhân và cách khắc phục, điều trị

Hiện tượng đau khớp cổ chân đã không còn quá xa lạ với những bệnh nhân trung niên và người…

Khớp gối (đầu gối) là gì? Giải phẫu cấu tạo & bệnh lý

Khớp gối (hay đầu gối) là một phần cấu tạo của chi dưới. Đây là khớp lớn nhất trong cơ…

Đau phía sau đầu gối là bệnh gì? Triệu chứng & cách trị

Đau phía sau đầu gối là triệu chứng của hàng loạt bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến…

Biến chứng do thoái hóa khớp – Nguy hiểm hơn bạn tưởng

Giảm hiệu suất làm việc, gây mất ngủ, tăng nguy cơ trầm cảm, biến dạng khớp và bại liệt các…

chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương được hình thành ở trên đầu sụn, hình thành gai xương…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Y học cổ truyền Việt Nam vừa có bước tiến mới khi nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc đặc trị thoái hóa khớp từ nền tảng nhiều bài thuốc cổ phương. Bài thuốc giúp điều trị thoát hóa khớp hiệu quả, phục hồi và tái tạo sụn khớp chuyên sâu.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua