Áp Xe Răng Sữa Có Nên Nhổ Răng Không? Nha Sĩ Chia Sẻ

Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không? được nhiều ba mẹ quan tâm. Bởi đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, có mức độ nặng dẫn đến mất răng và nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân khởi phát, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sữa bị áp xe hoặc điều trị bảo tồn.

Tổng quan áp xe răng sữa ở trẻ 

Áp xe răng là bệnh nha khoa có thể gặp ở nhiều đối tượng với độ tuổi khác nhau. Một số thống kê gần đây cho thấy, bệnh lý xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ bởi nhiều yếu tố khác nhau nhưng nguyên nhân chính là sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong khoang miệng.

Áp Xe Răng Sữa Có Nên Nhổ Răng Không?
Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân khởi phát, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sữa bị áp xe hoặc điều trị bảo tồn

Bệnh áp xe răng ở trẻ được chẩn đoán khi xuất hiện một hoặc nhiều ổ mủ ở quanh chân răng hoặc mô nha chu. Túi mủ này chứa lượng lớn vi khuẩn, xác bạch cầu và dịch. Đây là bệnh lý có mức độ nặng, nếu không được xử lý và điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết

Áp xe răng sữa xảy ra ở hệ răng sữa của trẻ. Các biểu hiện của bệnh lý dễ dàng nhận biết do mang tính điển hình cao. Một số biểu hiện khi trẻ bị áp xe răng sữa có thể kể đến như:

  • Tại chân răng hoặc nha chu xuất hiện có ổ mủ sưng đỏ, đau nhức 
  • Cơn đau có thể bùng phát đột ngột và có xu hướng nặng nề hơn khi ăn uống, vệ sinh răng miệng
  • Dịch mủ trong túi áp xe có thể rỉ ra kèm theo mùi hôi khó chịu 
  • Áp xe răng ở trẻ em gây biếng ăn, cơ thể suy nhược, quấy khóc, khó ngủ, sốt, sưng hạch bạch huyết,…

Nguyên nhân

Các chuyên gia Răng Hàm Mặt nhận thấy, áp xe răng nói chung và áp xe răng sữa nói riêng là hệ quả của bệnh sâu răng kéo dài. Sâu răng khởi phát do vi khuẩn phát triển quá mức, tấn công vào men răng, ngà răng và phá hủy tủy răng. Tình trạng viêm nhiễm này kéo dài, không được kiểm soát sẽ gây đau nhức dữ dội và phát sinh nhiều bệnh lý như viêm tủy răng, áp xe răng,…

Có thể thấy, căn nguyên của bệnh áp xe răng là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong khoang miệng. Ngoài sâu răng, bệnh lý còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như trẻ vệ sinh răng miệng kém, thói quen dùng thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường, chấn thương răng gây mẻ, vỡ, gãy,…

Áp xe răng sữa có nguy hiểm không?

Mặc dù xảy ra ở hệ răng sữa nhưng áp xe răng là một bệnh lý có mức độ nghiêm trọng, cần được xử lý và điều trị sớm. Việc chủ quan, tự ý sử dụng thuốc cho trẻ có thể khiến tình trạng nhiễm trùng lan rộng đến những cơ quan lân cận và gây ra nhiều biến chứng nặng nề, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Áp xe răng sữa có nguy hiểm không? 
Áp xe răng sữa ở trẻ nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn

Dưới đây là một số biến chứng do bệnh lý gây ra:

  • Nhiễm trùng lan rộng: Răng bị áp xe nếu không được điều trị dứt điểm, vi khuẩn sẽ lan rộng sang các răng lân cận và làm tăng nguy cơ nhiễm, áp xe.
  • Viêm nội tâm mạc: Vi khuẩn ở túi áp xe sẽ di chuyển thông qua mạch máu đến ngoài màng tim và hình thành mủ ở cơ quan này. Viêm nội tâm mạc là biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Áp xe não: Trường hợp trẻ bị áp xe não do áp xe răng sữa gây ra là tình trạng cấp tính, có mức độ nguy hiểm cao và cần được kiểm soát kịp thời. Tương tự như viêm nội tâm mạc, vi khuẩn sẽ theo mạch máu đến não và gây nhiễm trùng cơ quan này.
  • Viêm xoang hàm: Nếu áp xe răng xuất hiện các răng hàm trên, vi khuẩn dễ dàng tấn công đến các khoan xoang và gây viêm xoang hàm.

Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không? 

Áp xe răng sữa có nên nhổ không? được nhiều phụ huynh quan tâm. Thực tế, răng sữa sẽ được thay khi trẻ lên 7 tuổi. Vì là răng tạm thời nên ba mẹ thường không quan tâm những vấn đề xảy ra ở hệ răng này. Tuy vậy, răng sữa lại đóng vai trò quan trọng trong việc ăn uống, sinh hoạt cũng như giao tiếp hàng ngày của trẻ.

Áp xe răng sữa có nên nhổ không? 
Trường hợp răng bị phá hủy nặng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sữa nhằm kiểm soát ổ viêm hoàn toàn

Các trường hợp trẻ bị áp xe răng sữa được chỉ định nhổ khi răng tổn thương ở mức độ nặng, không đảm bảo chức năng sinh lý răng và có nguy cơ phát sinh biến chứng nặng nề. Sau khi loại bỏ ổ áp xe, vệ sinh sạch sẽ và cho trẻ dùng thuốc. Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng sữa và hẹn lịch tái khám.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ bị áp xe răng không phải can thiệp nhổ bỏ răng sữa. Đối với tình trạng nhiễm trùng ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chích rạch áp xe, dẫn lưu mủ và chỉ định một số loại thuốc giúp giảm đau, chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho mô nướu phục hồi.

Phòng ngừa áp xe răng sữa bằng cách nào? 

Áp xe răng nói chung và áp xe răng sữa nói chung là bệnh lý có mức độ nặng, cấp tính và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị đúng cách. Bệnh có thể tái phát nhiều lần ở hệ răng sữa và cả răng vĩnh viễn khi gặp điều kiện thuận lợi.

Vì vậy, sau điều trị ba mẹ cần chủ động trong việc phòng ngừa bệnh lý tái phát ở trẻ. Cụ thể:

  • Nhắc nhở trẻ chải răng đều đặn từ 2 – 3 lần/ ngày. Ba mẹ cần hướng dẫn con chải răng đúng cách để loại bỏ mảng bám, làm sạch răng miệng.
  • Bên cạnh việc chải răng, cần cho trẻ dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng sát khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn, từ đó phòng ngừa các bệnh răng miệng hiệu quả.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để cân bằng độ ẩm trong khoang miệng, giảm sự ăn mòn của axit và sự phát triển quá mức của vi khuẩn.
  • Tăng cường bổ sung khoáng chất, vitamin cần thiết cho sức khỏe của bé nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Một số thực phẩm có lợi cho trẻ, bao gồm rau củ, các loại trái cây chứa ít axit, thịt cá, thực phẩm giàu canxi, flour,…
  • Tránh cho trẻ dùng quá nhiều thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường, axit. Đừng quên nhắc nhở con súc miệng với nước sạch sau các bữa ăn nhẹ để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám.
  • Đưa trẻ đến nha khoa thăm khám sức khỏe răng miệng từ 2- 3 lần/ năm. Đây là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa cũng như sớm phát hiện ra các vấn đề răng miệng và xử lý nhanh chóng, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không?”. Theo đó, việc nhổ răng sữa bị áp xe được thực hiện khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng, răng bị hư hại hoàn toàn. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể của trẻ, ba mẹ cần chủ động đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và xử lý đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 08:44 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 17:39 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Áp xe răng khôn Áp Xe Răng Khôn (Răng Số 8) Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp]

Áp xe răng khôn (răng số 8) là một dạng nhiễm trùng răng khá phổ biến, xảy ra khi xung…

Vỡ Áp Xe Răng: Biểu Hiện và Các Phương Pháp Chữa Trị Vỡ Áp Xe Răng: Biểu Hiện và Các Phương Pháp Chữa Trị

Vỡ áp xe răng nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm,…

Áp Xe Răng Sữa Có Nên Nhổ Răng Không? Nha Sĩ Chia Sẻ Áp Xe Răng Sữa Có Nên Nhổ Răng Không? Nha Sĩ Chia Sẻ

Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không? được nhiều ba mẹ quan tâm. Bởi đây là bệnh lý…

Chi Phí Điều Trị Áp Xe Răng Hết Bao Nhiêu? [Giá Hiện Nay] Chi Phí Điều Trị Áp Xe Răng Hết Bao Nhiêu? [Giá Hiện Nay]

“Chi phí điều trị áp xe răng hết bao nhiêu?” được nhiều người bệnh quan tâm. Hầu hết các trường…

Cách chữa áp xe răng tại nhà 10 Cách Chữa Áp Xe Răng Tại Nhà Xử Lý Nhanh Cơn Đau

Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng khá nguy hiểm, dễ gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua