Bệnh Trĩ Có Lây Không? Làm Sao Phòng Ngừa Hiệu Quả?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trĩ là căn bệnh rất dễ mắc phải xuất phát từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày kém khoa học như đứng ngồi quá lâu, mang vác vật nặng… Có một số trường hợp trong cùng một thời điểm các thành viên trong gia đình đều mắc bệnh. Điều này khiến cho nhiều người đặt ra câu hỏi không biết liệu bệnh trĩ có lây không? Để giải đáp thắc mắc này, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Bệnh trĩ là gì và được hình thành như thế nào?

Bệnh trĩ hay còn được gọi là lòi dom là căn bệnh phổ biến thuộc nhóm bệnh vùng hậu môn trực tràng. Bệnh được hình thành do sự giãn nở quá mức của các mạch máu và tĩnh mạch trĩ ở hậu môn. Tình trạng này kéo dài gây ứ đọng máu dẫn đến bất thường và hình thành bệnh lý ở búi trĩ. 

Bệnh trĩ có lây không?
Bệnh trĩ hay còn được gọi là lòi dom là bệnh lý phổ biến ở vùng hậu môn trực tràng

Bệnh đặc trưng với một số triệu chứng như đau rát, ngứa hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện… Ngoài ra một số trường hợp nặng có thể gây một số biến chứng hậu môn khác, thậm chí tiến triển thành ung thư gây hại cho sức khỏe và đe dọa tính mạng của người bệnh. 

Dựa theo cách mà búi trĩ được hình thành mà bệnh trĩ được chia làm 3 loại chính gồm: 

  • Trĩ nội: Đây là thể bệnh trĩ phổ biến và thường gặp nhất. Trĩ nội được hình thành do các tĩnh mạch hậu môn giãn phồng từ bên trong. Bệnh được chia làm 4 cấp độ tương ứng với 4 giai đoạn dựa theo kích thuốc búi trĩ. 
  • Trĩ ngoại: Khi búi trĩ được hình thành từ bên ngoài và được biểu hiện bằng các triệu chứng rõ ràng có thể quan sát bằng mắt thường. Bệnh trĩ ngoại thường dễ gây viêm nhiễm và gây khó khăn cho sự sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
  • Trĩ hỗn hợp: Đây là tình trạng bệnh kết hợp cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tuy nhiên trên thực tế thì có rất ít trường hợp mắc trĩ hỗn hợp ngay từ đầu mà bệnh thường xảy ra dưới dạng biến chứng của một trong hai dạng trĩ trên ở mức độ nặng. 

Bệnh trĩ có lây không? Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào từ trẻ em cho đến người lớn, bệnh có thể xảy ra với nhiều thành viên trong cùng một gia đình nên nhiều người nghĩ rằng bệnh có khả năng lây lan. Tuy nhiên, trên thực tế thì trĩ không phải bệnh lý viêm nhiễm nên không có khả năng lây từ người này sang người khác thông qua ăn uống hay sinh hoạt chung. 

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh trĩ chủ yếu xuất phát từ thói quen sinh hoạt và ăn uống hằng ngày của các thành viên trong gia đình giống nhau nên mới dẫn đến có nhiều người bị trĩ cùng lúc. Cụ thể một số nguyên nhân gây trĩ thường gặp như:

  • Thực đơn ăn uống hằng ngày ít chất xơ, không ăn rau, trái cây và uống ít nước. Từ đó dễ hình thành táo bón, đi ngoài phân sống, bắt buộc phải rặn nhiều khi đi đại tiện nên làm tăng nguy cơ bị trĩ. 
  • Lười vận động, thường xuyên ngồi một chỗ hoặc ngồi xổm quá lâu… là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trĩ. 
  • Một số người có thói quen mang theo điện thoại, sách báo… khi đi đại tiện dẫn đến đi vệ sinh lâu, không tập trung, lâu ngày cũng có thể gây trĩ. 
Bệnh trĩ có lây không?
Ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

Bên cạnh những nguyên nhân vừa kể trên, việc hình thành bệnh trĩ cũng có nguy cơ cao ở một số nhóm đối tượng như: 

  • Tuổi cao: Những người lớn tuổi trên 50 thường có hệ tiêu hóa kém, chức năng hấp thu dưỡng chất, co bóp và bài tiết của ruột yếu đi, kèm theo đó là sự suy giảm thoái hóa của dây chằng, cơ thắt hậu môn, khả năng trương lực cơ trơn đại tràng… khiến cho hệ thống hậu môn trực tràng bị suy yếu. Bên cạnh đó, những người ở độ tuổi này thường ít vận động do yếu chi nên càng dễ mắc bệnh táo bón và làm xuất hiện bệnh trĩ.
  • Người thừa cân, béo phì: Những người thừa cân béo phì thường bị suy giảm hoạt động thể lực, khiến cho quá trình tuần hoàn máu bị chậm lại, dẫn đến tụ máu cục bộ, tạo điều kiện làm phình giãn các mao mạch vùng hậu môn và gây ra trĩ ngoại. 
  • Phụ nữ mang thai: Sự phát triển quá mức của thai nhi trong thời kỳ mang thai vô tình tạo áp lực lên vùng hậu môn, vùng chậu và làm cho các tĩnh mạch ở niêm mạc ống hậu môn bị phình giãn quá mức gây ra trĩ. Thậm chí, triệu chứng trĩ càng ngày càng tăng nặng cho đến khi sinh con xong và được gọi là bệnh trĩ sau sinh gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mẹ. 

Bệnh trĩ có chữa khỏi không?

Các chuyên gia cho biết, tùy theo bệnh trĩ ở giai đoạn nào mà tỷ lệ chữa khỏi cao hoặc thấp. Cụ thể, khi chữa trĩ ngay từ giai đoạn đầu của bệnh (trĩ cấp độ 1 và 2) sẽ có tỷ lệ chữa khỏi rất cao. Vì thời điểm này các triệu chứng bệnh vẫn còn khá nhẹ, kích thước búi trĩ còn nhỏ nên có thể làm teo lại từ từ bằng cách dùng thuốc bôi trĩ, thuốc đặt trĩ hoặc các loại thuốc Tây dạng uống khác kết hợp các bài thuốc dân gian, thậm chí búi trĩ có thể tự rụng đi nếu đáp ứng điều trị. 

Còn ở giai đoạn trĩ cấp độ 3 hoặc 4 vẫn có thể chữa trị được nhưng quá trình này khá phức tạp, không còn đơn giản như các cấp độ nhẹ vì kích thước búi trĩ lớn, xổ ra ngoài và không có khả năng tự co lại. Thậm chí, một số trường hợp đã điều trị khỏi nhưng bệnh vẫn có nguy cơ tái phát cao. 

Bệnh trĩ có lây không?
Mắc bệnh trĩ nhẹ (cấp độ 1 và 2) dễ trị khỏi bằng thuốc, còn trường hợp trĩ nặng (cấp độ 3 và 4) bắt buộc phải can thiệp y tế để điều trị

Thông thường, đối với bệnh trĩ cấp độ 3 có thể chữa trị bằng thuốc uống kết hợp thuốc bôi ngoài, thuốc đặt hậu môn trong thời gian dài để kiểm soát triệu chứng. Đồng thời, thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà để khỏi bệnh nhanh chóng, rút ngắn thời gian sử dụng thuốc, hạn chế tác dụng phụ.

Còn đối với trĩ cấp độ 4 cũng là mức độ nghiêm trọng nhất với các triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy dữ dội, sa búi trĩ, chảy máu nhiều khi đi đại tiện, thậm chí vận động sinh hoạt bình thường cũng gây chảy máu… Với cấp độ này bác sĩ thường yêu cầu phải tiến hành phẫu thuật bằng các phương pháp cắt trĩ để ngăn chặn diễn tiến của bệnh và các biến chứng nguy hiểm như sa trực tràng, trĩ nghẹt, thiếu máu… 

Các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ

Có thể thấy, bệnh trĩ là căn bệnh có thể điều trị được và không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng trĩ thường rất khó chịu, gây ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe và phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy, để tránh đối mặt với trĩ, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cũng như giảm thiểu nguy cơ tái phát ở những người đã từng mắc phải. 

>> Xem thêm: Trĩ nội, trĩ ngoại và cách điều trị triệt để hàng ngàn người đã áp dụng thành công

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa trĩ hiệu quả, đơn giản:

Ăn uống khoa học

  • Bổ sung chất xơ, các loại vitamin khoáng chất thiết yếu có tác dụng nhuận tràng. 
  • Một số loại thực phẩm nhuận tràng nên sử dụng thường xuyên như: rau mồng tơi, rau lang, rau dền, rau đay, dưa hấu, chuối, khoai lang… 
  • Không sử dụng các chất kích thích, ăn các loại thực phẩm cay nóng, chứa nhiều gia vị như tiêu, ớt, mù tạt, thức ăn nhiều dầu mỡ… 

Uống nhiều nước

Hằng ngày nên uống đủ 2 lít nước để hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, các chất cặn bã ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn, tránh gây mất nước. Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể kết hợp với nước ép trái cây, nước canh súp… để bổ sung thêm các vitamin khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. 

Bệnh trĩ có lây không?
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh mất nước, giảm nguy cơ bị táo bón và bệnh trĩ

Bên cạnh đó, bạn cũng nên ưu tiên bổ sung thêm sữa tươi, sữa chua hằng ngày vì chúng có chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng như protein (75%), đường, lipid, vitamin, khoáng chất… Đặc biệt, hàm lượng acid amin cao trong protein từ sữa có khả năng nhuận tràng tốt, nhờ đó giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. 

Lưu ý, chỉ sử dụng các loại thức uống có lợi, tránh dùng đồ uống có cồn, chứa gas hay caffein thay cho nước lọc. Đây đều là những loại thức uống dễ gây nóng trong người, tăng nguy cơ táo bón và mắc bệnh trĩ. 

Luôn giữ cho hậu môn được sạch sẽ

Khu vực hậu môn trực tràng là nơi tập trung số lượng lớn vi khuẩn, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ rất dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn kỵ khí và gây ra viêm nhiễm. Hầu hết các loại vi khuẩn này sẽ gây ra nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh viêm tuyến mỡ dưới da, tuyến mồ hôi gây nổi mụn nhọt ở mông, bẹn, háng, phù thũng hoặc kích thích vùng da hậu môn, dẫn đến kích thích các búi trĩ xung quanh. 

Do đó, hãy tạo thói quen giữa vệ sinh hậu môn sạch sẽ giống như cách bạn vệ sinh vùng kín. Có như vậy mới ức chế được sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại, phòng ngừa bệnh trị tốt nhất. 

Thay đổi thói quen đi đại tiện

Hãy tạo cho mình thói quen đi đại tiện đều đặn hằng ngày và cùng một thời điểm nhất định, tốt nhất là vào buổi sáng. Ngoài ra, hãy từ bỏ ngay những thói quen xấu khi đi đại tiện như:

  • Tuyệt đối không được nhịn đi đại tiện vì khi ráng nhịn lại cảm giác muốn đi sẽ càng làm tăng nguy cơ bị táo bón. 
  • Khi đi đại tiện cần tập trung đi nhanh hết sức có thể, không nên ngồi lâu để xem điện thoại, sách báo… 
  • Thực hiện tư thế đi vệ sinh đúng cách, ngồi thẳng lưng, kê ghế dưới 2 chân.
Bệnh trĩ có lây không?
Tạo thói quen đi đại tiện hằng ngày, tuyệt đối không nhịn đại tiện hay đi quá lâu để tránh nguy cơ mắc bệnh trĩ

Tập luyện, vận động hằng ngày

Thể dục thể thao đều đặn hằng ngày giúp tăng cường sức bền, sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch chống lại các tác nhân mầm mống gây bệnh. Không những vậy, vận động đúng cách còn giúp kích thích sự hoạt động trơn tru của hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng hấp thu và bài tiết ở dạ dày, đường ruột, hỗ trợ đáng kể cho quá trình tuần hoàn máu đến khắp các cơ quan trong cơ thể, từ đó phòng ngừa được nguy cơ mắc bệnh trĩ. 

Chữa bệnh trĩ theo phương pháp Đông y

Khác với phương pháp Tây y, các phương pháp điều trị bệnh trĩ Đông y chỉ có duy nhất một dạng là dùng thuốc. Tuy nhiên thuốc Đông y hoàn toàn lành tính, không gây tác dụng phụ. Thậm chí có bài thuốc Đông y như Thăng trĩ Dưỡng huyết thang còn hiệu quả hơn thuốc Tây y nhờ cơ chế tác động từ tận gốc rễ căn nguyên gây bệnh, đồng thời còn có khả năng cải thiện sức khỏe cho người bệnh.

Trong nguyên lý điều trị bệnh trĩ của Đông y nói chung và Thăng trĩ Dưỡng huyết thang nói riêng, bên cạnh việc phải đẩy lùi được các triệu chứng của bệnh trĩ thì còn cần phải điều huyết, thông kinh, để máu sẽ không ứ đọng lại tại vùng tĩnh mạch hậu môn nữa. Từ đó giúp ngăn chặn các búi trĩ không hình thành trở lại sau khi đã điều trị xong.

Xem thêm: Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – Chữa bệnh trĩ cho người hiện đại bằng y học cổ truyền

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là bài thuốc chữa bệnh trĩ được kế thừa và phát triển từ công thức bí truyền của tộc người H’Mông, bao gồm 3 chế phẩm:

Tác dụng "3 trong 1" từ bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang giúp điều trị bệnh trĩ triệt để
Tác dụng “3 trong 1” từ bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang giúp điều trị bệnh trĩ triệt để

Chủ trị: Điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, ngứa hậu môn, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, apxe hậu môn.

Đặc biệt, liệu trình ngâm + bôi được sử dụng đặc trị cho các trường hợp mẹ bầu và trĩ sau sinh. Đây là điều ít có bài thuốc nào làm được.

Hiện nay, bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đang là phương pháp chữa trĩ được áp dụng tại Trung tâm Thuốc dân tộc – đơn vị y học cổ truyền hàng đầu tại Việt Nam có số lượng bệnh nhân đông nhất cả nước. Bài thuốc này được đánh giá cao bởi các chuyên gia bởi mang lại hiệu quả toàn diện và lâu dài, ngoài ra còn hoàn toàn lành tính, không gây ra tác dụng phụ.

Suốt gần 10 năm ứng dụng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đã trở thành lựa chọn hàng đầu của không ít người bệnh. Bao gồm cả những nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, Nghệ sĩ Bình Xuyên,… 

Tất cả đều đặt niềm tin vào Trung tâm, vào giải pháp đơn giản này vì chính chất lượng thực tế mang lại.

NS Bình Xuyên chia sẻ bí quyết khỏi bệnh trĩ nhờ Thuốc dân tộc
NS Bình Xuyên chia sẻ bí quyết khỏi bệnh trĩ nhờ Thuốc dân tộc

Thực chất, trĩ không thể lây lan nên hoàn toàn không nguy hiểm mà sự nguy hiểm nằm chính ở sự chủ quan, điều trị sai phương pháp của bệnh nhân. Đó mới là yếu tố khiến trĩ ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Chính vì thế, ngoài việc cân nhắc thật kỹ để lựa chọn giải pháp cho đúng, hãy chủ động thăm khám, phòng ngừa để tránh những biến chứng nghiêm trọng do trĩ gây ra.

Cùng nghe ý kiến của chuyên gia và người bệnh cảm nhận về Thăng trĩ Dưỡng huyết thang trong chương trình “Góc Nhìn Người Tiêu Dùng” được phát sóng trên VTC2 thời gian vừa qua để có cái nhìn khách quan nhất về giải pháp này

Xem chi tiết: Phóng sự VTC2 Góc nhìn người tiêu dùng chuyên đề “Chữa bệnh trĩ bằng Đông y”

Hy vọng những kiến thức trên đã giúp quý bạn đọc giải đáp được thắc mắc “bệnh trĩ có lây không?” cũng như nắm rõ nguyên tắc điều trị, cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất hãy chủ động thăm khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan, coi thường bệnh để được điều trị ngay từ giai đoạn đầu để đạt kết quả trị bệnh tối đa. 

Có thể bạn quan tâm

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 09:48 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:08 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Trung tâm Thuốc dân tộc đã chữa khỏi TRĨ NỘI, TRĨ NGOẠI, TRĨ HỖN HỢP cho hàng ngàn người chỉ bằng bài thuốc Đông y đơn giản. Đội ngũ chuyên gia, BS giỏi tại đây luôn sẵn sàng đồng hành và tư vấn giúp người bệnh 24/7.
chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá 6 Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Rau Diếp Cá Hiệu Quả Nhất

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá là đề tài đang khiến cho đa số bệnh nhân và giới chuyên…

Búi trĩ bị Viêm – Có mủ – Hoại tử nguy hiểm thế nào & Cách trị

Búi trĩ bị viêm, có mủ và hoại tử là các cấp độ tiến triển của bệnh trĩ. Khi xuất…

Sa búi trĩ là gì – Làm sao để búi trĩ thụt vào khi lòi ra ngoài?

Sa búi trĩ là triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân bị bệnh trĩ cấp độ trung bình hoặc…

Trĩ Ngoại Độ 3 Là Như Thế Nào? Hình Ảnh Nhận Biết & Điều Trị

Trĩ ngoại độ 3 là một dạng biến chứng của bệnh trĩ ngoại. Bệnh xuất hiện với biểu hiện búi…

Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Hoa quả là nhóm thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, có khả năng khắc phục cơn đau, táo bón…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua