Bệnh Rubella

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Rubella là bệnh truyền nhiễm gây sốt phát ban lành tính do virus RuV gây ra, rất dễ lây từ người sang người. Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi khiến trẻ dễ bị dị tật khi chào đời. Mắc Rubella có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường. Bệnh Rubella có thể kiểm soát bằng thuốc và phòng ngừa bằng vắc xin. 

Phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh Rubella nếu không tiêm phòng vắc xin sớm

Tổng quan

Bệnh Rubella (German Measles) hay sởi Đức là bệnh nhiễm trùng do virus RuV gây ra. Bệnh có khả năng truyền nhiễm, lây lan từ người sang người, đặc trưng với các triệu chứng như sốt, phát ban, nổi hạch...

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh Rubella. Trong giai đoạn thai kỳ, virus Rubella nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát của thai nhi, nhất là suy giảm thị lực, thính lực, dị tật tim... Ước tính có khoảng 700.000 trẻ em tử vong do mắc hội chứng Rubella bẩm sinh và khoảng 11.000 ca sảy thai do Rubella.

Bệnh Rubella là bệnh truyền nhiễm do virus Rubella gây ra

Nhiều người thường nhầm lẫn bệnh Rubella với bệnh sởi. Tuy nhiên, 2 căn bệnh này khác nhau, tuy cùng gây triệu chứng phát ban, sốt, đau họng nhưng virus gây Rubella khác với virus gây sởi. Sởi Đức được gọi là sởi 3 ngày, còn bệnh sởi gọi là sởi 10 ngày.

Hiện nay, tỷ lệ mắc Rubella đã và đang được kiểm soát một cách hiệu quả nhờ sự tiến bộ của y học, đặc biệt là vắc xin MMR (sởi - quai bị - Rubella), giảm nguy cơ dị tật thai nhi.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân 

Virus Rubella là tác nhân chính gây bệnh Rubella. Đây là loại virus RNA duy nhất của giống Rubivirus và thuộc họ Togaviridae gây ra. Khác với bệnh sởi là do virus Morbilivirus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Với cấu trúc lớp vỏ bảo vệ (capsid) và màng bao cứng chắc giúp chúng có khả năng xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể người.

Virus Rubella thuộc giống Rubivirus họ Togaviridae là tác nhân chính gây bệnh Rubella ở người

Loại virus này được phát hiện lần đầu tiên bởi bác sĩ người Đức Daniel Sennert. Qua nhiều nghiên cứu khoa học, các chuyên gia đã phát hiện ra loại virus này có khả năng gây dị tật bẩm sinh ở trẻ em, đặc biệt trong thai kỳ (hội chứn Rubella bẩm sinh - CRS). Con đường lây nhiễm chính là từ mẹ sang con hoặc thông qua đường hô hấp, tiếp xúc với dịch tiết hoặc giọt bắn từ mũi, cổ họng.

Người mang virus truyền sang cho người khỏe mạnh. Chúng xâm nhập vào trong cơ thể, trú ngụ trong đường hô hấp và nhanh chóng nhân lên, phát triển lây lan sang các hạt lympho, di chuyển vào máu để khởi phát thành bệnh. Sau khoảng 16 - 18 ngày ủ bệnh, các triệu chứng sẽ khởi phát rõ rệt và vẫn tiếp tục lây nhiễm nhanh trong vòng 7 ngày sau đó.

Yếu tố nguy cơ 

  • Cả người lớn và trẻ em chưa từng mắc bệnh Rubella trước đây đều có nguy cơ mắc bệnh;
  • Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú bị nhiễm Rubella;
  • Người chưa tiêm phòng vắc xin ngừa Rubella;
  • Đi du lịch đến những nơi có dịch Rubella, tiếp xúc trực tiếp (ôm, hôn, bắt tay, ăn uống chung) với người bệnh hoặc gián tiếp thông qua các bề mặt, vật dụng chứa virus;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Có khoảng 50% trường hợp mắc bệnh Rubella nhưng không gây ra triệu chứng. Nhưng bản thân người bệnh đang mang virus và vẫn có thể lây bệnh sang cho những người xung quanh. Phát ban là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh. Trẻ nhỏ thường phát ban ngay sau khi nhiễm virus, nhưng ở trẻ lớn và người trưởng thành. phát ban thường xuất hiện sau các triệu chứng khác.

Bệnh nhân Rubella có các triệu chứng nhiễm trùng đặc trưng như phát ban, sốt, đau họng, ho, đau khớp...

Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh Rubella bao gồm:

  • Phát ban
  • Sốt nhẹ
  • Đau họng
  • Ho
  • Sổ mũi
  • Đau đầu
  • Đau khớp
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Đau mắt đỏ (dấu hiệu của viêm kết mạc)

Cụ thể các giai đoạn phát triển bệnh Rubella như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài trong vòng 16 - 18 ngày hoặc nhiều hơn từ 14 - 23 ngày, nhưng trung bình khoảng 10 ngày kể từ khi tiếp xúc cho đến lúc khởi phát triệu chứng sốt. Trong giai đoạn này gây ra các triệu chứng sau:
    • Sốt
    • Đau đầu
    • Mệt mỏi
    • Sưng hạch
    • Viêm kết mạc nhẹ
    • Với trẻ em thường phát ban đầu tiên.
  • Giai đoạn toàn phát: Đặc trưng với các triệu chứng rõ ràng gồm:
    • Phát ban: Thường ở trán, mặt, lây lan xuống lưng và các chi. Tổn thương là các dát sẩn nhỏ, sáng màu kết hợp quầng da đỏ. Thường tồn tại trong 1 - 5 ngày, nhưng thường là 3 ngày;
    • Sưng đau khớp: Thường là khớp cổ tay, ngón tay, khớp gối. Cơn đau thường xuất hiện đồng thời trong giai đoạn phát ban;
    • Đau tinh hoàn: Thường xảy ra ở người trẻ tuổi;
  • Giai đoạn lui bệnh:
    • Kéo dài trong vòng 3 - 4 ngày hoặc đến khi bệnh khỏi hoàn toàn. Hầu hết các triệu chứng trong giai đoạn này đều thuyên giảm và biến mất, riêng đau khớp có thể kéo dài khoảng 2 tuần sau đó.
    • Tuy các triệu chứng Rubella được kiểm soát nhưng virus vẫn tồn tại trong cơ thể, tái phát trở lại sau 1 năm hoặc đối với trẻ nhỏ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ phải liên tục đào thải virus qua phân đến khi trẻ được 30 tháng tuổi.

Chẩn đoán 

Bệnh Rubella có thể được chẩn đoán chính xác thông qua thăm khám lâm sàng, đánh giá triệu chứng và kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng sau:

Xét nghiệm máu, dịch tiết và nước tiểu giúp phát hiện kháng thể chống virus hoặc virus Rubella

  • Xét nghiệm máu: Phân tích mẫu máu của người bệnh cho phép phát hiện các kháng thể chống lại virus Rubella hoặc đã từng tiêm vắc xin ngừa bệnh hay chưa.
  • Xét nghiệm dịch mũi - họng: Dùng que gạc y tế để lấy mẫu dịch từ mũi hoặc cổ họng và mang đi làm xét nghiệm, tìm kiếm sự hiện diện của virus Rubella.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này ít khi được chỉ định, trừ khi 2 xét nghiệm trên không cho kết quả rõ ràng, nhằm mục đích tìm kiếm dấu hiệu tồn tại của Rubella.

Biến chứng và tiên lượng

Đối với người lớn, tiến triển và triệu chứng Rubella thường không quá nguy hiểm. Bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày, tối đa 1 tuần. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai mắc Rubella có nguy cơ sảy thai cao và gây hội chứng Rubella bẩm sinh cho bào thai trong bụng.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh Rubella có nguy cơ cao gây dị tật thai nhi

Trẻ nhiễm virus Rubella ngay khi chào đời do bị lây truyền từ mẹ sẽ có nguy cơ dị tật cao, gây ra hàng loạt các biến chứng khó lường như:

  • Suy giảm thị lực và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt như chứng tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể;
  • Suy giảm thính giác, điếc bẩm sinh;
  • Dị tật tim bẩm sinh;
  • Các vấn đề về tổn thương não, thần kinh như chứng đầu nhỏ, viêm não - viêm màng não, thiểu năng trí tuệ, gây khác biệt trong tư duy, hành vi, học tập...;
  • Các bệnh về máu như chứng thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu;
  • Bệnh gan, lách to (Hội chứng Hepatosplenomegaly);
  • Bệnh đái tháo đường type 1 do rối loạn insulin;
  • Các bệnh viêm đường hô hấp;

Hầu hết các trường hợp Rubella thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi khi được chăm sóc, điều trị tích cực. Tuy nhiên, nếu nhiễm virus Rubella khi đang mang thai, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn cách điều trị, kiểm soát sự ảnh hưởng của virus Rubella đến phôi thai, giảm thiểu nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Điều trị

Cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc hay phương pháp đặc trị bệnh Rubella. Tùy từng trường hợp cụ thể đối tượng mắc, mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp

Trường hợp Rubella thông thường

Đối với những đối tượng thông thường, khi nhiễm virus Rubella triệu chứng thường nhẹ và tự thuyên giảm, biến mất sau giai đoạn toàn phát.

Dùng thuốc và chăm sóc tích cực tại nhà giúp cải thiện triệu chứng Rubella

Bệnh nhân thường được kêt toa sử dụng thuốc không kê đơn (điển hình như nhóm acetaminophen, paracetamol hoặc ibuprofen) giúp cải thiện các triệu chứng nhiễm trùng như sốt, phát ban, đau họng... Đồng thời, khuyến khích thực hiện các mẹo sau đây để cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn:

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi tại giường;
  • Uống nhiều nước;
  • Ăn uống đầy đủ, dinh dưỡng, ưu tiên thực phẩm giúp tăng sức đề kháng;
  • Giữ vệ sinh răng miệng, mũi họng, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý;
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nếu bị đau mắt;

Đặc biệt, bệnh nhân Rubella cần được cách ly, tránh tiếp xúc với những người xung quanh nhằm giảm nguy cơ lây lan.

Hội chứng Rubella bẩm sinh

Đối với trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh, việc điều trị bệnh sẽ được bác sĩ can nhắc và chỉ định tùy theo mức độ nghiêm trọng của biến chứng. Một vài trường hợp có thể điều trị bằng thuốc, chăm sóc y tế, vật lý trị liệu hoặc thậm chí phẫu thuật.

Tuy nhiên, với những tổn thương vĩnh viễn, trẻ bị thiểu năng trí tuệ, bệnh tim, viêm não... chỉ có thể kiểm soát triệu chứng, ngăn chặn tiến triển nặng nhằm duy trì chất lượng cuộc sống cho trẻ.

Phòng ngừa

Bệnh Rubella tuy không có cách điều trị, nhưng có thể phòng ngừa được bằng vắc xin với hiệu quả lên đến 97%. Cả người lớn và trẻ em khi được tiêm phòng đầy đủ sẽ phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Đối với phụ nữ có kế hoạch mang thai, được khuyến cáo nên làm xét nghiệm kháng thể Rubella hoặc tiêm phòng vắc xin ít nhất 1 tháng trước khi có định mang thai.

Tiêm phòng vắc xin là giải pháp hiệu quả giúp phòng ngừa Rubella cho mọi đối tượng

Hiện nay, có 2 loại vắc xin ngừa được virus Rubella gồm:

  • Vắc xin MMR: Chủng ngừa 3 bệnh sởi - quai bị - rubella. Chỉ định dùng được cho mọi đối tượng, từ 12 tháng tuổi trở lên.
  • Vắc xin MMRV: Chủng ngừa 4 bệnh sởi - quai bị- rubella - thủy đậu. Nhóm vắc xin này được chỉ định cho đối tượng từ 12 tháng tuổi - 12 tuổi.

Ngoài ra, một số biện pháp khác giúp bảo vệ cơ thể khỏi virus gây Rubella như:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tránh tiếp xúc hoặc sử dụng chung bất kỳ đồ vật nào của người bệnh Rubella.
  • Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, dùng tay che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, sau đó rửa tay hoặc xịt cồn khử khuẩn ngay.
  • Tìm hiểu kỹ về địa điểm du lịch sắp tới, tránh đến những nơi đang bùng dịch truyền nhiễm nói chung và Rubella nói riêng.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Rubella có phải bệnh truyền nhiễm không?

2. Nguyên nhân gây bệnh Rubella là gì?

3. Bệnh Rubella có khác bệnh sỏi và thủy đậu không?

4. Tôi cần thực hiện những xét nghiệm nào để chẩn đoán Rubella?

5. Tiên lượng mức độ nghiêm trọng về bệnh Rubella của tôi?

6. Tôi nhiễm virus Rubella khi mang thai có sao không?

7. Con tôi mắc hội chứng Rubella bẩm sinh có nguy hiểm không?

8. Bệnh Rubella có chữa khỏi được không?

9. Có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh Rubella không?

10. Tôi cần làm gì để chăm dự phòng bệnh Rubella?

Rubella là căn bệnh truyền nhiễm với khả năng lây lan nhanh chóng. Các chuyên gia khuyến cáo toàn dân nên tiêm vắc xin Rubella để phòng ngừa bệnh, đặc biệt là phụ nữ mang thai để giảm nguy cơ gây dị tật thai nhi. Trường hợp đã mắc bệnh, dù bất cứ đối tượng nào cũng đều phải thăm khám y tế, chẩn đoán và điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ.

Ngày đăng 09:58 - 17/04/2023 - Cập nhật lúc: 09:59 - 17/04/2023
Chia sẻ:
Viêm đường hô hấp dưới Bệnh Viêm Đường Hô Hấp Dưới
Viêm đường hô hấp dưới là nhóm các bệnh lý nhiễm trùng thường gặp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, lao phổi... Bệnh dễ xảy ra…
Viêm amidan Bệnh Viêm Amidan
Viêm amidan là bệnh lý đường hô hấp phổ biến,…
Bệnh viêm họng
Bệnh viêm họng có thể xảy ra ở bất kỳ…
Bệnh Viêm Màng Nhĩ Bọng Nước
Viêm màng nhĩ bọng nước là một dạng nhiễm trùng…
Viêm tai giữa Bệnh Viêm Tai Giữa

Viêm tai giữa là bệnh lý tai mũi họng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng…

Bệnh viêm họng mãn tính

Bệnh viêm họng mãn tính xảy ra khi nhiễm trùng họng cấp không được điều trị. Tình trạng này khiến…

Mất Thính Lực (điếc tai)

Mất thính lực hay điếc tai có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ nhỏ đến…

Bệnh Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là một trong những dạng ung thư vùng đầu - cổ ít gặp. Bệnh lý này…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua