Bệnh U nang bã nhờn

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

U nang bã nhờn là những khối nhỏ, thường không đau nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Một số trường hợp nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng khó lường như nhiễm trùng, hình thành áp xe mưng mủ... Các chọn lựa điều trị tốt nhất đối với u nang bã nhờn là rạch dẫn lưu hoặc tiểu phẫu loại bỏ kết hợp dùng thuốc kháng sinh ngăn chặn nhiễm trùng. 

U nang bã nhờn là những khối u kín bên trong chứa chất dịch lỏng không phải ung thư

Tổng quan

U nang bã nhờn (Sebaceous Cysts) là những vết sưng chứa chất dịch đặc màu vàng. Chúng được sản xuất quá mức bởi các tuyến bã nhờn và tích tụ dưới da, thường không gây đau và có thể phát triển từ từ theo thời gian. So với các dạng u nang khác, u nang bã nhờn ít phổ biến. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như đầu, cổ, lưng và cơ quan sinh dục.

Đa số trường hợp không cần điều trị do những khối u nang này đều vô hại, không có khả năng phát triển thành ung thư. Tuy nhiên, nếu chúng phát triển quá mức, sưng phù nặng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc nhiễm trùng cần can thiệp phẫu thuật để loại bỏ càng sớm càng tốt.

Phân loại

U nang bã nhờn được chia làm 2 dạng chính gồm: u nang biểu bì và u nang lông. Cả hai dạng này đều có điểm chung là chứa chất dịch lỏng màu vàng (keratin), nhưng khác nhau về vị trí phát triển.

  • U nang biểu bì: Đây là dạng u nang phổ biến nhất, được hình thành từ các tế bào có khả năng tạo nên lớp ngoài cùng của da (biểu bì).
  • U nang lông: Được hình thành từ các tế bào có nhiệm vụ hình thành nang lông.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Các khối u nang bã nhờn được hình thành do sự tắc nghẽn của tuyến bã nhờn, tuyến có nhiệm vụ sản xuất chất keratin bôi trơn và nuôi dưỡng da, tóc. Khi lượng chất tích tụ đủ lớn, chúng sẽ hình thành khối u sưng lên ẩn dưới bề mặt da.

Chấn thương da gây tắc nghẽn tuyến bã nhờn là nguyên nhân hình thành u nang bã nhờn

Có nhiều yếu tố dẫn đến tắc nghẽn tuyến bã nhờn và gia tăng bất thường của các tế bào hình thành u nang gồm:

  • Chấn thương bề mặt da gây trầy xước hoặc vết thương hậu phẫu thuật;
  • Nổi mụn trứng cá hoặc các loại mụn nhọt khác làm khởi phát viêm làm vỡ tuyến bã nhờn;
  • Khiếm khuyết hoặc dị tật phát triển tuyến bã nhờn;
  • Ảnh hưởng từ yếu tố di truyền, thường là do hội chứng nevi tế bào đáy, hội chứng Gorlin hoặc hội chứng Gardner;
  • Rối loạn nội tiết tố, thường liên quan đến estrogen;

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ hình thành khối u nang bã nhờn như:

  • Trẻ em bước vào độ tuổi dậy thì;
  • Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời;
  • Nam giới có nguy cơ phát triển u nang bã nhờn cao hơn nữ giới;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Bản chất của khối u nang bã nhờn là khối nhỏ dưới da, ấn mềm, sưng đỏ nhưng thường không gây đau. Tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh mà số lượng và kích thước u nang có thể khác nhau. Các vị trí khối u nang bã nhờn thường xuất hiện như mặt, cổ, da đầu, lưng...

Đặc trưng triệu chứng của các khối u nang như:

  • Kích thước khối u thường lớn hơn 5cm;
  • Dấu hiệu nhiễm trùng gây sưng đau, đỏ, rỉ dịch mủ;
  • Có khả năng tái phát nhanh dù đã cắt bỏ;

Chẩn đoán

Để chẩn đoán xác nhận u nang bã nhờn và phân biệt với các vấn đề khác hình thành u nang khác, bác sĩ thường kết hợp giữa các bước thăm khám lâm sàng, kiểm tra triệu chứng và đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Các khối u nang bã nhờn có thể được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm hình ảnh

Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm bổ sung, nhằm phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị. Cụ thể một số kỹ thuật xét nghiệm được áp dụng phổ biến như:

  • Siêu âm: Kỹ thuật này cho phép bác sĩ quan sát hình ảnh tổn thương thực thể và đánh giá xem bên trong khối u nang chứa những chất gì.
  • Chụp CT Scan: So với siêu âm, hình ảnh CT scan cho phép quan sát chi tiết hơn về các tổn thương bất thường ở khối u nang. Kỹ thuật này thường được chỉ định trong những trường hợp nghiêm trọng được chỉ định phẫu thuật.
  • Sinh thiết: Trong trường hợp khối u nang bã nhờn phát triển nặng và nghi ngờ là ung thư cần phải tiến hành lấy mẫu mô bệnh phẩm để làm sinh thiết.

Biến chứng và tiên lượng

Đa số các trường hợp phát triển u nang bã nhờn thường tự biến mất sau một thời gian. Nhưng với những trường hợp khối u nang phát triển nghiêm trọng, bệnh nhân cần phải can thiệp điều trị y tế cần thiết. Ngược lại, nếu không được điều trị kịp thời, các khối u nang bã nhờn có thể gây ra các biến chứng khó lường như:

  • Viêm nhiễm, tăng nguy cơ nhiễm trùng sau khi vỡ khối u;
  • Khối u nang vỡ có thể hình thành áp xe;
  • Ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân;

Hầu hết bệnh nhân phát triển khối u nang bã nhờn nếu đã được phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn gần như không có khả năng tái phát về sau. Đối với tình trạng nhiễm trùng, sau phẫu thuật có thể sử dụng kháng sinh để ổn định tình trạng. Bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan, vì tình trạng này vẫn có nguy cơ gây tử vong nếu không được điều trị đúng cách.

Điều trị

Tùy theo tiến triển hoặc tình trạng nghiêm trọng của khối u nang bã nhờn, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Một số chọn lựa điều trị phù hợp gồm:

Điều trị u nang bã nhờn hiệu quả bằng cách chích rạch dẫn lưu hoặc tiểu phẫu cắt bỏ hoàn toàn

  • Dùng thuốc: Đối với những khối u nang có dấu hiệu nhiễm trùng, gây sưng viêm có thể được chỉ định tiêm corticosteroid để cải thiện tình trạng này.
  • Rạch dẫn lưu: Những khối u sưng quá to, dù không nguy hiểm nhưng vì lý do thẩm mỹ cần thực hiện loại bỏ bằng kỹ thuật chích rạch dẫn lưu. Quy trình thực hiện bằng cách tiến rạch một đường trên khối u, sau đó dùng lực tay để ép chất dịch bên trong ra ngoài. Phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, chất dịch viêm được loại bỏ nhưng sau thời gian ngắn chúng sẽ nhanh chóng tái phát trở lại.
  • Tiểu phẫu cắt bỏ khối u: Trong trường hợp khối u nang chưa tiến triển viêm, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện cắt bỏ hoàn toàn khối u. Phương pháp này đem lại hiệu quả cao, đơn giản, nhanh chóng và tương đối an toàn. Sau tiểu phẫu, chỉ cần chăm sóc tích cực để phòng ngừa nhiễm trùng.
  • Cắt bỏ khối u bằng tia laser: So với tiểu phẫu cắt bỏ truyền thống, cắt bỏ bằng tia laser được xem là kỹ thuật hiện đại, đem lại hiệu quả cao, ít đau, ít chảy máu và nhanh phục hồi hơn. Ngoài cắt bỏ, một số trường hợp dùng tia laser nhằm mục đích sinh thiết đục lỗ để dẫn lưu chất dịch trong khối u nang.

Sau điều trị, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh dạng uống hoặc dạng bôi để kiểm soát nhiễm trùng. Kết hợp dùng thuốc bôi trị sẹo để làm mờ vết mổ. Kết hợp chăm sóc tích cực vệ sinh vết mổ và ăn uống đầy đủ cho đến khi lành hẳn. Đồng thời, tuân thủ lịch tái khám để theo dõi vết thương và tiến triển thuyên giảm của bệnh.

Phòng ngừa

Đa phần những khối u nang bã nhờn đều không quá nghiêm trọng, nhưng vì chúng phát triển do nhiều yếu tố khác nhau nên rất khó để phòng ngừa hoàn toàn. Bạn chỉ có thể thực hiện các biện pháp sau để làm giảm nguy cơ:

  • Bảo vệ làn da khỏi các chấn thương va chạm hoặc tác động nhiệt quá mức để tránh gây tổn thương.
  • Chăm sóc da tích cực để giảm nguy cơ nhiễm trùng hay hình thành mụn trứng cá.
  • Thực hiện lối sống và sinh hoạt khoa học để ổn định sức khỏe, nâng cao sức đề kháng chống lại các tác nhân nhiễm trùng da, giảm nguy cơ rối loạn nội tiết.
  • Thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện các khối u nang xuất hiện bất thường để giảm thiểu biến chứng.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tại sao cơ thể tôi nổi các khối u nang bã nhờn?

2. Sự xuất hiện của khối u nang bã nhờn có nguy hiểm không?

3. Tôi cần làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán căn nguyên gây khối u nang bã nhờn?

4. U nang bã nhờn gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của tôi?

5. Phương pháp điều trị u nang bã nhờn tốt nhất dành cho tôi?

6. Tình trạng của tôi có cần phải phẫu thuật không?

7. Tôi có cần dùng thuốc kháng sinh sau điều trị không?

8. Mất bao lâu để chữa khỏi hoàn toàn u nang bã nhờn?

9. Chi phí điều trị u nang bã nhờn tốn bao nhiêu? Có dùng được BHYT không?

10. Tôi cần làm gì để phòng ngừa tái phát u nang bã nhờn?

Sự hình thành của các khối u nang bã nhờn có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Đa số các trường hợp u nang bã nhờn khá lành tính, không phải ung thư và không nhất thiết phải điều trị. Nhưng trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân cần thực hiện tiểu phẫu loại bỏ để ngăn chặn tiến triển và loại bỏ khối u hoàn toàn. Kết hợp chăm sóc tích cực hàng ngày và giảm thiểu chấn thương để tránh nguy cơ tái phát.

Ngày đăng 10:17 - 31/07/2023 - Cập nhật lúc: 10:17 - 31/07/2023
Chia sẻ:
Bệnh U nang biểu bì
U nang biểu bì là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp. Đa số trường hợp được chẩn đoán u nang biểu bì đều là khối u lành…
Nấm da đầu Bệnh Nấm Da Đầu
Nấm da đầu là bệnh lý nhiễm trùng da đầu…
Chấy Rận (chí rận)
Chấy rận xuất hiện rất phổ biến ở da đầu…
Bệnh Giời Leo
Giời leo là tình trạng phát ban ngoài da kèm…
Bệnh Tổ Đỉa

Bệnh tổ đỉa là căn bệnh da liễu phổ biến. Bệnh gây nổi mụn nước ngứa ngáy ở kẽ và…

Bệnh Bạch Tạng

Bạch tạng là bệnh lý giảm sắc tố do di truyền gen lặn. Bệnh nhân bạch tạng thường có màu…

Bệnh lang ben Bệnh Lang Ben

Lang ben là bệnh lý về da thường gặp do nhiễm loại nấm Pityrosporum ovale. Bệnh gây những tổn thương…

Bệnh U Máu

U máu là những khối u lành tính, không phải ung thư do chúng có khả năng ngưng phát triển…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua