Da liễu

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh da liễu là nhóm bệnh lý rất phổ biến hiện nay gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nhiều bệnh. Chuyên khoa Da liễu của Trung tâm Thuốc dân tộc có chức năng khám, tư vấn điều trị các bệnh da liễu như viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da dị ứng, tổ đỉa, viêm da tiết bã, mề đay… bằng phương pháp y học cổ truyền. Chuyên khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ y học cổ truyền đầu ngành, dịch vụ y tế chất lượng cao, hiệu quả trong điều trị, an toàn được đông đảo người bệnh tin tưởng và khỏi bệnh.

Bệnh da liễu là gì?

Da là cơ quan có diện tích lớn nhất cơ thể, có chức năng bao phủ, bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương khi va chạm, các mầm bệnh. Ngoài ra, da có chức năng tránh tình trạng cơ thể mất nước; tiếp nhận cảm xúc nóng, lạnh, đau…; điều hòa thân nhiệt, dự trữ lipid, tham gia sản sinh vitamin D…

Bệnh da liễu chỉ các chứng bệnh ảnh hưởng đến da, tóc, móng, lông, cơ và tuyến liên quan bề mặt của cơ thể. Đây là tình trạng bề mặt da bị viêm hoặc kích ứng mà gây ra các triệu chứng dưới da hoặc trên bề mặt da.

Các bệnh da liễu thường gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Nhiều trường hợp, bệnh gây tình trạng viêm nhiễm, bội nhiễm nghiêm trọng, tổn thương và sẹo vĩnh viễn.

Có rất nhiều các bệnh lý da liễu với các triệu chứng khác nhau. Một số bệnh da liễu thường gặp nhất gồm: Viêm da cơ địa, vảy nến, mề đay, chàm, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da dầu (viêm da tiết bã), chốc lở, bạch biến, lang ben, hắc lào, viêm nang lông, mụn, ung thư da…

Các dấu hiệu bệnh da liễu thường gặp

Tùy vào từng bệnh lý da liễu gặp phải mà người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng này có thể nặng, nhẹ, rầm rộ hay âm ỉ tùy thuộc vào mức độ bệnh. Một số dấu hiệu nhận biết các bệnh da liễu thường gặp gồm:

  • Một vùng da có dấu hiệu sưng đỏ hoặc trắng
  • Da gặp tình trạng phát ban gây ngứa rát hoặc đau
  • Da khô, thô ráp, đóng vảy
  • Da bong tróc hoặc bị lột da để lộ vùng da non
  • Da nổi mụn nước, loét da, có vết loét hở
  • Da nứt nẻ, chảy máu, đau nhức
  • Một vùng da bị đổi màu, nổi u nhỏ, mụn cóc, nốt ruồi
  • Mất sắc tố da, da phồng rộp, sưng đỏ…

Nguyên nhân gây bệnh da liễu

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh da liễu, trong đó, dị ứng cơ địa và tắc lỗ chân lông là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Các biểu hiện da bị dị ứng và tắc lỗ chân lông thường là ngứa, viêm, sưng đau, rát. Ngoài ra, một số yếu tố là nguyên nhân gây bệnh da liễu gồm:

  • Vi khuẩn trên da, lỗ chân lông, tóc gây tắc nghẽn dẫn đến viêm ngứa
  • Virus, nấm, ký sinh trùng, vi sinh vật dưới da gây bệnh
  • Hệ miễn dịch suy giảm, chức năng hệ miễn dịch rối loạn
  • Da tiếp xúc với các chất, các tác nhân gây dị ứng, kích ứng
  • Da nhạy cảm, cơ địa dị ứng dễ xảy ra các phản ứng dị ứng trên da
  • Các bệnh lý tuyến giáp, miễn dịch, thận…
  • Lây nhiễm từ người này sang người khác
  • Dị ứng với thời tiết, khói bụi, côn trùng, động vật…

Cách điều trị bệnh da liễu

Tùy vào từng loại bệnh da liễu, mức độ nặng – nhẹ khác nhau mà có phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh nên thăm khám để xác định được nguyên nhân và tình trạng bệnh da liễu gặp phải. Một số giải pháp điều trị bệnh da liễu phổ biến gồm:

Sử dụng thuốc Tây

Các loại thuốc bôi ngoài da và uống được bác sĩ kê đơn, chỉ định theo tình trạng của mỗi người bệnh. Một số nhóm thuốc có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng histamine giảm ngứa, giảm tình trạng dị ứng
  • Thuốc Steroid kháng viêm, giảm ngứa
  • Thuốc kháng sinh
  • Các loại thuốc bổ sung vitamin
  • Nhóm thuốc giảm đau
  • Các loại thuốc bôi ngoài da giúp cải thiện triệu chứng

Ngoài ra, bệnh da liễu có thể được cải thiện bằng một số biện pháp hiện đại hơn như là tia laser, ánh sáng xanh, quang trị liệu…

Các biện pháp hỗ trợ khác

  • Làm sạch da, tuân thủ các bước vệ sinh da 
  • Tránh xa các tác nhân gây bệnh viêm da
  • Bổ sung các loại vitamin, chất xơ
  • Áp dụng các mẹo dân gian

Đội ngũ bác sĩ da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc

Phụ trách Chuyên khoa Da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc là Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan - Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Bác sĩ Lan đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh da liễu. Bên cạnh đó, chuyên khoa còn có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm.
Bác sĩ Trần Thị Hương Lan

BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

5
  • Chức vụ: Giám đốc Chuyên môn cơ sở HCM
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Chuyên khoa: Trung tâm Xương khớp IHR
  • Năm kinh nghiêm: Hơn 25 năm

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

5
  • Chức vụ: Giám đốc Chuyên môn Đông Phương Y Pháp
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKI
  • Chuyên khoa: Thần kinh
  • Năm kinh nghiêm: 40 năm
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

4
  • Chức vụ: Phó Giám đốc Chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Chuyên khoa: Da liễu
  • Năm kinh nghiêm: 40 năm
Bác sĩ nguyễn thị phương mai

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

5
  • Chức vụ: Cố vấn chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKI
  • Chuyên khoa: Gan - Mật
  • Năm kinh nghiêm: Gần 40 năm

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

5
  • Chức vụ: Bác sĩ điều trị
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ
  • Chuyên khoa: Thần kinh
  • Năm kinh nghiêm: Hơn 10 năm
Lương y Phùng Hải Đăng

LƯƠNG Y PHÙNG HẢI ĐĂNG

5
  • Chức vụ: Trưởng khoa khám bệnh
  • Học hàm/ học vị: Lương Y
  • Chuyên khoa: Trung tâm Xương khớp IHR
  • Năm kinh nghiêm: Hơn 20 năm
Lương y Trần Mạnh Xuyên

TRẦN MẠNH XUYÊN

4
  • Chức vụ: Thầy thuốc y học cổ truyền
  • Học hàm/ học vị: Lương Y
  • Chuyên khoa: Nam học
  • Năm kinh nghiêm: Hơn 10 năm
bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

3.3
  • Chức vụ: Bác sĩ phụ trách chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Chuyên khoa: Trung tâm Xương khớp IHR
  • Năm kinh nghiêm: 40

Giải pháp điều trị bệnh da liễu tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Với bề dày hơn 1 thập kỷ hoạt động, Chuyên khoa Da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc ứng dụng thành công giải pháp điều trị bệnh từ y học cổ truyền với bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Bài thuốc là thành quả sau nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu bởi đội ngũ bác sĩ đầu ngành. Giải pháp điều trị bệnh da liễu của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp 3 nhóm thuốc uống, bôi, ngâm rửa mang lại cơ chế điều trị “TRONG ẨM NGOẠI ĐỒ” - Trong uống ngoài bôi. Bài thuốc điều trị bệnh da liễu từ căn nguyên bệnh sinh, loại bỏ triệu chứng ngoài da, tái tạo da, chống tái phát. Trong đó:
THUỐC UỐNG TRONG

Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu độc, mát gan, tăng cường chức năng gan, thận và tạng phủ điều trị bệnh da liễu từ căn nguyên bên trong. Tiêu viêm, tiêu ngứa, kháng viêm, ổn định cơ địa, chống dị ứng điều trị triệu chứng ngoài da, chống tái phát. Đồng thời, bài thuốc tăng cường miễn dịch, tăng đề kháng, tăng cường sức khỏe cơ thể.

THUỐC NGÂM RỬA

Làm sạch da, sát khuẩn, khoanh vùng tổn thương ngoài da không cho lan rộng, làm mềm da, bong vảy tự nhiên, kháng viêm, chống bội nhiễm. Thuốc ngâm rửa giúp xoa dịu các triệu chứng ngứa rát ngoài da, làm se vết thương viêm loét. Đồng thời, thuốc ngâm rửa giúp làm mềm da, thông thoáng lỗ chân lông giúp tinh chất bôi dễ thẩm thấu.

TINH CHẤT BÔI

Được chiết xuất từ nhiều vị thuốc Nam tốt cho da có tác dụng cấp ẩm, làm mềm da, loại bỏ triệu chứng đau rát, viêm nhiễm do bệnh viêm da, nuôi dưỡng và tái tạo da, chữa lành tổn thương tự nhiên, mờ sẹo thâm, làm đều màu da, mang lại làn da mịn màng hơn. Đồng thời, tinh chất bôi tạo hàng rào bảo vệ da tự nhiên trước các tác nhân gây bệnh.

Ưu điểm giải pháp điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Điều trị bệnh da liễu từ căn nguyên gây bệnh bên trong

Loại bỏ các triệu chứng viêm, ngứa rát, khô da, nứt nẻ

Làm lành da tự nhiên, liền sẹo và hạn chế biến chứng

Được điều trị bệnh bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi

Sử dụng thuốc Nam sạch chuẩn GACP-WHO an toàn

Vừa điều trị bệnh, vừa bồi bổ cơ thể và chống tái phát

95% người bệnh được điều trị thành công sau 2-3 tháng

Dịch vụ y tế đạt chuẩn, chi phí minh bạch, bác sĩ đồng hành

Cơ sở vật chất

Không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đáp ứng nhu cầu của người bệnh, Chuyên khoa Da liễu được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất với hệ thống phòng khám bệnh, phòng thuốc, phòng chờ. Người bệnh hài lòng khi đến khám và điều trị tại đây.

Câu chuyện người bệnh