Bệnh Thoát Vị Rốn

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Thoát vị rốn là một trong những bệnh lý bẩm sinh ở rốn xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh. Bệnh thường vô hại trong giai đoạn này và có thể tự khỏi trong 6 tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý theo dõi tình trạng của trẻ, kiểm soát các triệu chứng kèm theo để xử lý kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển của con. 

Tổng quan

Thoát vị rốn (Umbilical Hernia) là tình trạng các nội tạng, thường là một phần ruột hoặc các mô mỡ chui ra khỏi vị trí ban đầu, chủ yếu qua các khe hở giữa thành bụng tại khu vực rốn, sát bên dưới da. Hiểu một cách đơn giản đây là hiện tượng các cơ thành bụng chưa phát triển hoàn thiện, không đủ khả năng để bịt kín rốn khiến rốn lồi ra ngoài.

Thoát vị rốn là tình trạng một đoạn ruột nhô ra khỏi các cơ bụng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ mắc ở trẻ đủ tháng là khoảng 20%, còn với trẻ sinh non là khoảng 75%. Hầu hết các trường hợp bị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh đều vô hại, có thể tự cải thiện khi trẻ 1 tuổi mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, với những trường hợp thoát vị rốn không thể tự cải thiện, vẫn tiếp tục tiến triển cho đến khi trẻ 4 tuổi cần phải can thiệp điều trị bằng phương pháp phù hợp.

Ngoài trẻ sơ sinh, người trưởng thành cũng có nguy cơ bị thoát vị rốn do tăng áp lực trong ổ bụng khiến ruột lồi ra ngoài lỗ rốn. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như thừa cân béo phì, khuân vác vật nặng, mang thai... Khuyến cáo bệnh nhân nên điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng, rủi ro về sau.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Ở trẻ sơ sinh

Bản chất của thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh chính là do các cơ bụng yếu, không thể khép kín lại để bịt kín lỗ rốn. Bệnh xảy ra không thể phòng ngừa, thường được phát hiện trong vài tuần đầu sau sinh.

Trẻ sơ sinh vừa chào đời bị thoát vị rốn là do sự yếu kém và chưa phát triển hoàn thiện của các cơ bụng

Ngoài ra, còn nhiều yếu tố tác động đến chức năng đóng mở của vòng rốn như:

  • Đường kính của vòng cân rốn: Thường những trẻ có đường kính vòng cân rốn < 1.5cm sẽ có khả năng tự đóng sớm hơn so với vòng cân rốn có đường kính quá lớn;
  • Tuổi: Trẻ càng nhỏ khả năng tự đóng của vòng cân rốn sẽ cao hơn so với trẻ lớn;
  • Các yếu tố khác:
    • Trẻ sinh thiếu tháng;
    • Trẻ còi cọc, nhẹ cân < 1.5kg;
    • Trẻ em da đen có nguy cơ bị thoát vị rốn thấp hơn trẻ da trắng và da vàng;
    • Dị tật bẩm sinh gây thoát vị rốn như chứng teo ruột, dị tật thận, tim, bất thường về nhiễm sắc thể (Trisomy 13, 18 hoặc hội chứng Down), hội chứng Beckwith - Wiedemann;

Ở người trưởng thành

Ở người lớn bị thoát vị rốn thường là do xuất phát từ các tác động ngoại lực, áp lực lớn lên ổ bụng, quai ruột hoặc các mô mỡ, khiến cơ bụng yếu. Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động gây ra tình trạng này như:

Phụ nữ mang thai, mang đa thai và mang thai nhiều lần có nguy cơ cao bị thoát vị rốn

  • Người thừa cân béo phì;
  • Phụ nữ mang thai, mang đa thai và mang thai nhiều lần;
  • Người làm công việc khuân vác vật nặng thường xuyên;
  • Người bị ho dai dẳng, kéo dài;
  • Có vết mổ cũ nằm ngang rốn;
  • Tiền sử phẫu thuật ở vùng bụng;
  • Tiền sử lọc máu bên trong cơ thể bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc;
  • Có dịch chứa trong khoang bụng (Bệnh cổ trướng);

Triệu chứng và chẩn đoán

Khi bị thoát vị rốn, bệnh nhân có thể dễ dàng phát hiện bệnh thông qua các biểu hiện gồm:

Trẻ bị thoát vị rốn khiến vùng bụng phình to lên và có thể xẹp xuống khi trẻ nằm nghỉ ngơi, thư giãn

  • Bụng sưng phình như có khối u nhô lên bên trong bụng, ngay tại vị trí rốn, đường kính từ 1 - 5cm;
  • Khối phình bụng chỉ xuất hiện khi trẻ ho, khóc và biến mất khi trẻ nằm nghỉ ngơi, thư giãn trong trạng thái bình thường. Nguyên nhân bụng xẹp xuống khi nằm là do ruột thụt vào bên trong ổ bụng;
  • Không gây đau nhức hay cảm giác khó chịu ở bụng đối với người trưởng thành bị thoát vị rốn;

Đây là những triệu chứng cơ bản thường thấy ở những người bị thoát vị rốn. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp thoát vị rốn mức độ nghiêm trọng cần phải can thiệp điều trị ngay. Nhất là khi phát hiện các biểu hiện đáng lo ngại sau:

  • Nôn ói;
  • Đau bụng;
  • Đại tiện lẫn máu trong phân;
  • Khối phình bụng sưng to bất thường;
  • Ấn vào bị đau;
  • Vùng da tại khối thoát vị rốn chuyển sang màu đỏ;

Chẩn đoán 

Khi thăm khám, trước tiên bố mẹ cần mô tả chi tiết những triệu chứng mà trẻ gặp phải, xảy ra khi nào, kéo dài trong thời gian bao lâu và cách xử lý trước đó. Dựa vào những thông tin tổng quan, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số biện pháp chẩn đoán hình ảnh sau để đưa ra kết luận chính xác:

  • Chụp X quang;
  • Chụp CT scan;
  • Siêu âm ổ bụng;
  • Xét nghiệm máu;

Biến chứng và tiên lượng

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đa số đều vô hại, hiếm khi gây ra biến chứng nào nguy hiểm. Thông thường, trẻ sau 4 - 5 tuổi bệnh sẽ tự cải thiện và biến mất mà không cần can thiệp điều trị.

Thoát vị rốn mức độ nặng có thể làm tăng nguy cơ hoại tử, đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời

Tuy nhiên, cũng có số ít trường hợp quai ruột bị kẹt cứng bên trong khối thoát vị, không tự thoát ra và di chuyển ngược vào trong ổ bụng có thể gây ra biến chứng gây đau nhức và tổn thương chức năng mô ruột. Nghiêm trọng hơn có thể gây biến chứng nghẹt, cản trở tuần hoàn máu, dẫn đến hoại tử ruột, tắc ruột, thủng ruột, nhiễm trùng lây lan sang nhiều bộ phận lân cận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đe dọa đến tính mạng.

Tiên lượng điều trị thoát vị rốn tương đối tốt ở trẻ sơ sinh trước 12 tháng tuổi và cả người lớn nếu được phát hiện sớm, áp dụng đúng phương pháp điều trị nhằm ngăn ngừa biến chứng, rủi ro nguy hiểm.

Điều trị

Trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn sẽ được theo dõi và tái khám thường xuyên cho đến khi được 4 tuổi nhằm phát hiện kịp thời tiến triển bất thường. Còn với những trẻ bị thoát vị rốn đã có bất thường và gây biến chứng, bắt buộc phải được can thiệp điều trị y tế bằng phương pháp phù hợp.

1. Điều trị nội khoa 

Những trẻ được chẩn đoán kết quả bị thoát vị rốn bằng phương pháp siêu âm trước sinh sẽ được lên kế hoạch điều trị từ trước nhằm phòng tránh nguy cơ phơi nhiễm nội tạng. Nội tạng bị phơi nhiễm sẽ được phủ một lớp vải lót ẩm, vô trùng và không dính (loại thường dùng là miếng gạc thấm dầu parafin) nhằm đảm bảo vô trùng tuyệt đối, giảm thiểu nguy cơ bốc hơi.

Điều trị nội khoa là phương pháp tạm thời được áp dụng trước khi phẫu thuật nhằm ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng

Sau đó, trẻ sau sinh sẽ được truyền dịch tĩnh mạch, truyền kháng sinh phổ rộng (các loại thường dùng là ampicillin hoặc gentamicin), kết hợp đặt ống thông mũi - dạ dày. Phương pháp này nhằm bù đắp lượng dịch cần thiết do trẻ bị thoát vị rốn thường bị mất nước lớn từ ruột.

Cuối cùng là thăm khám để chẩn đoán các dị tật trước khi thực hiện phẫu thuật xử lý tình trạng thoát vị rốn. Trường hợp khối thoát vị lớn nhưng khoang bụng lại quá nhỏ không đủ chỗ chứa nội tạng sẽ phải thực hiện phương pháp bao phủ nội tạng bằng túi hoặc silo chất liệu silicone polymer. Cách này giúp giảm kích thước khối thoát vị và tăng kích thước khoang bụng, đến mức đủ để bao phủ hết các nội tạng mới tiến hành phẫu thuật.

2. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng chủ yếu trong điều trị thoát vị rốn, được chỉ định thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Thoát vị rốn gây biến chứng tắc nghẽn, kẹt, thắt nghẹt lỗ rốn, lòi ruột ra ngoài;
  • Trẻ sau 4 tuổi vẫn còn bị thoát vị rốn;
  • Chẩn đoán cho thấy vòng rốn có đường kính > 1.5cm;
  • Đau nhức, khó chịu dữ dội dù chạm hay không chạm vào rốn;
  • Trẻ bị thoát vị rốn dạng vòi (procosboid hernia);

Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng chính trong điều trị thoát vị rốn

Phẫu thuật thoát vị rốn được tiến hành bằng cách rạch một đường nhỏ trên rốn, có kích thước đủ để quan sát và thao tác xử lý tổn thương. Bác sĩ sẽ đẩy các mô đệm thoát vị về lại vị trí ban đầu trong khoang bụng. Đối với vết hở ở thành bụng sẽ được khâu kín lại để ngăn không cho ruột và các tạng khác lồi ra nữa.

Tùy từng trường hợp sẽ áp dụng phương pháp mổ nội soi hoặc mổ hở, khâu các lớp cơ bằng một loại keo đặc biệt hoặc chỉ tự tiêu. Đối với thoát vị rốn ở người lớn, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật ngay để ngăn ngừa biến chứng tiềm ẩn. Phương pháp thường được áp dụng nhất là dùng tấm lưới sinh học để củng cố sự chắc chắn của thành bụng.

3. Chăm sóc hậu phẫu 

Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể ra về ngay trong ngày sau khi được theo dõi kỹ lưỡng lại bệnh viện. Một chế độ chăm sóc tích cực sẽ giúp vết mổ nhanh lành hơn, hạn chế nguy cơ rủi ro, biến chứng.

Vệ sinh vết mổ tại rốn sạch sẽ ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng hậu phẫu

  • Vệ sinh vết mổ mỗi ngày, thay băng bạc và tránh các tác động mạnh đến vết mổ;
  • Bố mẹ cố gắng giữ cho trẻ không khóc nhiều hay hét to;
  • Người lớn tránh vận động quá sức sau khi mổ, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để tránh tạo áp lực lên ổ bụng;
  • Xây dựng khẩu phần ăn uống đủ chất, bổ sung dinh dưỡng đúng cách, nhất là với trẻ sơ sinh đang được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Mẹ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, sữa chua... để cho bé bú, hỗ trợ tiêu hóa và đại tiện dễ dàng, tránh gây ảnh hưởng đến rốn.
  • Đối với trẻ lớn hơn nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, giảm táo bón, hạn chế rặn đại tiện, giảm thiểu tác động đến khối thoát vị rốn;
  • Giữ vệ sinh vùng rốn của trẻ sạch sẽ bằng tăm bông hoặc dung dịch vệ sinh rốn, nhất là sau khi tắm. Tuyệt đối không nên dùng phấn rôm hay bất kỳ loại thuốc nào bôi lên rốn khi chưa có chỉ định của bác sĩ;
  • Kết hợp massage nhẹ nhàng quanh rốn để giúp trẻ dễ chịu hơn, cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, tránh mặc đồ chật, bó sát rốn quá mức;

Phòng ngừa

Thoát vị rốn rất khó có thể chủ động phòng ngừa được. Tuy nhiên, bệnh có thể được phát hiện sớm thông qua siêu âm thai kỳ hoặc siêu âm trước sinh. Do đó, phụ nữ mang thai nên thường xuyên thăm khám theo lịch hẹn và được tư vấn các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa nguy cơ sinh non.

Đối với những trẻ đã chào đời với tình trạng thoát vị rốn, bố mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa Nhi uy tín, chất lượng để được thăm khám và chẩn đoán, điều trị bằng phương pháp phù hợp, an toàn.

Một số địa chỉ khám chữa thoát vị rốn phụ huynh nên tham khảo như:

  • Bệnh viện Nhi đồng 1;
  • Bệnh viện Nhi đồng 2;
  • Bệnh viện Nhi Trung ương;
  • ...

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến con tôi bị thoát vị rốn?

2. Trẻ bị thoát vị rốn có nguy hiểm không?

3. Bị thoát vị rốn có chữa khỏi được không?

4. Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ không được điều trị thoát vị rốn?

5. Cần thực hiện biện pháp nào để chẩn đoán thoát vị rốn?

6. Phương pháp điều trị thoát vị rốn tốt nhất dành cho trường hợp bệnh của con tôi?

7. Khi nào trẻ cần phẫu thuật thoát vị rốn?

8. Những rủi ro và lợi ích xoay quanh phương pháp phẫu thuật thoát vị rốn?

9. Sau phẫu thuật thoát vị rốn có khỏi bệnh hoàn toàn không?

10. Quá trình điều trị thoát vị rốn mất bao lâu?

Thoát vị rốn là bệnh lý về rốn phổ biến ở trẻ sơ sinh và một số ít trường hợp xảy ra ở người lớn. Điều trị bệnh này không quá khó,tuy nhiên cần kịp thời và chính xác trong áp dụng phác đồ phù hợp. Khuyến cáo không nên chủ quan lơ là trong điều trị vì thoát vị rốn có thể gây ra nhiều hệ lụy khó lường về sau.

Ngày đăng 11:10 - 27/02/2023 - Cập nhật lúc: 11:12 - 27/02/2023
Chia sẻ:
Bệnh Barrett thực quản
Barrett thực quản là một bệnh đường tiêu hóa phổ biến, xảy ra khi các tế bào niêm mạc thực quản bị loạn sản đột biến bất thường. Bệnh có…
Bệnh Viêm hạch mạc treo
Viêm hạch mạc treo là một trong những bệnh lý…
Bệnh Hẹp môn vị phì đại
Hẹp môn vị phì đại là sự thu hẹp của…
Bệnh Viêm Gan C
Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do virus HCV…
Bệnh Lỵ

Bệnh lỵ là một dạng nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính, xảy ra phổ biến ở cả trẻ em lẫn…

Nguyên nhân gây hội chứng ruột ngắn Hội chứng ruột ngắn

Hội chứng ruột ngắn là tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng ở ruột non do liên quan đến yếu…

Bệnh Viêm Gan B

Viêm gan B được xem là mối hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe con người. Bệnh xảy ra…

Viêm loét dạ dày tá tràng Bệnh Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh về đường tiêu hóa, bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua