Bệnh U Máu

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

U máu là những khối u lành tính, không phải ung thư do chúng có khả năng ngưng phát triển theo thời gian. Hầu hết các trường hợp u máu đều không nguy hiểm và vô hại. Tuy nhiên, với những khối u lớn, có dấu hiệu bội nhiễm, viêm loét cần can thiệp điều trị y tế kịp thời. Điều trị u máu có thể bằng cách dùng thuốc hoặc phẫu thuật cắt bỏ.

U máu được hình thành từ sự tăng sinh bất thường của mạch máu

Tổng quan

U máu (Hemangioma) hay u mạch máu là khối u lành tính được hình thành từ các mạch máu phụ (tế bào nội mô), nhưng không phải ung thư. Chúng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như da, đầu, cổ, mặt, tay, chân hoặc nội tạng như gan, thận, não...

Bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, phổ biến nhất là ở trẻ mới sinh hoặc phát triển nhanh chóng trong giai đoạn sơ sinh. Ước tính có khoảng 30% trẻ em mắc bệnh u máu trong tuần đầu tiên hoặc tuần thứ 4 sau sinh. Trẻ gái có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn trẻ trai, nhất là những trẻ sinh non, sinh đôi...

Phân loại

U máu được chia làm 2 dạng chính gồm u mạch máu da và u máu ở tạng. Cụ thể như sau:

U mạch máu da

Dạng u máu này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ mắc khoảng 10 - 12%. Bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh quá mức nhưng lành tính của các tế bào nội mạch. Bệnh thường được phát hiện sau sinh và phát triển qua 3 giai đoạn chính gồm:

  • Giai đoạn tiến triển: tính từ lúc sinhu đến khoảng tháng thứ 8 - 12;
  • Giai đoạn ổn định: trong vòng 1 - 1.5 năm đầu đời;
  • Giai đoạn thoái triển: bệnh lui dần khi trẻ 8 - 10 tuổi;

Các khối u máu ở da xuất hiện phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và phát triển nhanh chóng trong 5 tháng đầu đời

Bệnh u máu ở trẻ em được biểu hiện dưới 3 dạng lâm sàng gồm u máu trong da, dưới da và hỗn hợp:

  • U máu trong da: Là những đốm, nốt sần đỏ tươi nổi lên trên bề mặt da;
  • U máu dưới da: Tổn thưởng ẩn sâu dưới da, quan sát chỉ thấy một vùng nổi gờ có màu sắc đỏ nhạt;
  • U máu thể hỗn hợp: Chiếm khoảng 75% trường hợp trẻ bị u máu. Đặc trưng với triệu chứng nổi gờ đỏ trên bề mặt da lành, còn tổn thương bên dưới cũng sẽ phát triển lan rộng ra xung quanh vùng u máu trong da;

Ngoài ra, u mạch máu còn được chia làm 2 dạng tùy theo vị trí xuất hiện khối u, bao gồm:

  • U mao mạch: U máu mao mạch thường xuất hiện ở lớp ngoài của da, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ sơ sinh.
    • U mạch máu dâu tây: Là khối u xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh, màu đỏ và phồng gồ lên trên da, kích thước khoảng < 5cm. Khối u thường phát triển nhanh chóng trong giai đoạn sơ sinh, sau đó tự thu nhỏ lại và mờ dần.
    • U máu anh đào: Là những khối u được hình thành từ các mạch máu nhỏ, màu đỏ nổi trên thân. Dạng u này chủ yếu xuất hiện ở người lớn, nhất là khi tuổi tác cao > 75 tuổi.
  • U hang: Các khối u máu dạng hang được hình thành ở các lớp sâu dưới da, chủ thường ở quanh mắt. Khối u này thường xuất hiện ở vùng mí mắt, bề mặt mắt hoặc bên trong hốc mắt. Chúng tập trung thành các cụm mạch máu, màu đỏ đậm hoặc xanh lam khi xuất hiện trên/ dưới da. Những khối u này thường ảnh hưởng tiêu cực đến mắt, gây suy giảm thị lực, tăng nhãn áp và tăng nguy cơ đục thủy tinh thể.

U máu nội tạng

U máu cũng có thể được hình thành ở các cơ quan nội tạng, trong đó phổ biến nhất là não và gan. Bao gồm:

U máu nội tạng như gan, não là dạng u máu xảy ra phổ biến ở người lớn

 

  • U máu gan: Khối u thường có kích thước nhỏ và gần như không gây ra triệu chứng nào. Riêng những khối u > 4cm có thể gây cảm giác đầy bụng, khó chịu hoặc buồn nôn, sút cân, đau nhức và xuất huyết trong trường hợp nặng.
  • U máu não: Được hình thành từ sự tăng trưởng bất thường của các mạch máu trong não. Có 2 dạng u máu não chính gồm:
    • U nguyên bào mạch máu (Hemangioblastoma): Đây là khối u lành tính và thường xuất hiện ở tiểu não, thân não. Sự hình thành của khối u này thường liên quan đến những người mắc hội chứng Von Hippel-Lindau di truyền. Song song với phát triển u máu não, bệnh nhân cũng có thể phát triển khối u máu sau mắt, u nang trong gan, thận hoặc tuyến tụy.
    • U tế bào quanh mao mạch (Hemangiopericytoma): Dạng u này khá hiếm gặp, đặc trưng là khối u được hình thành từ sự tăng sinh quá mức của các tế bào quanh mạch máu màng não. Chúng có khả năng lây lan sang nhiều bộ phận khác.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Các khối u máu được hình thành do sự tăng sinh lành tính của các mạch máu. Cho đến nay, nguyên nhân trực tiếp gây u máu vẫn chưa được xác định rõ. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, u máu thường phát triển sớm ngay trong thai kỳ và tồn tại đến khi trẻ chào đời.

Trẻ sơ sinh mắc bệnh u máu có thể do di truyền hoặc các bất thường trong thai kỳ

Ngoài ra, một vài trường hợp phát triển khối u máu ở người lớn do liên quan đến bệnh tật hoặc sau chấn thương. Một số giả thuyết được các chuyên gia đưa ra về cơ chế hình thành khối u máu như:

  • Yếu tố di truyền;
  • Nhiễm khuẩn thai kỳ;
  • Tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại;
  • Dùng thuốc Corticoid;
  • Rối loạn hormone hoặc rối loạn miễn dịch;
  • Chấn thương do ngã, va đập với vật cứng;
  • Bất thường về mạch máu như dị dạng động mạch, tĩnh mạch, thông động tĩnh mạch...;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Tùy theo từng dạng khối u máu mà triệu chứng bệnh được biểu hiện khác nhau:

Triệu chứng u máu rất da dạng tùy theo tính chất và đặc điểm khối u máu

  • Khối u máu phẳng giống như những vết vớt đỏ trên da;
  • Khối u thể hang có màu đỏ, tập trung như chùm dâu, có bờ rõ nổi gồ trên da, dễ loét hoặc chãy chảy máu;
  • Khối u máu dưới da thường mềm, phát triển lớn khiến da u lên, biến chứng xơ tĩnh mạch tạo thành các hang máu;
  • Khối u máu ở họng có gây đau, nuốt vướng và đau nếu có dấu hiệu bội nhiễm, khó thở, khàn tiếng, ho khan hoặc ho ra máu, hơi thở hôi...;
  • Khối u bạch mạch mềm, căng, chứa nhiều túi dịch, thường phát triển chậm và gây biến dạng tay, chân, mặt;
  • Khối u động mạch có xu hướng phát triển tăng dần khi trẻ trưởng thành, sờ vào có cảm giác nóng, mạch đập nhanh;
  • Khối u hỗn hợp là những khối u kết hợp giữa khối u thể hang và khối u bach mạch;

Chẩn đoán

Chẩn đoán u máu thường dựa vào đánh giá các triệu chứng lâm sàng vừa kể trên. Đồng thời, kết hợp thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Chụp X quang;
  • Siêu âm, siêu âm tim;
  • Chụp cộng hưởng từ MRI;
  • Chụp cắt lớp vi tính CT Scan;
  • Chụp mạch máu có dùng thuốc cản quang;

Biến chứng và tiên lượng

Biến chứng

Đa số các khối u máu không phải vấn đề quá nghiêm trọng và rất hiếm khi xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, nếu biến chứng xảy ra thường xuất phát từ 2 nguyên nhân chính là:

Các biến chứng về viêm loét da, hoại tử khối u máu thường hiếm khi xảy ra

Biến chứng u máu

Sự phát triển của khối u máu có thể gây ra các biến chứng như:

  • Viêm loét, hoại tử vùng trung tâm của khối u, tăng nguy cơ bội nhiễm thứ phát sau hoại tử;
  • Chảy máu do thể tích khối u phát triển nhanh chóng;
  • Một số biến chứng toàn thân như:
    • Khối u máu trong da gây suy tim hoặc tắc mạch;
    • Khối u máu mí mắt gây các vấn đề về mắt như nhược thị hoặc chứng lác mắt;
    • Các biến chứng, rối loạn khác nếu u máu xuất hiện tai, mũi, miệng, hậu môn...;

Biến chứng điều trị

Các biến chứng của u máu cũng có thể xuất phát từ các biện pháp điều trị như xạ trị, tiêm xơ hoặc áp lạnh. Chẳng hạn như:

  • Loét, hoại tử, bội nhiễm khối u máu;
  • Viêm loét hoại tử tái phát;
  • Thiểu dưỡng da & các tổ chức dưới da;
  • Thiểu dưỡng thoái hóa khớp gối, cong vẹo cột sống, xương hàm, ngắn chi, lép nửa mặt...;

Tiên lượng

Đối với hầu hết các khối u máu lành tính, vô hại và không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe, việc điều trị thường không cần thiết. Chúng có khả năng tự thuyên giảm và biến mất dần theo thời gian khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần thăm khám và theo dõi thường xuyên để đánh giá sự biến đổi của khối u, có hướng xử lý kịp thời.

Một số ít trường hợp khối u máu phát triển lớn, chèn ép lên các cơ quan lân cận gây triệu chứng thực thể nghiêm trọng và ảnh hưởng sức khỏe cần được can thiệp điều trị y tế phù hợp. Đặc biệt, trong trường hợp u máu ở trẻ sơ sinh gây các biến chứng tim mạch do tổn thương mạch máu.

Điều trị

Một số phương pháp điều trị u máu được áp dụng phổ biến như:

Dùng thuốc

Mục đích của dùng thuốc nhằm thu nhỏ các mạch máu và ngăn chặn sự xuất hiện của các khối u khác. Một số thuốc thường được kê đơn như:

Thuốc chẹn beta là loại thuốc được ưu tiên sử dụng trong điều trị bệnh u máu

  • Thuốc bôi: Chỉ định dùng ngoài da, bôi thuốc trực tiếp lên khối u máu. Có 2 loại phổ biến gồm:
    • Thuốc chẹn beta tại chỗ: Có tác dụng làm sáng khối u máu và ngăn chạn sự phát triển của nó. Những khối u càng nhỏ càng đáp ứng điều trị tốt. Điển hình là Timolol 0.5% dạng bôi hoặc nhỏ mắt;
    • Thuốc kháng sinh tại chỗ: Chỉ định dùng trong trường hợp vết loét có dấu hiệu nhiễm trùng;
  • Thuốc uốngNhững trường hợp nặng hơn có thể dùng thuốc dạng uống. Tốt nhất nên làm xét nghiệm trước khi sử dụng thuốc. Các loại thường dùng như:
    • Thuốc chẹn beta Propranolol: Là lựa chọn điều trị đầu tay đối với các khối u máu;
    • Thuốc kháng sinh dạng uống Prednisone dùng trong những trường hợp bệnh nhân không thể dùng Propranolol hoặc kháng với các biện pháp điều trị khác;

Can thiệp ngoại khoa

Bao gồm các biện pháp sau:

Phẫu thuật giúp cắt bỏ khối u máu triệt để nhưng có thể để lại sẹo

 

  • Tắc mạch: Thường được chỉ định cho những trường hợp khối u máu kích thước lớn ở mắt, mang tai hoặc những khối u dị dạng thông nối tĩnh mạch.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ khối u máu là phương pháp điều trị triệt để cả khối u có cuống hoặc không và cả các mô tổn thương lân cận. Tuy nhiên, sau phẫu thuật có thể để lại vết sẹo. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ thường không được chỉ định cho những trường hợp khối u xuất hiện ở mặt, cơ quan sinh dục, hậu môn...
  • Thủ thuật laser: Kỹ thuật này đem lại hiệu quả khá cao đối với những khối u máu nông. Liệu trình chiếu tia laser thường phải thực hiện 3 - 4 tuần/ lần và kéo dài cho đến khi khối u thu nhỏ, biến mất hoàn toàn. Kỹ thuật này ưu tiên áp dụng cho những khối u đang trong giai đoạn tiến triển, tại một số vị trí nhạy cảm như mắt, mũi, miệng, tai... Hiện nay, điều trị kết hợp giữa laser và timolol đem lại hiệu quả cao đối với các khối u máu dày, rộng, lan tỏa, nằm ở vị trí nguy hiểm, có giãn mạch...

Phòng ngừa

Không có biện pháp phòng ngừa đối với bệnh u máu ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Chỉ có thể giảm nguy cơ rủi ro mắc bệnh bằng các biện pháp sau:

  • Khám sức khỏe di truyền khi có kế hoạch mang thai hoặc thông báo cho bác sĩ về việc bản thân vợ hoặc chồng mang gen bệnh di truyền để được tư vấn kỹ lưỡng.
  • Không nên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại trong quá trình mang thai hoặc bảo vệ trẻ tránh xa khỏi những môi trường ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất độc hại.
  • Giữ vệ sinh trong thai kỳ, phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, giảm nguy cơ sinh con bị u máu.
  • Hạn chế tối đa nguy cơ té ngã, va đập vật cứng... gây chấn thương, tránh làm xuất hiện các khối u mạch máu bất thường.
  • Chú ý chăm sóc trẻ kỹ lưỡng, tránh các nguy cơ gây rối loạn tiết, rối loạn miễn dịch... và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân tại sao con tôi mắc bệnh u máu?

2. Bệnh u máu có nguy hiểm không?

3. Tiên lượng tình trạng u máu của con tôi có nghiêm trọng không?

4. Con tôi bị u máu có ảnh hưởng đến tính mạng không?

5. Nên điều trị u máu bằng phương pháp nào tốt nhất?

6. Nên dùng thuốc trị u máu dạng bôi hay dạng uống cho trẻ?

7. Khi nào cần phẫu thuật cắt bỏ khối u máu?

8. Phẫu thuật loại bỏ khối u máu có để lại sẹo không?

9. Tôi nên làm gì để chăm sóc vết thương hở loét u máu để ngăn ngừa nhiễm trùng?

10. U máu có tái phát sau điều trị không?

Sự tồn tại của các khối u máu là mối rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe và tính thẩm mỹ, khiến trẻ tự ti, ngại giao tiếp khi trưởng thành. Do đó, bố mẹ cần chủ động cho trẻ thăm khám và điều trị loại bỏ dứt điểm khối u trong những năm tháng đầu đời, ngăn ngừa các biến chứng khó lường về sau.

Ngày đăng 13:40 - 06/05/2023 - Cập nhật lúc: 13:41 - 06/05/2023
Chia sẻ:
Bệnh Dị Ứng Thời Tiết
Dị ứng thời tiết là bệnh lý xảy ra phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Đặc trưng của bệnh là những tổn thương ngoài da, nổi mề…
Bỏng
Bỏng là tổn thương các mô da do nhiệt, điện,…
Bệnh U nang biểu bì
U nang biểu bì là một trong những vấn đề…
Hội chứng người cây
Hội chứng người cây là một dạng rối loạn cực…
Bệnh Behcet

Bệnh Behcet là chứng rối loạn tự miễn dịch hiếm gặp gây viêm ở nhiều cơ quan, bộ phận của…

Chàm Eczema Bệnh Chàm (Eczema)

Chàm (Eczema) là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, có tỷ lệ mắc cao ở cả trẻ…

Bệnh Rộp máu

Nổi mụn rộp máu là vết phồng rộp phát triển khi các mạch máu nằm gần bề mặt da bị…

Bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những vấn đề về da liễu có tính chất mãn tính. Bệnh có…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua