VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn từ Y học cổ truyền [Đừng bỏ lỡ]

Bệnh lao xương là gì, có lây không? Cách điều trị & ăn uống

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bệnh lao xương xảy ra khi trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis xâm nhập và gây nhiễm khuẩn xương. Bệnh rất dễ lây lan, có tiến triển nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng nếu không kiểm soát kịp thời. Hiện tại vi khuẩn lao đã có thuốc đặc hiệu, tuy nhiên bệnh thường có tiến triển phức tạp và đòi hỏi phải cẩn trọng trong suốt thời gian chữa trị.

bệnh lao xương là gì
Bệnh lao xương có mức độ nghiêm trọng và dễ phát sinh biến chứng nếu không phát hiện sớm

Bệnh lao xương là gì?

Lao xương là bệnh lý nhiễm khuẩn khu trú ở xương khớp do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Thông thường, vi khuẩn lao sẽ có xu hướng tấn công vào các phế nang ở phổi và hạch bạch huyết.

Tuy nhiên trong trường hợp không được kiểm soát chặt chẽ, vi khuẩn có thể đi vào máu và gây nhiễm khuẩn ở các cơ quan khác. Tình trạng này được gọi là bệnh lao ngoài phổi.

Do đó, lao xương thường khởi phát sau khi mắc bệnh lao phổi hoặc lao hạch. Vi khuẩn lao có xu hướng tấn công vào cột sống, xương bàn chân, bàn tay, khớp gối, khớp háng, khớp cổ chân,…

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Lao xương thường xảy ra ở 1 vị trí xương nhất định. Tuy nhiên ở một số trường hợp, vi khuẩn lao có thể gây tổn thương nhiều khớp cùng lúc (được gọi là lao xương đa ổ).

Bệnh lao xương được chia thành 2 loại chính (dựa trên mặt vi thể):

  • Lao hoại tử tiết dịch (đặc trưng bởi áp xe lạnh)
  • Lao tăng trưởng nhanh (viêm thể hạt,…)

Lao xương có tiến triển nhanh chóng và mức độ nguy hiểm. Nếu không kịp thời điều trị, bạn có thể đối mặt với các biến chứng nặng nề hoặc thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh lao xương

Vi khuẩn lao – Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào cơ thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra lao phổi, lao hạch, lao xương và các dạng lao khác. Ban đầu vi khuẩn này sẽ phát triển ở phổi sau đó lan rộng ra hạch bạch huyết, đi vào máu và di chuyển đến các tế bào xương.

bệnh lao xương là gì
Vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân gây ra lao xương, lao phổi và các dạng lao khác

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao xương:

  • Vệ sinh kém
  • Sinh sống trong môi trường ô nhiễm và có vi khuẩn lao
  • Người thường xuyên làm việc căng thẳng, stress,…
  • Người mắc bệnh loét dạ dày tá tràng, tiểu đường, suy dinh dưỡng,…
  • Người nhiễm HIV/ AIDS hoặc mắc bệnh về suy giảm miễn dịch khác
  • Có tiền sử mắc bệnh lao (lao tiết niệu, lao phổi, lao sơ nhiễm hoặc lao hạch bạch huyết)
  • Thường xuyên tiếp xúc với người nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis.

Triệu chứng nhận biết

Vi khuẩn lao có thể gây ra triệu chứng ở xương khớp và triệu chứng toàn thân.

1. Triệu chứng toàn thân

Mức độ của các triệu chứng toàn thân phụ thuộc vào sức đề kháng và thể trạng của người nhiễm bệnh. Với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, vi khuẩn thường khởi phát âm thầm và có cường độ tiến triển thấp.

Trong khi đó, ở người suy giảm miễn dịch và cơ thể gầy yếu, vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis có thể bùng phát mạnh, gây ra tình trạng nhiễm độc lao và làm phát sinh các triệu chứng như sau:

  • Ăn kém
  • Khó ngủ và ngủ không ngon giấc
  • Thường xuyên ra mồ hôi trộm
  • Cơ thể gầy yếu, xanh xao
  • Hay bị sốt về chiều
  • Mệt mỏi
  • Sụt cân bất thường

2. Triệu chứng tại chỗ

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh lao xương, bao gồm:

bệnh lao xương có lây không
Khi xâm nhập vào xương, vi khuẩn lao sẽ gây đau nhức kèm theo triệu chứng sưng nề và khó khăn khi vận động
  • Đau xương: Cơn đau do vi khuẩn lao gây ra thường có xu hướng kéo dài âm ỉ, tăng lên vào ban đêm và khi vận động. Triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với các cơn đau xương khớp thông thường.
  • Khớp cứng, giảm khả năng vận động và sưng nề.
  • Ở vùng xương khớp bị tổn thương thường có nhiệt độ tăng cao hơn bình thường.
  • Hình thành áp-xe lạnh, bên trong túi có thể có mủ, mảnh xương hoại tử hoặc tổ chức bã đậu. Khi ổ mủ vỡ ra thường để lại lỗ dò.
  • Vùng cơ xung quanh có xu hướng teo lại
  • Hạch ở lân cận thường bị sưng to và đau nhức.

Tuy nhiên, những người bị lao phổi ở thể viêm tăng sinh màng hoạt dịch hoặc viêm thể hạt, bệnh thường khởi phát âm thầm và không rõ rệt. Triệu chứng thường gặp của thể bệnh này là tình trạng đau khớp nhẹ và teo cơ ở mức độ nhẹ đến vừa.

Bệnh lao xương có nguy hiểm không?

Lao xương là bệnh lý có tiến triển nhanh chóng, mức độ nặng nề và dễ gây ra biến chứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Các biến chứng thường gặp của bệnh lao xương:

  • Liệt dây thần kinh: Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis có thể gây hư hại và tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tình trạng liệt chi dưới hoặc thậm chí liệt tứ chi.
  • Biến dạng xương: Trực khuẩn lao có thể gây hư hại tế bào xương khiến đốt sống bị xẹp, xương biến dạng,…
  • Cụt chi: Với những trường hợp lao xương tiến triển phức tạp, gây tổn thương nghiêm trọng và không thể khắc phục, bác sĩ có thể phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.
  • Lao lan rộng: Vi khuẩn lao có thể di chuyển từ xương đến các cơ quan khác như não, tim, nội tạng,… nếu không được kiểm soát kịp thời.

Ngoài ra các biến chứng trên, các triệu chứng của bệnh lao xương còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm suy giảm miễn dịch, tác động tiêu cực đến quá trình sinh hoạt và làm việc. Hơn nữa những người mắc bệnh lao thường có nguy cơ cao mắc các bệnh cơ hội khác.

Bệnh lao xương có lây không?

Lao xương là bệnh lý rất dễ lây nhiễm. Trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis có thể lây qua các đường sau đây:

  • Đường hô hấp (giao tiếp, hắt hơi, ho,…)
  • Đường máu (sử dụng chung kim tiêm, tiếp xúc với niêm mạc và vết thương hở của người bệnh)
  • Lây nhiễm từ mẹ sang con

Chẩn đoán bệnh lao xương

Bệnh lao xương có thể bị nhầm lẫn với viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp,… Do đó trước khi tiến hành điều trị, bạn cần thực hiện các chẩn đoán sau đây:

bệnh lao xương có lây không
Mantoux là xét nghiệm sàng lọc bệnh lao quan trọng và phổ biến nhất
  • Xét nghiệm Mantoux: Là xét nghiệm sàng lọc bệnh lao phổ biến nhất. Trong trường hợp kết quả dương tính chứng tỏ cá thể đã có thời kỳ nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis.
  • Xét nghiệm máu: Khi nhiễm vi khuẩn, hệ miễn dịch thường có xu hướng đối kháng bằng cách tăng số lượng bạch cầu trong máu.
  • Cấy khuẩn: Cấy khuẩn được thực hiện nhằm xác định sự hiện diện của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis.
  • X-Quang: Hình ảnh từ X-Quang có thể giúp bác sĩ quan sát được biểu hiện bên trong xương. Đối với bệnh lao xương, mật độ xương thường có xu hướng thưa, tiêu sụn và co rút cơ. Trong giai đoạn toàn phát, xương thường bị biến dạng, sụn khớp nham nhở, đầu xương xuất hiện ổ khuyết,…
  • Xét nghiệm khác: Ngoài ra bác sĩ cũng có thể đo tốc độ lắng máu, chụp MRI, CT,… trước khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Các phương pháp điều trị lao xương

Điều trị lao xương phải thực hiện trong thời gian sớm nhất nhằm ngăn chặn quá trình hư hại xương, phòng ngừa biến chứng và bảo toàn tính mạng. Các phương pháp được áp dụng, bao gồm:

1. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là điều trị ưu tiên đối với bệnh lao xương. Thuốc được sử dụng thường là kháng sinh và thuốc ức chế nhiễm trùng.

điều trị bệnh lao xương
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chính đối với các bệnh lao nói chung và lao xương nói riêng

– Phối hợp 3 thuốc

Phác đồ này bao gồm 3 loại thuốc, bao gồm Acid Paraamino Salysilic, TNH và Streptomycin.

  • Acid Paraamino Salysilic: Có tác dụng ức chế nhiễm trùng. Dùng 10 – 20g/ ngày, tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, chán ăn và một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác.
  • Streptomycin: Kháng sinh nhạy cảm với trực khuẩn lao, được dùng với liều 1g/ ngày trong ít nhất 30 ngày.
  • TNH: Thuốc thâm nhập vào bên trong vi khuẩn khiến vi khuẩn bị kìm hãm và tiêu diệt. Tuy nhiên trong thời gian sử dụng loại thuốc này, cần bổ sung thêm vitamin B1. Thuốc được dùng với liều 5 – 6mg/ kg/ ngày trong 12 tháng. Tác dụng phụ thường gặp, bao gồm buồn ngủ, hạ huyết áp, nổi mẩn, sốt,…

– Phối hợp 4 thuốc

Liệu trình này bao gồm Rifampicin, Streptomycin, TNH và Ethabutol.

  • Ethabutol: Thường được dùng để điều trị lao mới phát và cả lao tái phát. Tuy nhiên không sử dụng loại thuốc này cho người nghiện rượu, suy thận mãn tính, trẻ nhỏ và người bị viêm dây thần kinh thị giác. Liều dùng trong điều trị lao xương: 15 – 25mg/ kg/ ngày trong 6 tháng.
  • Streptomycin: Dùng 1g/ ngày trong 30 ngày. Tuy nhiên nếu nhận thấy thính lực giảm cần phải ngưng thuốc ngay lập tức.
  • TNH: Dùng 5 – 6mg/ kg/ ngày trong 12 tháng.
  • Rifampicin: Kháng sinh này hoạt động bằng cách ức chế enzyme tổng hợp ARN của vi khuẩn. Liều dùng: 600mg/ ngày trong 6 tháng. Tuy nhiên sử dụng Rifampicin có thể gây suy gan, giảm tiểu cầu và thiếu máu, do đó cần xét nghiệm chức năng gan trước khi dùng.

Điều trị bệnh lao xương cần phải được thực hiện chặt chẽ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay đã có thuốc kháng sinh đặc hiệu với vi khuẩn lao. Tuy nhiên ở một số trường hợp, vi khuẩn có thể giảm mức độ nhạy cảm và gây ra biến chứng nguy hiểm. Vì vậy bạn cần thăm khám thường xuyên trong suốt thời gian điều trị.

2. Phẫu thuật

Phẫu thuật được thực hiện khi xuất hiện các ổ bã đậu và ổ mủ bên trong xương. Phương pháp này thường được chỉ định trong giai đoạn toàn phát của bệnh. Sau khi can thiệp ngoại khoa, bạn sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh đặc hiệu để ức chế và kìm hãm trực khuẩn gây bệnh.

3. Các phương pháp khác

Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị hỗ trợ như:

điều trị bệnh lao xương
Bệnh nhân lao xương cần nghỉ ngơi ít nhất trong 4 – 5 tuần để ổn định ổ lao và tránh lây nhiễm cho người khác
  • Nghỉ ngơi: Cần nghỉ ngơi trong giai đoạn bệnh khởi phát và toàn phát nhằm giảm áp lực lên khớp xương và phục hồi sức khỏe. Hơn nữa, nghỉ ngơi tại giường còn giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khỏe mạnh.
  • Bất động chi: Bác sĩ có thể nẹp các chi để giảm đau, phòng ngừa co rút cơ và biến dạng. Ngoài ra phương pháp này còn giúp ổ lao ổn định và ít lây lan ra phạm vi rộng.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn uống điều độ nhằm tăng cường sức đề kháng, hồi phục thể trạng và hỗ trợ ức chế vi khuẩn gây bệnh.
  • Vệ sinh đúng cách và ở phòng nhiều ánh sáng: Vệ sinh đúng cách có thể kiểm soát số lượng vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn lây lan. Bên cạnh đó, ở phòng có nhiều ánh sáng có thể giảm thiểu thời gian tồn tại của vi khuẩn lao. Vi khuẩn lao có thể tồn tại trong vòng 1h30 phút nếu tiếp xúc với ánh nắng trên 35 độ C. Tuy nhiên nếu ở nơi tối và ẩm ướt, vi khuẩn có thể tồn tại được trong vòng từ 3 – 4 tháng.

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân lao xương

Hệ miễn dịch kém là yếu tố thuận lợi giúp trực khuẩn lao phát triển và bùng phát mạnh. Do đó trong thời gian điều trị, cần cải thiện sức đề kháng bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Mặc dù trong thời gian mắc bệnh, bạn sẽ có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, ăn không ngon, tuy nhiên cần cố gắng bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng để duy trì cân nặng và tác động tích cực đến quá trình điều trị.

1. Bệnh nhân lao xương nên ăn gì?

Bệnh nhân bị lao xương nên ưu tiên các thực phẩm giàu sắt, vitamin, nguyên tố vi lượng và chất xơ.

bệnh lao xương nên ăn gì
Nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất nhằm hỗ trợ quá trình điều trị
  • Thực phẩm giàu sắt và kẽm: Kẽm và sắt là các khoáng chất cần thiết nhằm duy trì sức khỏe và cải thiện khả năng đề kháng. Bên cạnh đó, bổ sung sắt còn kích thích hình thành hồng cầu và giảm nguy cơ thiếu máu. Các loại thực phẩm giàu sắt và kẽm bao gồm hàu, lòng đỏ trứng, đậu tương, thịt nạc, thịt bò, gan, nấm hương,…
  • Vitamin: Vitamin là thành phần quan trọng giúp tái tạo tế bào tổn thương và tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, một số vitamin như vitamin B6, K còn có vai trò thúc đẩy quá trình đông máu, giảm tình trạng kém hấp thu và rối loạn tiêu hóa do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis.
  • Chất xơ: Việc sử dụng thuốc dài hạn khi điều trị lao xương có thể gây nhiễm độc gan và suy giảm chức năng thận. Vì vậy bạn nên bổ sung thực phẩm chất xơ để tăng khả năng thải độc, giảm tích trữ chất béo, hỗ trợ điều hòa men gan và kiềm hóa nước tiểu.

Ngoài những nhóm thực phẩm nên trên, bạn cần đa dạng món ăn để tránh tình trạng mất cân bằng vi chất dinh dưỡng.

2. Bệnh nhân lao xương nên kiêng ăn gì?

Việc bổ sung các loại thực phẩm và đồ uống không phù hợp có thể làm nghiêm trọng hóa triệu chứng của bệnh và làm giảm tác dụng của thuốc điều trị.

Vì vậy trong thời gian điều trị, bạn cần kiêng cử các loại đồ uống và thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo no: Đường và chất béo no có thể kích thích phản ứng viêm và khiến khớp bị sưng nề nghiêm trọng hơn. Vì vậy bệnh nhân lao xương cần hạn chế đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, bánh kẹo,…
  • Đồ uống chứa caffeine và cồn: Cồn và caffeine có thể tương tác, làm giảm tác dụng của một số loại thuốc điều trị. Ngoài ra, các thành phần này còn có đặc tính háo nước khiến thân nhiệt tăng lên đáng kể và gây ra tình trạng mệt mỏi, yếu ớt, gầy sút,…

Ngoài ra, tuyệt đối không được hút thuốc lá khi đang mắc bệnh lao xương. Khói thuốc có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và tạo điều kiện cho vi khuẩn lao phát triển ở các phế nang, gây ra tình trạng lao phổi tái phát.

Phòng ngừa bệnh lao xương bằng cách nào?

Lao xương là bệnh lý nguy hiểm, có tiến triển nhanh chóng và rất dễ gây biến chứng. Do đó bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp sau đây:

bệnh lao xương kiêng ăn gì
Cần tiêm ngừa vaccine BCG cho trẻ dưới 1 tháng tuổi để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trực khuẩn lao
  • Tiêm vaccine ngừa lao BCG cho trẻ dưới 1 tháng tuổi.
  • Vệ sinh không gian sống thường xuyên và giữ cho phòng ốc sáng sủa, thông thoáng,…
  • Dùng khẩu trang khi đến bệnh viện và những nơi đông người.
  • Không tiếp xúc với người nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis.
  • Người đang điều trị lao nên ở cách ly để tránh lây nhiễm cho người khỏe mạnh.

Bệnh lao xương có thể được điều trị dứt điểm nếu phát hiện và can thiệp sớm. Vì vậy bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường. Tình trạng chủ quan có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như cụt chi, biến dạng khớp, tử vong,…

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 11:14 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 09:43 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Vang danh là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, Quốc dược Phục cốt khang nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh và được giới chuyên môn đánh giá cao. [Đọc ngay]
đau thần kinh tọa có nên tập thể hình Bị đau thần kinh tọa có nên tập thể hình?

Tập thể hình là phương án được nhiều người lựa chọn để cải thiện vóc dáng và chăm sóc sức…

Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu là do đâu?

Viêm đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp.…

Bệnh tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Đau nhức khớp, không thể đứng thẳng, teo cơ, liệt chi,... là những biến chứng có thể gặp phải khi…

Axit uric cao nên ăn gì, kiêng gì tốt?

Axit uric cao là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gout. Đây là sản phẩm được sinh ra từ…

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị thoát vị đĩa đệm từ gốc, chấm dứt đau nhức, bảo tồn cột sống

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc điều trị bệnh xương khớp nổi danh được nghiên cứu và hoàn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua