10 Loại Thực Phẩm Trị Hôi Miệng Hiệu Quả Nhanh Tức Thì

Bổ sung các loại thực phẩm trị hôi miệng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp bạn hỗ trợ điều trị hôi miệng nhanh và hiệu quả hơn. Có rất nhiều loại thực phẩm được biết đến với hiệu quả điều trị hôi miệng đáng ngạc nhiên. Nếu bạn không biết đâu là thực phẩm trị hôi miệng tốt, nên sử dụng thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Top 10 loại thực phẩm trị hôi miệng hiệu quả nên thử

Một trong những nguyên nhân có thể gây hôi miệng chính là do chúng ta ăn quá nhiều các thực phẩm dễ gây hôi miệng như kẹo bạc hà có đường, hành tỏi, trái cây có múi… Thế nhưng, hôi miệng cũng có thể được cải thiện bằng chính việc bổ sung các thực phẩm trị hôi miệng qua đường ăn uống. Một số thực phẩm được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị hôi miệng tốt, được đánh giá cao có thể kể đến như: 

1. Sữa chua

Các sản phẩm từ sữa có chứa nhiều axit amino. Trong khi đó, các vi khuẩn sống trên bề mặt lưỡi lại rất thích các axit này, chúng phát triển và tạo ra mùi sulfur khó chịu, gây hôi miệng. Thế nhưng, mặc dù là sản phẩm từ sữa nhưng sữa chua lại có tác dụng rất tốt trong việc giữ gìn hơi thở thơm mát.

Sữa chua đặc biệt là sữa chua nguyên chất không đường có tác dụng rất tốt trong điều trị hôi miệng
Sữa chua đặc biệt là sữa chua nguyên chất không đường có tác dụng rất tốt trong điều trị hôi miệng

Sữa chua, tốt nhất là sữa chua nguyên chất không đường có thể ngừa sâu răng, chống viêm lợi. Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản thì trong sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn nhất là khuẩn Streptococcus thermophilus và Lactobacillus bulgaricus, có thể làm giảm đáng kể chất gây hôi miệng là hydro sunfua. 

Người ta đã theo dõi về chế độ dinh dưỡng, cách vệ sinh răng mặt của một nhóm người. Sau 6 tuần liên tục sử dụng 90g sữa chua mỗi ngày, kết quả lượng hydro sunfua được lấy từ mẫu nước bọt và tưa lưỡi của họ đã giảm hẳn là 80% người tham gia nghiên cứu. Ngoài ra, các bệnh cao răng, viêm nướu lợi cũng được cải thiện đáng kể. Như vậy, sữa chua quả thật có hiệu quả trong việc làm giảm hôi miệng. Bạn nên ăn 1 – 2 hũ sữa chua nguyên chất, không đường mỗi ngày để cải thiện tình trạng hôi miệng của mình. 

2. Gừng – Thực phẩm trị hôi miệng hàng đầu

Bổ sung gừng vào chế độ ăn uống cũng là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị hôi miệng bằng thực phẩm mà bạn có thể tham khảo. Theo một nghiên cứu tại Đại học Kỹ thuật Munich (TUM) Đức, gừng có chứa 6-gingerol, đây là chất tạo nên vị cay ở gừng. Chất này có tác dụng kích thích các enzym trong nước bọt phá vỡ các chất gây mùi hôi trong miệng, từ đó giúp hơi thở thơm mát và giảm hôi miệng. 

Trong nước bọt có chứa enzyme sulfhydryl oxidase, có thể phân hủy các hợp chất chứa lưu huỳnh độc hại (nguyên nhân gây hôi miệng). Gừng có thể làm gia tăng hàm lượng enzyme này tăng lên đến 16 lần trong vài giây, từ đó làm suy giảm oxy hóa của 2-furfurylthiol, chất gây mùi hôi trong miệng. Ngoài ra, sulfhydryl oxidase, còn là một phần của mạng lưới phân tử có khả năng kích hoạt cơ chế làm sạch miệng sau khi ăn của cơ thể. 

Có rất nhiều cách sử dụng gừng để cải thiện tình trạng hôi miệng. Bạn có thể thêm gừng vào bữa ăn, dùng trà gừng hoặc áp dụng các phương pháp như:

  • Súc miệng bằng nước gừng: Bạn lấy một củ gừng tươi, thái lát mỏng, cho vào nồi đun với 350ml nước rồi dùng nước này súc miệng 2 – 3 lần/ngày, kiên trì thực hiện 3 – 4 tuần liên tục. 
  • Súc miệng bằng gừng và muối: Gừng và muối bạn cho vào máy, thêm nước sạch rồi xay nhuyễn, lọc qua rây lấy nước cốt, dùng nước này để súc miệng 2 lần/ngày. 

3. Táo, lê (trái cây giòn)

Nghe có vẻ vô lý nhưng các loại trái cây giòn như táo, lê, dưa chuột… có thể giúp bạn cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng để góp phần làm giảm bớt mùi hôi trong miệng của mình. Lý do là việc nhai các trái cây này sẽ giúp bạn tiết ra nước bọt và làm sạch các vi khuẩn gây mùi.

Các loại trái cây giòn như táo lê sẽ giúp bạn tăng tiết nước bọt, giảm mùi hôi trong miệng
Các loại trái cây giòn như táo lê sẽ giúp bạn tăng tiết nước bọt, giảm mùi hôi trong miệng

Đặc biệt, một số nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong thành phần hóa học của táo có chất có thể khử mùi hơi thở. Các enzym tự nhiên trong táo có thể phá vỡ các hợp chất lưu huỳnh, chất gây mùi hôi chủ yếu ở miệng. Ngoài ra, lớp vỏ của các loại trái cây như táo, lê, dưa chuột còn có khả năng loại bỏ các hạt thức ăn bám trên răng miệng, hoạt động như một chất tẩy cho răng, loại bỏ điều kiện xâm nhập của vi khuẩn gây mùi hôi cho miệng.  

4. Trà xanh

Trà xanh được biết đến là một thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là polyphenol, catechin và flavonoid, có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp tiêu diệt các hợp chất lưu huỳnh gây hôi miệng. Không chỉ hỗ trợ điều trị hôi miệng, trà xanh còn có tác dụng làm giảm mức độ vi khuẩn trong khoang miệng, giúp điều trị các bệnh lý về răng nướu và cải thiện sức khỏe răng miệng. 

Theo một nghiên cứu trên một nhóm tình nguyện viên, nhóm này đã súc miệng bằng catechin trà xanh và nước súc miệng sát trùng. Kết quả là việc súc miệng bằng trà xanh thậm chí có hiệu quả antiplaque có thể so sánh với việc súc miệng với nước sát trùng. Trong một nghiên cứu khác, người ta nhận ra rằng kem đánh răng và trà xanh cho hiệu quả khử mùi hôi tốt hơn là tinh dầu mùi tây, tinh dầu bạc hà và kẹo cao su. 

Một số cách dùng trà xanh để trị hôi miệng có thể kể đến như:

  • Uống trà xanh: Lấy 1 nắm lá trà xanh nấu với nước, chắt lấy nước, bỏ bã, cho ít mật ong vào khuấy đều và uống mỗi ngày 1 cốc. Không dùng cho phụ nữ mang thai, người thiếu máu, thiếu sắt, mắc bệnh về đường ruột…
  • Súc miệng bằng trà xanh: Bạn có thể nấu nước trà xanh với gừng hoặc muối, dùng nước này súc miệng mỗi ngày. Kiên trì thực hiện nhiều ngày liền để thấy hiệu quả, khi áp dụng, không dùng nước trà xanh để qua đêm. 

5. Đu đủ – thực phẩm trị hôi miệng 

Đu đủ vị ngọt, tính hàn, giàu vitamin, rất tốt cho sức khỏe đường ruột. Sử dụng đu đủ đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng do các bệnh lý về tiêu hóa gây ra như trào ngược dạ dày thực quản, ợ chua. Bạn có thể bổ sung đu đủ vào thực đơn mỗi ngày bằng cách ăn đu đủ chín hoặc dùng nước ép đu đủ để giảm hôi miệng.

Đu đủ có thể cải thiện hôi miệng do trào ngược axit dạ dày
Đu đủ có thể cải thiện hôi miệng do trào ngược axit dạ dày

Ngoài ra, nước ép đu đủ còn được cho là có tác dụng phá hủy môi trường phát triển của vi khuẩn gây mùi, hỗ trợ làm sạch các mảng bám trên răng, giúp răng trắng sạch hơn. Bên cạnh ăn đu đủ chín trực tiếp hoặc uống nước ép đu đủ, dân gian còn có bài thuốc chữa bệnh bằng đu đủ như sau:

  • Nguyên liệu: 30g đu đủ, 6g hoắc hương
  • Cho 2 nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, thêm nước, đun với lửa mạnh
  • Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, tiếp tục đun khoảng 2 – 3 phút
  • Tắt bếp, lọc bỏ bã, chắt lấy nước súc miệng 3 lần/ngày
  • Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả. 

6. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có chứa một hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng nâng cao sức đề kháng, làm chắc răng lợi, ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn gây ra các vấn đề về răng miệng. Ngoài ra, vitamin C còn được cho là có thể tạo ra môi môi trường axit giúp bảo vệ, tạo điều kiện cho các lợi khuẩn phát triển từ đó loại bỏ các vi khuẩn có hại gây mùi hôi trong miệng.

Thiếu vitamin C cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề như chảy máu chân răng, viêm lợi. Các bệnh lý về răng miệng này cũng là yếu tố gây ra tình trạng hôi miệng ở nhiều người. Cung cấp đủ hàm lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa được một số vấn đề về răng miệng, giúp hơi thở được thơm mát, bớt mùi hôi khó chịu. Một số thực phẩm giàu vitamin C mà bạn có thể tham khảo như các loại rau lá xanh (cải xanh, cải xoăn, rau bina…), các loại trái cây (ổi, kiwi, dâu, đu đủ…). 

7. Hạt cây thì là

Hạt cây thì là giàu vitamin và khoáng chất, được biệt là vitamin B3, C, chất xơ, sắt, mangan, kali, canxi, magie… Thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị đầy hơi, suy giảm thị lực, khó tiêu, tăng huyết áp, hội chứng ruột kích thích. Hạt cây thì là có vị cay, không độc, có mùi thơm nên thường được sử dụng để khử mùi hôi và hỗ trợ điều trị một số vấn đề về răng miệng.

Hạt cây thì là được biết đến với công dụng khử mùi hôi miệng đáng kể
Hạt cây thì là được biết đến với công dụng khử mùi hôi miệng đáng kể

Ngoài ra, hạt cây thì là còn được biết đến với công dụng sát khuẩn, làm sạch khoang miệng. Nhai loại hạt này sẽ giúp tăng cường tiết nước bọt, từ đó hạn chế hoạt động của một số vi khuẩn có hại, trung hòa mùi hôi khó chịu ở miệng. Bạn chỉ cần lấy một ít hạt thì là sơ chế sạch, để khô rồi cho vào miệng nhai từ từ 5 – 10 phút để các tinh chất trong thì là tiết ra hết. Bạn cũng có thể kết hợp với bạch đậu khấu, đinh hương để hỗ trợ điều trị hôi miệng. 

8. Rau bina

Rau bina còn được gọi là rau bó xôi, rau chân vịt, một trong những loại rau được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng. Loại rau này có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là sắt, canxi, vitamin K.. có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp mắt sáng, ngừa thoái hóa điểm vàng, ngừa béo phì, giảm lượng đường trong máu, tốt cho xương và răng… 

Sở dĩ rau bina là thực phẩm được cho là có khả năng trị hôi miệng là vì loại rau này giàu polyphenol, vitamin C. Đây là những chất có tác dụng hỗ trợ phá hủy các hợp chất lưu huỳnh, nguyên nhân chính gây hôi miệng thường gặp. Rau bina cũng giúp cân bằng độ pH của cơ thể, ngăn ngừa mất nước, giảm mùi hôi miệng do khô miệng.

Bạn có thể thêm rau bina vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để hỗ trợ điều trị hôi miệng. Tuy nhiên, mặc dù được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng quá nhiều loại rau này có thể gây ra một số nguy cơ như vấn đề về dạ dày, hấp thu khoáng chất kém, thiếu máu do hàm lượng oxalate cao, sỏi thận, thay đổi khả năng đông máu… 

9. Quả mọng – thực phẩm trị hôi miệng nên thử

Các loại quả mọng như cherry, mâm xôi, việt quất, dâu tây… cũng được xếp vào nhóm thực phẩm trị hôi miệng mang đến nhiều hiệu quả bất ngờ mà bạn không nên bỏ qua. Các nghiên cứu phát hiện rằng, quả cherry có tác dụng loại bỏ mùi methyl mercaptan, một loại khí được tiết ra do các vi khuẩn có hại trong miệng phát triển.

Các loại quả mọng được đánh giá rất cao trong việc hỗ trợ điều trị hôi miệng
Các loại quả mọng được đánh giá rất cao trong việc hỗ trợ điều trị hôi miệng

Đồng thời, các loại quả mọng đặc biệt giàu polyphenol, một chất chống oxy hóa mạnh, rất tốt cho sức khỏe. Các loại quả mọng được Tổ chức Sức khỏe Răng miệng của Anh đánh giá là có thể ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây ra mảng bám trên răng từ đó làm giảm nguy cơ sâu răng. Các nhà nghiên cứu của Đại học Queensland cũng tiến hành thử nghiệm hiệu quả của nam việt quất, dâu tây và việt quất với các vi khuẩn trong khoang miệng. Kết quả là nam việt quất và việt quất có thể làm giảm lượng vi khuẩn có hại trong miệng đáng kể. 

Như vậy, có thể thấy rằng, quả mọng quả thật là thực phẩm trị hôi miệng mà bạn không nên bỏ qua. Bạn nên thêm các loại quả như việt quất, nam việt quất, mâm xôi, dâu tây… vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày. Có thể làm salad hoặc sử dụng như một món ăn vặt nhằm làm giảm lượng vi khuẩn trong miệng, chống lại mùi hôi do vi khuẩn gây ra. 

10. Kẹo cao su không đường

Nhai kẹo cao su không đường được cho là rất tốt cho sức khỏe răng miệng. Việc nhai loại kẹo này không chỉ giúp trung hòa axit mà còn làm tăng dòng chảy của nước bọt, giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám trên răng, làm tăng lớp phủ bảo vệ men răng và giảm nguy cơ sâu răng. Việc nhai kẹo cao su sẽ tạo ra nhiều nước bọt, từ đó ngăn ngừa, hạn chế sự xuất hiện của các vi khuẩn gây mùi trong miệng.

Theo một nghiên cứu tại Đại học Illinois Chicago, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng, kẹo cao su không đường có thể giúp làm giảm vi khuẩn và cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hôi đáng kể. Không chỉ thế, nó còn giúp trung hòa axit dạ dày, làm giảm cảm giác nóng rát khó chịu ở ngực hoặc dạ dày do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Ngoài ra, đây còn là phương pháp để giảm ù tai, tăng cường chức năng nhận thức, giảm căng thẳng, mệt mỏi… 

Một số lưu ý khi dùng thực phẩm trị hôi miệng

Khi sử dụng các thực phẩm trị hôi miệng mà chúng tôi đã đề cập, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Các loại thực phẩm kể trên mặc dù được đánh giá cao trong hiệu quả hỗ trợ điều trị hôi miệng, tuy nhiên chúng chỉ là thực phẩm, tác dụng thường chậm và không đáng kể. Bạn chỉ nên áp dụng như một phương pháp hỗ trợ, không nên quá kỳ vọng và các thực phẩm này.
  • Mặc dù có chứa các thành phần, hoạt chất trị hôi miệng nhưng hàm lượng trong thực phẩm tương đối nhỏ, do đó không thể mang đến hiệu quả tức thì như bạn mong muốn được. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng các thực phẩm này quá nhiều trong một ngày để tránh gây ra những vấn đề không tốt về tiêu hóa. 
  • Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm vào chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ điều trị hôi miệng, bạn cần xác định được nguyên nhân gây hôi miệng của mình. Nếu là nguyên nhân khách quan như ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều lưu huỳnh thì tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện. Nếu do thói quen hút thuốc lá, do bệnh lý về răng miệng, tiêu hóa thì phải giải quyết tận gốc vấn đề mới có thể khiến chứng hôi miệng của bạn biết mất. 
  • Bạn cũng nên thay đổi thói quen chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe răng miệng như thường xuyên cải răng, làm sạch lưỡi, dùng nước súc miệng và các loại kẹo ngậm… 

Trên đây là một số thực phẩm trị hôi miệng hiệu quả, được nhiều người biết đến và đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu khoa học mà bạn có thể tham khảo. Những thực phẩm này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị hôi miệng, không thể trị dứt điểm tình trạng này. Do đó, tốt nhất là bạn nên tìm răng nguyên nhân gây hôi miệng của mình để có phương pháp điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:46 - 03/07/2023 - Cập nhật lúc: 09:46 - 04/07/2023
Chia sẻ:
Trị hôi miệng bằng nước muối như thế nào cho đúng?

Biện pháp trị hôi miệng bằng nước muối có tác dụng khử mùi hôi, loại bỏ mảng bám và vi…

Viêm họng hạt có gây hôi miệng không? Viêm Họng Hạt Có Gây Hôi Miệng Không? Xử Lý Thế Nào?

Viêm họng hạt là căn bệnh được phát triển từ viêm họng mãn tính gây ra những ảnh hưởng tiêu…

hở van tim có bị hôi miệng không là thắc mắc chung của nhiều người Hở Van Tim Có Bị Hôi Miệng Không? Biện Pháp Khắc Phục

Hở van tim là bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng như đau thắt ngực, mệt mỏi, thở dốc, khó…

Vi Khuẩn HP Có Gây Hôi Miệng Không? Khắc Phục Sao? Vi Khuẩn HP Có Gây Hôi Miệng Không? Khắc Phục Sao?

"Vi khuẩn Hp có gây hôi miệng không?" là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo nhận định…

Ký sinh trùng gây hôi miệng Ký Sinh Trùng Gây Hôi Miệng – Thực Hư Đúng Hay Sai?

Ký sinh trùng gây hôi miệng là một trong những thông tin nổi trội trên các diễn đàn về sức…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua