Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu là do đâu?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Viêm đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp. Những biểu hiện đau nhức này không chỉ khiến bà bầu khó chịu mà còn làm cho chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. 

Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu
Phụ nữ mang thai thường có dấu hiệu đau khớp háng

Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dương thống kê và cho biết, có khoảng 85% phụ nữ mang thai bị viêm đau khớp háng trong suốt giai đoạn đầu của thai kỳ. Mặc dù đây là tình trạng rất phổ biến nhưng nó cũng khiến cho không ít thai phụ lo lắng.

Tìm hiểu thêm: Viêm khớp háng là gì? – Tổng quan về bệnh và cách điều trị

Nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu

Đau khớp háng ở bà bầu là dấu hiệu rất bình thường ở phụ nữ mang thai. Theo lý giải của các bác sĩ sản khoa bệnh viện Từ Dũ, đau khớp háng ở 3 tháng đầu thai kỳ là biểu hiện của sự thay đổi trong cơ thể hoặc do một số nguyên nhân sau:

1 – Thay đổi cân nặng đột ngột

Khi bước vào giai đoạn thai kỳ, cơ thể người mẹ bắt đầu có nhiều thay đổi. Trong đó, cân nặng là yếu tố có nhiều biến đổi nhất trong suốt thai kỳ. Cơ thể tăng cân tự nhiên cùng với sự phát triển của thai nhi gây nên một áp lực lớn lên khớp háng, khớp gối và khiến cho đầu sụn khớp bị tổn thương. 

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Triệu chứng đau khớp háng ở bà bầu thường kéo dài cho đến khi sinh con, bởi càng ngày thai nhi càng phát triển nhanh và khó kiểm soát được cân nặng. Mặt khác, các biểu hiện viêm đau khớp háng sẽ ngày càng nghiêm trọng và dai dẳng hơn khi mẹ bầu tăng cân nhanh hoặc không có biện pháp khắc phục.

2 – Vận động quá sức

Đứng lên, ngồi xuống, đi lại hoặc vận động nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai. Bởi lúc này, khớp háng phải chịu một lực ép từ thân trên và tạo nên một áp lực ở vùng khớp háng khiến cho khớp háng mỏi hoặc đau nhức. Hơn nữa, khi bà bầu vận động thì vùng xương chậu hay tử cung cũng bị tác động bởi sức ép từ thân trên nên cũng bị đau nhức và lan rộng xuống khớp háng.

Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu là do đâu?
Làm việc, vận động quá sức cũng là nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu

3 – Thiếu canxi

Thông thường, vào giai đoạn thai kỳ cơ thể phụ nữ bị thiếu hụt lượng lớn canxi để nuôi dưỡng một cơ thể mới. Cung cấp không đủ canxi cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp háng khi mang bầu 3 tháng đầu tiên. Bởi vì, để phát triển thai nhi phải lấy lượng lớn canxi từ cơ thể mẹ và điều này làm cho hệ thống xương khớp của người mẹ trở nên suy yếu, dễ bị đau nhức bởi hệ thống xương khớp có kết cấu lỏng lẻo.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết để hình thành khung xương. Vì vậy, ở giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và cung cấp đủ lượng canxi bằng cách ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa, xương ống,…

4 – Thay đổi nội tiết tố

Một vài nghiên cứu mới đây cho thấy, cơ thể phụ nữ mang thai có khả năng sản sinh Relaxin – một loại hormone có khả năng nới lỏng và làm mềm mô liên kết. Một số dây chằng tại vị trí khớp xương chậu sẽ được nới lỏng, co giãn và tạo điều kiện thuận lợi cho xương chậu mở rộng khi có dấu hiệu sinh. Đồng thời đó, hormone Relaxin còn giúp cho các khớp xương trở nên linh hoạt, giúp thai nhi dễ dàng di chuyển hơn trong dạ con. Chính vì những biến đổi đột ngột này đã khiến cho khớp háng trở nên yếu dần và dễ bị tổn thương, đau nhức trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu có thực sự nguy hiểm?

Hiện tượng viêm đau khớp háng khi mang bầu có thể là biểu hiện của một số biến đổi trong cơ thể hoặc cũng có thể là do một số bệnh lý về xương khớp. Ở thời kỳ mang thai, hầu như người mẹ nào cũng phải trải qua không ít những biến đổi mệt mỏi, khó chịu. Những thay đổi này có thể là biểu hiện tiềm ẩn của một số bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bà bầu nên thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn khắc phục đúng cách. 

Bác sĩ đang online. Hỏi ngay bác sĩ

Một số lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu bị đau khớp háng

Các chuyên gia khuyến khích thai phụ hạn chế làm việc nặng nhọc, đi lại nhiều và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi trong 3 tháng đầu tiên. Ngoài ra, chị em cũng cần lưu ý đến một số giải pháp khắc phục sau đây để cải thiện triệu chứng.

  • Chườm nóng

Đa số các trường hợp mang thai đều không được khuyến khích sử dụng thuốc điều trị bệnh, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, để làm giảm triệu chứng đau nhức, chị em có thể chườm ấm để tăng cường lưu thông máu ở khớp háng, làm giãn cơ và cải thiện nhanh cơn đau. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ giúp cải thiện cơn đau tạm thời.

  • Dành thời gian để nghỉ ngơi

Bà bầu nên dành nhiều thời gian để nằm nghỉ, vì như vậy sẽ giúp làm giảm áp lực của bụng bầu đối với khớp háng. Nhờ vậy mà khớp háng được thả lỏng, bớt đau nhức hơn.

  • Duy trì vận động đúng cách

Phụ nữ mang thai bị đau khớp háng nên hạn chế vận động, nếu có đi lại thì cần phải đi đứng nhẹ nhàng, không ngồi xổm hoặc ngồi lâu ở một tư thế. Ngoài ra, chị em có thể tham khảo và áp dụng một số bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với phụ nữ mang thai.

Chăm sóc bệnh nhân đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu
Bài tập dành cho bệnh nhân đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và hệ thống xương khớp của phụ nữ mang thai. Để phòng ngừa đau khớp háng khi mang thai, chị em nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ nước và cung cấp đủ lượng canxi cần thiết. 

Ngoài ra, khi có dấu hiệu đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ chị em nên thăm khám chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý chẩn đoán và sử dụng thuốc điều trị viêm đau khớp háng tại nhà tránh gây hại đến sức khỏe.

  • Sử dụng bài thuốc Y học cổ truyền điều trị dứt điểm cơn đau, phục hồi vận động, ngăn tái phát:

Nhanh tay liên hệ ngay tới các chuyên gia xương khớp đầu ngành để được giải đáp và tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất!

Bạn muốn tìm hiểu thêm: Làm sao để giảm đau khớp háng khi mang bầu?

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 08:53 - 25/04/2023 - Cập nhật lúc: 22:39 - 26/04/2023
Chia sẻ:
Bệnh viêm khớp háng có nguy hiểm không?
Một trong những thắc mắc được nhiều bệnh nhân đưa ra là Bệnh viêm khớp háng có nguy hiểm không?…
Quốc dược Phục cốt khang: Liệu pháp hoàn chỉnh DỨT ĐIỂM viêm đa khớp chỉ sau 1 liệu trình
Hiện nay có rất nhiều người bệnh viêm đa khớp tìm tới phương pháp điều trị Y học cổ truyền…
Trung tâm Thuốc dân tộc tiếp nhận điều trị thoát vị đĩa đệm cho Nghệ sĩ Phú Thăng
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc tiếp nhận điều trị thoát vị đĩa đệm cho Nghệ…
mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn bị đau Tại sao mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau? Cần làm gì?
Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau là tình trạng khiến nhiều người lo lắng. Cơn đau xuất hiện…
Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu là do đâu?

Viêm đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp.…

Viêm khớp háng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp háng là bệnh xương khớp khá thường gặp. Triệu chứng viêm khớp háng gây đau đớn, ảnh hưởng…

viêm khớp háng ở trẻ em Viêm khớp háng ở trẻ em và các phương pháp điều trị

Viêm khớp háng là bệnh lý xương khớp thường gặp ở đối tượng người trung niên và người già. Tuy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua